Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh kiên Giang đến năm 2020 - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
đánh giá môi trường chiến lược phú quốc
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Nằm trong quần thể đảo ven bờ biển Tây Nam, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một vùng đảo giữ vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, nơi giao lưu thương mại, dịch vụ mang ý nghĩa quốc tế và khu vực. Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng như một ngư trường lớn với nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đa dạng. Nơi đây còn là khu du lịch, nhất là khu du lịch sinh thái thu hút được sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước với nhiều bãi tắm đẹp, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chất lượng môi trường trong sạch.
Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh kiên Giang đến năm 2020” đã được nghiên cứu và xây dựng hoàn thành theo kế hoạch của năm 2009, được Hội đồng Nhân dân tỉnh đồng ý phê chuẩn theo Nghị quyết số 58/2009/NQ-HĐND ngày 29/04/2009 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, đồng thời UBND tỉnh đã có Công văn số 518/UBND-KTTH của UBND tỉnh v/v lấy ý kiến quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
Ngày 9 tháng 11 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1197/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 theo quy hoạch chung Phú Quốc sẽ trở thành một đặc khu hành chính đặc biệt, là trung tâm động lực kinh tế của cả nước về du lịch sinh thái và dịch vụ chất lượng cao, trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học, một điểm đến hấp dẫn. Xây dựng không gian đảo Phú Quốc phát triển theo một chiến lược toàn diện, cân bằng và bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững quốc phòng an ninh. Do đó dự án thuộc vào loại phải lập báo cáo ĐMC theo quy định tại Mục I, chương III của Luật BVMT dưới sự hướng dẫn của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
2.1. Căn cứ pháp luật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004..
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị quyết đại hội Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX và các nghị quyết, chuyên đề phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ủy Kiên Giang
Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2005 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

Quyết định 18/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020.

Quyết định số 2200/QĐ-UBND_ Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Quyết định 1802 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung của huyện đảo.
Nghị quyết số 58/2009/NQ-HĐND ngày 29/04/2009 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
2.2. Căn cứ kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
a) Các tài liệu về kỹ thuật của dự án

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
Niên Giám Thống Kê tỉnh Kiên Giang năm 2007, 2008.
Hiện trạng môi trường tỉnh Kiên Giang năm 2005.
Các tài liệu thống kê về điều kiện khí tượng và thủy văn của tỉnh Kiên Giang.
b) Các bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng
QCVN 14/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

QCVN 14/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp
QCVN 08/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 10/2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
QCVN 03:2008 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.















CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.1. Tên dự án
Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
1.1.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu của dự án
1.1.2.1. Nội dung
Nội dung báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 gồm.
- Các mục tiêu tổng quát
- Các mục tiêu cụ thể
1.1.2.1.1. Các mục tiêu tổng quát
Xây dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng Vùng nói riêng và Quốc Gia nói chung. Từng bước xây dựng trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của Quốc Gia và khu vực Đông Nam Á.
1.1.2.1.2. Các mục tiêu cụ thể
a/ Quy mô dân số
Dự báo đến năm 2010: dân số đảo Phú Quốc khoảng 110.000 – 120.000 người. Trong đó dân số đô thị khoảng từ 60.000 – 80.000 người; ngoài ra dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 7.000 người (0,5 – 0,6 triệu lượt khách/năm)
Dự báo đến năm 2020: dân số đảo Phú Quốc là 200.000 – 230.000 người; trong đó, dân số đô thị khoảng từ 160.000-180.000 người; ngoài ra dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 30.000-40.000 người (2 đến 3 triệu lượt khách/năm).
b/ Quy mô đất đai:
Quy mô sử dụng đất đai toàn đảo đến năm 2020:
- Đất lâm nghiệp: khoảng 37.000 ha.

Trong đó:

+ Rừng đặc dụng: khoảng 31.000 ha

+ Rừng phòng hộ: khoảng 6.000 ha

- Đất nông nghiệp: khoảng 4.600 ha

- Đất đô thị: khoảng 2.300 ha

- Đất khu dân cư nông thôn: khoảng 600 ha

- Đất chuyên dùng: khoảng 8.520 ha

Trong đó:

+ Đất xây dựng du lịch: khoảng 3.800 ha

+ Đất vui chơi giải trí, thể dục thể thao: khoảng 1.020 ha

+ Đất công nghiệp: khoảng 100 ha


xj0sFhVkvYBL7m1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status