Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội các nước thuộc khu vực Caribê - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội các nước thuộc khu vực Caribê



MỤC LỤC
 
Trang
Mở đầu 2
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Vị trí địa lí và các nước trong khu vực 2
- Tài nguyên thiên nhiên 4
- Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên 6
Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực 7
Các ngành kinh tế chính 7
+ Công nghiệp
+ Nông nghiệp
+ Du lịch
+ Dịch vụ và ngân hàng
Mọt số vấn đề kinh tế phải đối mặt 12
Giới thiệu nền kinh tế của một số quốc gia 13
Cu Ba
Bahama
Triniđat và Tôbagô
Vênêxuêla
Các chỉ số GDP, GNP, HNI 15
Vấn đề môi trường 16
- Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng 16
Ngôn ngữ
Giáo dục
Y tế
Văn học
Tôn giáo
- Xu thế và triển vọng trong bối cảnh quốc tế 20
Kết luận 20
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ải rác từ Vơcgin đến Triniđat.
* Caribê cũng có vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị. Một số hòn đảo nằm trên tuyến đường thương mại lớn hay cầu nối trên biển trung Mĩ và Nam Mĩ. Caribê chính là điểm giao lưu của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ, phía Bắc giáp Hoa Kì (qua eo Flariđa), phía Tây giáp Mêhicô (qua eo Yucatan), phía Nam giáp Vênêxuêla.
* Các nước trong khu vực:
1. Antigoa & Bacbuđa. Thủ đô: Xen Giôn, diện tích 442km2.
2. Bacbađôt, Thủ đô: Britagiơtao, diện tích 430km2.
3. Bahama, Thủ đô Natxô, diện tích 13.939 km2.
4. Cuba, Thủ đô: La Habana, diện tích 110.860 km2.
5. Đôminica, Thủ đô: Rôdơ, diện tích 751 km2.
6. Đôminicana, Thủ đô: Xantô Đômingô, diện tích 48.421 km2.
7. Grênađa, Thủ đô: Xen Gioocgiet, diện tích 344 km2.
8. Haiti, Thủ đô, Po ô Pranh, diện tích 27.750 km2.
9. Hamaica, Thủ đô: Kinxtơn
10. Triniđat & Tôbagô, Thủ đô: Poop Xpên, diện tich 5130km2.
11. Xanta Luxia, Thủ đô : Caxtri
12. Xenkit & Nêrit, Thủ đô: Baxto
13. Xen Vinxen & Grênađin, Thủ đô: Kinxtao
Ngoài ra còn có các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của một số nước châu Âu và châu Mĩ như QĐ. Tuôc & Caicôt, QĐ. Vơcgin, Đ. Anguila (Anh), Đ. Goađơlup, Đ. Mactinic (Pháp), Đ. Pueđô Ricô (Hoa Kì)… riêng Vênêxuêla là nước thuộc Nam Mĩ nhưng lại ở ven biển Caribê nên cũng có thể xem là thuộc khu vực Caribê.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
* Khí hậu: sự khác nhau về cường độ và độ dài hàng năm của mùa mưa thể hiện sự đa dạng theo vùng khí hậu của quần đảo. Tất cả các nước vùng Caribê đều có đặc điểm là khí hậu nhiệt đới, mang tính chất hải dương, nóng ẩm, mưa tương đối lớn, chịu ảnh hưởng của gióa mậu dịch ôn hòa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Các cơn bão nhiệt đới thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 và tháng 12.
* Đất, địa hình: Quần đảo Ăngti là những hòn đảo núi lửa, đặc điểm địa chất nổi bật là có những đoạn đứt gãy sâu. Địa hình chủ yếu của các nước trong khu vực là đồi núi thấp, ngoài ra còn có những vùng khá bằng phẳng, có cấu tạo dạng san hô. Trong cơ cấu sử dụng đất thì đất trồng trọt chiếm tỉ lệ không cao, chủ yếu là đất cho các hoạt động dịch vụ và thổ cư.
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất ở một số nước Caribê (tỉ lệ %) năm 1987.
Nước
Đất trồng cây
Đất canh tác
Đồng cỏ
Rừng
Đất khác
Cuba
23
6
23
17
31
Haiti
20
13
18
4
45
Đominica
23
7
43
13
14
Bahamas
1
0
0
32
67
* Các núi chính, sông chính: là các dạng đảo nên khu vực Caribê không có các dãy núi đồ sộ như trong lục địa. Điển hình trong khu vực lại chính là các núi lửa, nhất là ở cánh cung các đảo Antiles nhỏ, chẳng hạn như ở Goađơlup (núi Suphi), ở Mactinic (núi Pelee)… sông ngòi phong phú song phần lớn là sông ngắn, nhỏ.
* Khoáng sản: Caribê có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào, một số loại có trữ lượng lớn, đặc biệt là khoáng sản kim loại. Ví dụ: Boxit (Giamaica, Haiti), Niken, Bôxit, vàng, bạc (Đôminica); Coban, Niken, sát, đồng, mangan (Cuba), muối (ở hầu hết các nước). Đặc biệt, nguồn tài nguyên dầu mỏ đang rất có tiềm năng, nhất là ở Triniđat & Tôbagô.
