Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin, phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tiểu luận triết học Mác Lê Nin

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN. PHÊ PHÁN BỆNH KINH NGHIỆM VÀ BỆNH GIÁO ĐIỀU
Chủ nghĩa duy vật trước Mác mang tính chất trực quan. Mác đã chỉ rõ: “Khuyết điểm chủ yếu, từ trước tới nay của mọi chủ nghĩa duy vật là không thấy được vai trò của thực tiễn”. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn, Mác và Ăngghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được chứng minh bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thực tiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức: “nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn”.
Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
Vậy thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng được phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy mà thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử - xã hội. Vì vậy thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất hay nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người. Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức. Do đó hoạt động thực tiễn là hoạt động có chức năng động, sáng tạo, là hoạt động đối tượng hoá, là quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa các chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể, trên cơ sơ đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở thành mắt khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Con người nhờ vào thực tiễn, như là hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới. Con người không thoả mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất tạo ra của cải vât chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải biết chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng, thực tiễn là cách tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là cách đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới.
Tuy thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người. Hoạt động đó không thể được tiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ, mà phải bằng hoạt động đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Do đó, về nội dung cũng như về cách thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử - xã hội.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. Đó là quá trình đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ không đầy đủ chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn. Quá trình nhận thức của con người và loài người nói chung trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ...
Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn tới sự xuất hiện của lý luận. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như là trình độ cao của nhận thức.
Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích luỹ lại trong quá trình lịch sử (Hồ Chí minh: Toàn tập).
Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát hoá từ thực tiễn, phản ánh mối liên hệ về bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ với thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định, vì nó là cơ sở, nền tảng của lý luận bởi vì chính thực tiễn là cơ sở xuất phát của nhận thức nói chung trong đó có lý luận., nó đặt ra các vấn đề cho nhận thức, cho lý luận.
Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để phát triển thành lý tính, xây dựng thành lý luận, khoa học phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Do đó, có thể nói, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mìn, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình, từ đó trình độ được nâng cao dần cho đến lúc có lý luận, khoa học.
Thực tiễn là động lực, là mục đích của nhận thức, của lý luận, vì chính thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển cho nhận thức. Nhận thức phát triển được hay không là nhờ vào sự thúc đẩy của thực tiễn. Lý luận, khoa học không có mục đích tự thân. Lý luận, khoa học ra đời chính vì và chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức, lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn phục vụ mục tiêu phát triển nói chung nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người.



sMHV6YRLH5t2X8S
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status