Địa lý kinh tế xã hội vùng Đông Bắc - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Địa lý kinh tế xã hội vùng Đông Bắc



I. Khái quát chung: 2
• Tự nhiên: 2
• Dân cư xã hội: 3
1. Cao Bằng: 5
2. Bắc Kạn: 6
3. Lạng Sơn: 7
4. Thái Nguyên: 9
5. Hà Giang: 11
6. Tuyên Quang: 12
II. Tài nguyên du lịch : 13
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên : 13
1. Cao Bằng 14
2. Bắc Kạn 15
3. Lạng Sơn 17
4. Thái Nguyên 18
5. Hà Giang 18
5. Tuyên Quang 20
B. Tài nguyên du lịch nhân văn 21
III. Hệ thống nhà hàng , khách sạn và cơ quan cung ứng du lịch: 25
A.Hệ thống nhà hàng, khách sạn 25
CAO BẰNG 25
BẮC KẠN 28
LẠNG SƠN 29
THÁI NGUYÊN 30
HÀ GIANG 34
B. Cơ quan cung ứng du lịch 38
1.CAO BẰNG 38
2.BẮC KẠN 38
3.LẠNG SƠN 39
4. THÁI NGUYÊN 39
5.HÀ GIANG 40
6.TUYÊN QUANG 40
IV.Hoạt động du lịch 40
V. Nhận xét 43
VI. Kiến nghị 44
Trong bài có sử dụng nguồn tài liệu tham khảo từ : 45
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các vùng, có thể chia làm 3 vùng. Trong đó có sông Lô có khả năng vận tải tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.
Hành chính : Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn. Trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm trong sâu trong nội địa, các xa các trung tâm kinh tế thương mại của cảc nước.
Tài nguyên du lịch :
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên :
Tiểu vùng du lịch Đông Bắc là một nơi giàu tiềm năng. Với địa hình đồi núi là chủ yếu, xen lẫn là các cao nguyên, thung lũng đã tạo cho vùng nhiều cảnh quan hùng vĩ : Tây Côn Lĩnh, Mẫu Sơn,... Đây còn là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người với những bản sắc văn hoá riêng, đặc sắc hấp dẫn với du khách. Đây còn là nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử như : an toàn khu ATK, thủ đô kháng chiến, cây đa Tân Trào... có ý nghĩa lớn trong du lịch. Du khách đến với nơi đây sẽ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh tự nhiên tráng lệ ngoạn mục với các hang động kỳ bí, thác nước cuồn cuộn, những giếng nước ngầm trong vắt mát lạnh, hay không khỏi xao xuyến trước những mặt hồ gợn sóng, những con suối uốn mình mang vẻ đẹp hữu tình...
1. Cao Bằng
Thác Bản Giốc – thác nước được mệnh danh là đẹp nhất Việt Nam, nằm ở địa phận xã Đàm Thuỷ huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
Thác cao 30m, rộng 300m với nhiều tầng thác lớn nhỏ khác nhau. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan, những đàn trâu bò ung dung gặm cỏ làm cho cảnh sắc càng thêm sinh động.
Do địa hình núi non hiểm trở lại là điểm cực Bắc của Tổ Quốc nên đã hạn chế hoạt động du lịch ở nơi đây.
Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác Bản Giốc, dài khoảng 3 km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam.
Động này tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới khác với rất nhiều hình thù được tạo nên từ thạch nhũ như cây rừng, súc vật, con người... Cảnh đẹp của Ngườm Ngao trải khắp chiều sâu của động. Theo số liệu khảo sát của Đội khảo sát Hoàng gia Anh năm 1995 thì động có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Bản Thuôn. Giữa hang có 1 hồ nước trong vắt, mát lạnh được soi rõ bởi một khoảng sáng chiếu xuống từ trên đỉnh núi – đó là giếng Tiên.
Hồ Thang Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng 25km, hồ hình thoi, chiều rộng khoảng 3000m, chiều dài hơn 1000m, gồm 36 hồ đẹp trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét với những hàng cây xanh vươn mình trên vách đá cheo leo, soi bóng xuống mặt nước xanh ngát, uốn vòng theo lòng thung lũng mấp mô những mỏm đá ngầm, hàng ngày vẫn có hai đợt thủy triều lên xuống.
