Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương



MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH 2
1. Vị trí địa lý 2
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 3
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4
1. Địa hình 4
2. Khí hậu 5
3. Tài nguyên đất 6
4. Về tài nguyên nước 8
5. Tài nguyên khoáng sản 10
6. Về tài nguyên rừng 11
III. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN 12
1. Dân số 12
2. Lao động và việc làm 12
3. Giáo dục – y tế 14
VI. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH 16
1. Nhận định chung 16
2. Về cơ cấu theo thành phần kinh tế 17
3. Về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 18
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 18
1. Về nông, lâm ngư nghiệp 18
2. Thành tựu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt được 25
3. Công nghiệp 26
3. Dịch vụ 32
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 37
1. Trong nông, lâm ngư nghiệp 37
2. Trong công nghiệp 38
3. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc 39
VI. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Song mức tăng dân số ở khu vực thành thị và nông thôn có sự khác nhau, xu hướng chung là tốc độ gia tăng ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, mức chênh lệch giữa hai khu vục trên là 0,5% và chênh lệch chủ yếu ở tỉ xuất sinh. Trong những năm tới, Bình Dương cần tăng cương chính sách chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống giảm mức sinh ở khu vực này.
2. Lao động và việc làm
Do kết cấu dân số trẻ nên nguồn lao động Bình Dương tương đối dồi dào và gia tăng khá nhanh. Số người trong độ tuổi lao động năm 1997 là 348.424người, chiếm 51,3% dân số của tỉnh. Đến năm 2002 số người trong độ tuổi lao đọng là 509.700 người, chiếm 62,9%. Tỉ lệ dân số có khả năng lao động cao và chiếm 98% tổng số dân trong độ tuổi lao động. Đây là một lợi thế của tỉnh trong việc đảm bảo nhu cầu lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chất lượng lao động trẻ từ 15 – 35 chiếm trên 64,8% , cao hơn mức trung bình của cả nước ( 50,2% ) và Đông Nam Bộ ( 50,9% ). Lực lượng lao đọng trung niên 34 - 35 tuổi chiếm 31,6%, và lực lượng lao động cao tuổi 54 - 55chiếm 3,6%. Đây là một trong những lợi thế của tỉnh trong việc nâng cao trình độ của người lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật của Bình Dương tăng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1997, chỉ có 12,1% lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Năm 2002 tỉ lệ này tăng lên 32% ( trong khi cả nước 19% và Đông Nam Bộ 30% ). Trong 5 năm, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng 20%.
Là tỉnh có tốc độ phát tiển công nghiệp cao, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh. Tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 21,8% năm 1997 ( 57,9% )xuống còn 35,2% năm 2002, thấp hơn nhiều so với cả nước 60,9%.Tỉ lệ lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng 26% ( 1997 ) lên 44,2% năm 2002.Tỉ lệ lao động dịch vụ tăng từ 16,1% năm 1997 lên 20,7% năm 2002. Bình Dương là tỉnh có diện tích và dân số thuộc loại nhỏ so với cáctỉnh trong vùng và trong cả nước, song mật độ dân số trung bình năm 2002 là 301 người / km2, cao hơn mức trung bình của cả nước, nhưng vẫn thấp hơn mật độ trung bình của vùng Đông Nam Bộ. Trên địa bàn tỉnh, dân cư phân bố không đều giã các huyện thị. Sự chênh lệch mật độ dân số giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất là 15 lần. Dân cư tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Nam, giáp thành phố Hồ Chí Minh vàtỉnh Đồng Nai. Mật độ dân số các huyện Dĩ An , Thuận An và thị xã THủ Dầu Một dao động từ 1600-2000 người/ km2, gấp 5 - 6 lần mật độ trung bình toàn tỉnh.Trong khi đó một số huyện còn lại như Phú Giáo… dân cư thưa thớt hơn chỉ khoảng 120 người/ km2 – 200 người/ km2.
Là một trong những tỉnh có có tốc độ phát triển công nghiệp cao trong cả nước, tỉ lệ dân thành thị Bình Dương tăng lên khá cao trong những năm gần đây. Năm 2002 tỉ lệ dân thành thị của tỉnh tăng và đạt 29,6% cao hơn mức trung bình của cả nước 25,1%. Như vậy mức độ đô thị hoá của tỉnh đạt 1,8% năm nơi có tỷ lệ dân thành thị cao nhất là thị xã Thủ Dầu Một 63,6% sau đó là huyện Thuận An ( 36,6% ). Đó Là những huyện thị phát triển công nghiệp mạnh và đô thị hoá nhanh .
