Khổng giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Khổng giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội Việt Nam



PHỤ LỤC
Phần 1:Lời giới thiệu đầu :
Phần 2 :Nội dung tư tưởng của Khổng giáo
I.Khổng tử người sáng lập Đạo nho (Đạo Khổng )
II,Quá trình hình thành và phát triển của Khổng giáo ( Nho giáo nguyên thuỷ - Nho giáo tiền Tần )
III,Sách kinh điển của Khổng giáo
IV,Quan điểm về thế giới :
1,Về tự nhiên:
2,Về con người - quan hệ giữa trời và người
V.Quan điểm chính trị xã hội :
1,Thuyết chính danh
2.Quan điểm về phương cách trị nước
VI.Quan điểm về lí luận đạo đức
1.Nhân
2, Phạm trù về “ Trí”
 
3, Phạm trù “ Dũng” .
 
V.Quan điểm về đời sống con người:
 
1.Quan điểm về người quân tử :
 
2.Quan điểm về người “ tiểu nhân “
 
Phần 3:Khổng giáo đối với sự phát triển đất nước Việt Nam
1.Xây dựng gia đình , họ hàng , cộng đồng Việt Nam
2.Khổng giáo và giáo dục
3.Tư tưởng khoan dung
Phần 4 : Kết luận chung
I.Đóng góp , thành công
II,Hạn chế
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
Kinh Dịch : nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.
Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có ngũ kinh.
Tứ Thư
Luận ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử do học trò của ông ghi chép lại sau khi ông mất (Luận ngữ = các lời bình luận).
Đại học: dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử. Sách này do Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, dựa trên lời dạy của ông soạn ra (Đại học = sự học lớn).
Trung Dung: dạy người ta cách sống dung hòa, không thiên lệch. Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Tử, còn gọi là Tử Tư soạn ra (Trung dung = ở giữa, dung hòa).
Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử. Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, là người tiêu biểu nhất sau Khổng Tử, thuộc dòng Tử Tư, phát triển tư tưởng của Khổng Tử ở thời Chiến Quốc (390-305 trước công nguyên).
IV,Quan điểm về thế giới :
1,Về tự nhiên:
Khổng Tử chịu ảnh hưởng quan niệm về vũ trụ của người Trung Hoa thượng cổ.Cho rằng vạn vật đều có chung nguồn gốc và vận động không ngừng theo” đạo “của nó
Khổng Tử cũng không phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần nên theo ông quỷ thần là việc cao xa.u uẩn con người cần kính trọng song chẳng cần gần gũi làm gì
2,Về con người - quan hệ giữa trời và người
Với tư tưởng cơ bản là duy tâm muốn ru ngủ quần chúng bằng niềm tin vào mệnh trời và số phận. Ông đã thể hiện rõ thái độ của mình trong việc ủng hộ giai cấp chủ nô
Khổng tử nhấn mạnh hoạt động của con người và coi nó giữ địa vị quan trọng nhất trong đời sống của con người
V.Quan điểm chính trị xã hội :
1,Thuyết chính danh
Khổng Tử cho rằng mỗi người,mỗi vật trong xã hội đều có một công dụng, địa vị,bổn phận nhất định và gọi đó là “danh”.Vật,người nào mang danh nào phải thực hiện những tiêu chuẩn của danh đó,nếu không sẽ phải gọi bằng danh khác. Đó là chính danh
Học thuyết này phản ánh tôn ti trật tự,phép tắc của Khổng Tử đó là quan hệ giữa người với người , được gọi là “Luân”.Nho xác định có 5 mối quan hệ giữa người với người gọi là “Ngũ luân”bao gồm:Vua-tui ,Cha – con , chồng - vợ , anh – em , bè - bạn .Nhưng ông coi trọng hơn cả là quan hệ vua – tui và cha – con
Trong quan hệ vua tui ông đề cập đến phạm trù “Trung”