* Tài nguyên biển: Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển hay được biển bao bọc. Đường bờ biển dài là một trong những lợi thế nhằm khai thác hiệu quả các loại tài nguyên biển.
Bảng 2: Độ dài đường bờ biển của một số nước Caribê (km)
Cuba
Haiti
Jamaica
CH Đôminica
Bahamas
Grenađa
3735
1771
1022
1288
3542
121
Biển Caribê là biển nóng ấm, giàu ánh sáng và oxi, độ mặn trung bình, lại là nơi gặp gỡ của nhiều dòng hải lưu nên cá tôm dồi dào và đa dạng. Biển có nhiều loại cá ngon và quý, một số loại có trữ lượng lớn và giá trị cao. Ngoài ra còn có các loại đặc sản biển như đồi mồi, sò, ốc, rùa biển…
Các loại khoáng sản biển chủ yếu là dầu mỏ, muối… ngoài ra còn có sắt, bôxit,… ở thềm lục địa.
Đường bờ biển dai, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, là cơ sở để xây dựng các cảng biển, hình thành các tuyến giao thông biển.
Đặc biệt, biển Caribê trong xanh, sánh năng chan hòa, bãi cát đẹp, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá đối với các nước vùng Caribê.
3. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên.
a. Các tác động thuận lợi.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện quan trọng cho các hoạt động trồng trọt, tạo điều kiện cho cây cối sinh trưởng và phát triển quanh năm. Khí hậu nóng ẩm cũng góp phần tạo ra một thiên nhiên phong phú, đa dạng, tươi đẹp, có sức hút đối với du lịch.
Đất đai được tạo nên trên các dạng dung nham phun trào nên nhìn chung là màu mỡ. Địa hình phần lớn là đồi núi tạo ra một cảnh quan tương đối hùng vĩ.
Nguồn khoáng sản dồi dào là nguồn lợi xuất khẩu quan trọng của nhiều nước Caribê. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các ngành công nghiệp, giảm chi phí nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Nguồn tài nguyên biển giàu có là cơ sở để xây dựng các ngành kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông biển, du lịch biển…
Vị trí địa lí chiến lược cũng là lợi thế để các nước vùng Caribê mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, trước hết là với các nước Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
b. Các tác động bất lợi.
Những đợt gió Tây kèm theo những luồng gió biển đến từ xích đạo với không khí á nhiệt đới quá nóng, đôi khi gây ra những cơn bão hoành hành. Những cơn bão nhiệt đới này có sức tàn phá ghê gớm, để lại hậu quả rất nặng nề. Ví dụ: cơn bão Hugo tháng 9/1989 đã tàn phá nhiều đỏa ở Caribê, nhất là đảo Guadelup, Haiti là đất nước nằm ở trung tâm các cơn bão.
Động đất và núi lửa cũng đã tạo nên những thảm họa ở thủ đô Po o Pranh (Haiti), Kinrtơn (Jamaica)…
Kiểu khí hậu “trong gió” và “ngoài gió” với một bên nhiều mưa và một bên khô hạn rất đặc trưng ở các vùng đồi núi. ở Caribê có những thời kì hạn hán nghiêm trọng (ở Cuba 1986, 1988) còn mùa đông nhiều đợt lạnh tràn xuống tận cánh cung đảo.
Kiểu khí hậu nhiệt đới đôi khi còn gây ra các thảm họa cháy rừng (ở Jamaica, Haiti), ngập lụt (Haiti…).
II. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa.
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực.
a. Các ngành kinh tế chính.
* Nông nghiệp, chủ yếu là trồng cây ở các trang trại. Cà phê và mía đường là hai loại cây chính. Ngoài ra còn có thuốc lá, ca cao, dứa, chuối, gạo, ngô… chăn nuôi ít phát triển, chỉ dó cừu, lợn (Bahamas), một số gia súc (Cuba). Nhìn chung các nước Caribê phụ thuộc về lương thực. Tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP không ngừng giảm, trừ ở Haiti.
* Công nghiệp: Những ngành công nghiệp nhỏ được chú trọng. Nhiều nước đã phát triển một số ngành công nghiệp gắn với tài nguyên như chế biến Bôxit ở Jamaica (là nước sản xuất bôxit hàng đầ trong thời gian gần đây), khai thác và lọc dầu ở Triniđạt và Tobago (gồm chế biến một phần dầu thô khai thác ở Vênêxuêla).
Bảng 3: Các ngành công nghiệp chỉnh ở một so nước Caribê.
Nước
Ngành công nghiệp chính
Cuba
Sản xuất đường, lọc dầu, chế biến thực phẩm, dệt, hóa chất, giấy, gỗ, kim loại, xi măng
Haiti
Tinh chế đường, dệt, xi măng, khai thác bôxit
Jama...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status