Bình Dương có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống Pháp với chiến khu D đã đi vàolịch sử như một thành trì kiên cố của vùng Đông Nam Bộ .Qua chín năm kháng chiến chống Pháp, chiến khu D đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về bảo vệ an toàn cán bộ và nhân dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ trước sự tấn công tìm diệt của kẻ thù, đồng thời cũng dáng cho chúng những trận đòn chí tử. Truyền thống lịch sử của Bình Dương còn được biết đến cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An và công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào chống pháp của nhân dân cả nước. Địa đạo Tây Nam được xây dựng trên địa bàn huyện Bến Cát sau phong trào Đồng Khởi năm 1960, với chiều dài 70km là một chứng tích lịch sử truyền thống cách mạng kiên cường, thông minh, sáng tạo của nhân dân tỉnh Bình Dương trong kháng chiến... Phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ đi trước, ngày nay Bình Dương đang tập trung sức lực cho phát triển kinh tế xã hội, nhằm nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp vao công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của cả nước.
3. Giáo dục – y tế
Giáo dục với phương châm coi sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, công tác giáo dục của Bình Dương trong những năm qua đã phát triển khá mạnh. Về giáo dục phổ thông đến nay Bình Dương đã hình thành hệ thống các trường mầm non, tiểu học và trung học chuyên nghiệp ở moi xã phường thị trấn. Mạng lưới các trường, lớp các ngành học đã phát triển rộng khắp ở các xã phường trong tỉnh, cả vùng sâu vùng xa, đáp ứng nhu cầu giáo dục trên từng địa bàn. Qui mô các trường tất cả các cấp học đều tăng. Năm học 2002 - 2003, tổng số trường trên địa bàn tỉnh là 276, trong đó có 86 trường mầm non , 116 trường tiểu học, 44 trường trung học cơ sở và 30 trường trung học phổ thông. Hệ thống ngoài công lập có 13 trường bán công, 2 trường dân lập và 1 trường mầm non tư thục… Qua các năm học số giáo viên đứng lớp ngày càng tăng và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Về giáo dục trung học chuyên nghiệp, năm 2002 Bình Dương có 5 trường với 120 giáo viên và 3.402sinh viên. Đối với giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp có 2 trường trung ương và một trường địa phương với 267 giáo viên và 5.345 sinh viên.
Nhìn chung, ngàng giáo dục Bình Dương được coi trọng, đầu tư mạnh mẽ, đã đạt được kết quả to lớn và có bước phát triển mới trên nhiều mặt. Bình Dương là một trong số các tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông sớm nhất cả nước.
Y tế: Chăm sóc và cải thiện sức khoẻ cộng đồng được sác dịnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương. Đến năm 2002 toàn tỉnh có 9 bệnh viện và 3 phòng khám đa khoa, 79 trạm y tế xã, với 1.326 giường bệnh, đạt tỉ lệ 16 giường/ vạn dân. Đến năm 2002, 100% các xã phường thị trấn đều có trạm y tế với trang thiết bị đảm bảo cho việc cấp cứu và khám bệnh, điều trị hệ thồng y tế tỉnh còn có 1 trường trung học y tế, phòng giám định y khoa và một công ty dược vật tư y tế .
Về lực lượng cán bộ, đến năm 2002, toàn tỉnh có 1625 cán bộ ngành y, trong đó bác sỹ là 354 người chiếm 21,8%, bình quân 4,37 bác sỹ/ vạn dân. Số còn lai gồm 492 y sỹ, kĩ thuật viên, 568 y tá và hộ lí. Tỉ lệ xã có bác sỹ đạt 54,4% tăng 14% so với năm 2001. Trong ngành dược Bình Dương có 54 dược sỹ cao cấp, 190 dược sỹ trung cấp và 127 dược tá. Công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng được tăng cường. Vì thế tỉ lệ suy dinh dưỡng đến nay thấp chỉ còn 12,67%.
Trong chiến lược phát triển 2005 - 2010, Bình Dương đặt ra 3 mục tiêu chính: xã hội hoá hoạt động y t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status