Trong quan hệ cha con ông đề cập đến phạm trù “Hiếu”
Nhưng ông không chủ trương ngu “trung” ,ngu “hiếu”.
2.Quan điểm về phương cách trị nước:
Theo Khổng Tử , ổn định xã hội hữu hiệu nhất phải bằng đức hạnh,lễ nghĩa.Không nên lạm dụng luật pháp để ép dân đi vào tôn ti trật tự .Vì đức hạnh có khả năng cảm hoá con người và nó làm cho con người biết hổ thẹn với mình khi có hành vi sai phạm.
cách trị nước của Khổng Tử là dùng “lễ trị “cùng với “đức trị”
VI.Quan điểm về lí luận đạo đức :
Theo Khổng Tử một con người có đạo đức phải bao gồm cả 3 yếu tố : Nhân , Trí , Dũng .
1.Nhân:
“ Nhân” không chỉ riêng một đức tính nào mà chỉ chung mọi đức tính nên theo nghĩa rộng nhất “nhân” là đạo làm người .có thể hiểu đó là cách cư xử với mình và cách cư xử với người
Chữ “ nhân” trong việc hình thành đạo đức con người có:
+ Cách cư xử đối với mình, người có “Nhân” trước hết phải làm những việc khó sau đó mới hưởng thành quả thì luôn vui vẻ sống trong bất cứ hoàn cảnh dù vinh hoa phú quý hay đói nghéo túng thiếu. Người có nhân cao cả nhất là đức nhân của mình. Đó là người sẽ tự kiềm chế được mình tuân theo lễ tiết của xã hội trước mọi cán dỗ, luôn luôn vững vàng trầm tư như núi trước mọi thử thách, luôn rộng lượng, bao dung và biết thi ân bố đúc. Nhưng đức nhân đó phải được hiểu là có thể vì nhân mà sát thân chứ không phải vì thân mà hại nhân.
+ Cách xư sự đối với người, Nguyên tắc suốt đời của người có nhân là “ yêu thương người khác”. Giải thích điều này Khổng tử dạy “ người nhân muốn tự lập lấy mình thì phải lo lập người, muốn thành đạt cho mình thì phải lo cho người thành đạt”. Phải lấy cách ứng xử của người nhân với mình như thế nào dể ứng xử với mọi người. Có một chữ mà trọn đời người nhân phải theo đó là chữ thứ, có nghĩa là thứ mình không muốn đừng làm cho người khác. Kẻ có nhân là người tình cảm chân thực hết lòng vì nghĩa, cho nên có nhân thì bao giờ cũng hiếu đễ, lễ nghĩa trung thư kỷ bất nhân thì dầy những trí thuật khôn khéo, dối trá gian ác, phản loạn lừa gạt.
Chữ “nhân” trong cung cách trị nước : Khổng tử cho rằng nếu tâm của con người luôn hướng về nhân thì không bao giờ con người nghĩ đến chuyện phản loạn do đó miệng không nói bậy và thân không dấn vào việc ác tà. Đối với dân đức nhân cần thiết hơn tất cả những thứ gì khác. Đối với bậc đế vương cầm quyền thì chữ đức “nhân” lại càng cực kì quan trọng như một thành trì để gìn giữ và bảo vệ những gì họ đã dạt được. Khổng tử chia người có đức nhân thành bậc thánh và bậc nhân. Bậc thánh : Nghiêu, Thuấn … còn những người như Bá Di, Thúc Tề, Vi Tử Quảng Trọng … vào bậc nhân. Phạm trù nhân khá phong phú và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Thông qua việc hướng con người vào đức nhân để tự khẳng định được mình của các thành viên trong xã hội; giáo dục ý thức cộng đồng trong cuộc sống và đặc biệt xác định được nguyên tắc hội_đó là các quan hệ trong học thuyết “ Ngũ luân “. Nhưng nếu đức nhân đòi hỏi con người phải quên mình để quay về với đạo lý đương thời phải chấp nhận bất kì hoàn cảnh nào chỉ dể vui với cái cao cả nhất của đức nhân. Thì không dem lại được cuộc sống thái bình mà trái lại đó là môt sợi xích khoá chặt thần dân dưới ách thống trị của giai cấp cầm quyền như thời Nghiêu, Thuấn là ví dụ.
2, Phạm trù...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status