Hiện nay Hồ Thang Hen đã có nhà nghỉ, và đang được tỉnh quan tâm, đầu tư, xây dựng trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ mát lý tưởng. Vào mùa nước lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn trong xanh. Bên cạnh hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi trông rất ngoạn mục.
2. Bắc Kạn
Hồ Ba Bể một danh thắng thiên nhiên kỳ thú được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm từ cuộc kiến tạo lục địa Ðông Nam Á cuối kỷ Camri. Người vùng cao coi đây như biển cả, gọi tên các hòn núi trong hồ là đảo: đảo An Mã, Bà Ngoã...
 Diện tích của hồ vào khoảng 500 héc ta, với độ cao so với mặt nước biển khoảng 150m, độ sâu trung bình là 25m, sâu nhất tới 35m. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Bên cạnh hồ Ba Bể còn có hàng chục điểm du lịch hấp dẫn như động Puông có sông Năng chảy qua núi đá vôi, thác Ðầu Ðẳng, gò An Mã, đảo Bà Ngoã ở giữa hồ, Ao tiên trên núi, động Nả Phòng. Mỗi danh thắng đều có lịch sử và truyền thuyết riêng.
 Hồ Ba Bể cách Hà Nội 200 km. Đây là hồ nước thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.
Hồ Ba Bể nằm trong quần thể vườn quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch kỳ thú như hang Dơi, động Puông...
Vườn quốc gia Ba Bể thuộc địa phận huyện Ba Bể, gồm diện tích đất xã Tam Mẫu, một phần các xã Khang Ninh, Cao Thượng và Cao Trĩ. Đây là di sản thiên nhiên quý, có diện tích quản lý 7610 ha. Tài nguyên sinh vật ở đây có khoảng 603 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó 10 loài có tên trong sách đỏ, 38 loài thú đặc biệt là các loài voọc mũi hếch ;332 loài bướm ; 14 loài bò sát và lưỡng cư ; 54 loài cá nước ngọt.
Vườn quốc gia Ba Bể đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch sinh thái với 3 loại hình hấp dẫn du khách : du lịch truyền thống, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm. Cùng thắng cảnh hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên đẹp của nước ta đang đựơc bảo vệ, khai thác phục vụ nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu.
Ngoài ra, khi đến Bắc Kạn còn có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Nàng Tiên, thác Nà Đăng...
3. Lạng Sơn
Nằm ở độ cao trung bình 800 - 1.000m so với mặt biển, có tổng diện tích hơn 10.470ha, Mẫu Sơn là một nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm là 15oC, mùa đông nhiệt độ có thể xuống dưới 20oC, có lúc tuyết phủ trắng hai đỉnh núi lớn là Phìa Phò (núi Cha) và Phìa Mè (núi Mẹ). Mẫu Sơn gần như nằm trong sương mù quanh năm, tại đây vẫn còn giữ được 5.380ha rừng, trong đó có hơn 1.540 ha rừng nguyên sinh.
Động Tam Thanh - Lạng Sơn :
Động Tam Thanh nằm sát thị xã Lạng Sơn gồm có 3 động: Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh. Nổi tiếng nhất là động Tam Thanh ở phía Tây phố Kỳ Lừa, trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về phía Đông cao chừng 8 m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ( 1726- 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Ngô Thì Sĩ cũng là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn. Động Nhị Thanh khá rộng có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca.
Khu danh thắng Hang Gió: Ở phía Tây Bắc bản Sao Thượng thuộc huyện Chi Lăng, cửa chính vào hang ở phía Đông của dãy Mai Sao. Đây là hang động có quy mô lớn chiều dài hàng trăm mét, rộng 50- 70 m. Hang có 4 tầng và bên trong hang có nhiều hình thù kì thú, các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể coi như thiên đình nơi hạ giới.
Không những thế, khi đến với Lạng Sơn, du khách còn biết đến bến đá Kỳ Cùng, hang động chùa Tiên và giếng Tiên, những con suối ở Lộc Bình…
Chếch về...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status