Báo cáo Nghiên cứu tình hình quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của cục đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây - pdf 17

Download miễn phí Báo cáo Nghiên cứu tình hình quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của cục đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây



Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế – xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.
Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài:
- Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược pháp triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. thời kỳ của đất nước, từng ngành, từng địa phương. Công tác quản lý dự án được phân cấp quản lý từ cấp Bộ, cấp địa phương và các khu công nghiệp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oài một các tích cực, chủ động, không để các công việc này bị gián đoạn, chậm trễ.
3.1 Công tác xúc tiến đầu tư
Năm hai năm qua, công tác xúc tiến đầu tư đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức đa dạng.
Công tác xúc tiến đầu tư năm 2003 thực sự đã có những bước tiến đáng kể. Với hàng chục đoàn vận động, xúc tiến đầu tư được lồng ghép trong các chuyến thăm và làm việc từ cấp Chính phủ đến cấp Bộ đã được tổ chức tại nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tại thị trường trọng điểm Hoa Kỳ, đã có 4 đoàn xúc tiến đầu tư, trong đó có Đoàn do Phó Thủ tướng Vũ Khoan dẫn đầu. Qua đó đã nâng cao hiểu biết của cộng đồng quốc tế về môi trường đầu tư của Việt Nam và đã đạt được một số kết quả ban đầu bằng một loạt văn bản hợp tác song phương, đa phương đã được ký kết nhằm hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, như Chương trình “Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam” với Kế hoạch hành động gồm 44 điểm; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản; Hiệp định bổ sung, sửa đổi khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Hàn Quốc; các Thỏa thuận hợp tác đầu tư ký với Singapore, với Đức. Tiếp theo là số đông các đoàn doanh nghiệp nước ngoài (Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.v.v.) đã sang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam và kết quả là một số nhà đầu tư đã quyết định đầu tư và đã được tạo mọi điều kiện để có giấy phép đầu tư một cách nhanh chóng.
Trong năm 2004, không tính các cuộc hội thảo trong khuôn khổ các chuyến thăm của các đoàn Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 05 Hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước và 03 Hội thảo xúc tiến đầu tư ngoài nước. Trong số đó có các hội thảo lớn như Hội nghị bàn tròn về ĐTNN tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2004, Hội thảo ĐTNN tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp TEMASEK, Singapore tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2004, Hội thảo xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hội thảo xúc tiến đầu tư tại Thuỵ Điển, Singapore, một số địa phương và Ban quản lý các KCN, KCX cũng đã tổ chức một số cuộc hội thảo vận động đầu tư ở nước ngoài. Việc gắn chặt hơn các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đối với đối với việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam .
Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tiếp tục được mở rộng. Trong năm 2004, trung bình mỗi tuần có từ 3-5 đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tăng đáng kể so với năm trước trong đó có các đoàn lớn từ Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Đài Loan.
3.2 Công tác tiếp nhận, thẩm định và cấp giấp phép dự án đầu tư
Thẩm định dự án là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư và triển khai dự án. Công tác thẩm định dự án của Cục đầu tư nước ngoài được giao cho Vụ thẩm định dự án.
Cục ĐTNN đã chủ động phối hợp với Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư cũng như với các Bộ, ngành có liên quan để cùng nhau thúc đẩy quá trình xem xét dự án. Công tác tiếp nhận dự án và cấp giấp phép đầu tư ngày càng nhanh chóng, giảm bớt nhiều các thủ tục hành chính rườm rà, các dự án đều được tiếp nhận và thẩm định một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Các phương pháp được Vụ thẩm định sử dụng để thẩm định dự án đầu tư
Phương pháp so sánh chỉ tiêu: đây là phương pháp phổ biến nhất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hay đang hoạt động.
Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án: Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát các tác động của những yếu tố bất trắc đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn vốn của dự án. Phương pháp này dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án.
Phương pháp dự báo : Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu để dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu…..ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Phương pháp thẩm định theo trình tự: thẩm định từ tổng quát đến chi tiết. Thẩm định tổng quát là xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp và tính hợp lý của một dự án. Thẩm định chi tiết là xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ – môi trường phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước.
Phương pháp triệt tiêu rủi ro: Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hay hành chính thích hợp hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hay phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Hiện nay một số loại rủi ro đã được qui đinh bắt buộc phải có biện pháp xử lý như : Đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.
Một dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau trong qúa trình thẩm định tuỳ từng trường hợp vào nội dung yêu cầu đối với dự án.
Tiến trình thẩm định dự án diễn ra như sau:
Tiếp nhận hồ sơ trình duyệt dự án
Lập hội đồng thẩm định dự án
Tổ chức thẩm định dự án
Phê duyệt dự án và dự thảo quyết định đầu tư hay giấy phép đầu tư
Công tác thẩm định dự án đầu tư cũng được phân cấp thẩm định từ cấp Bộ đến cấp địa phương theo tính chất và quy mô dự án.
Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép cho các dự án được tiếp tục thực hiện theo quyết định phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quản lý Khu công nghiệp-KCX.
Trong năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 60 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.306 triệu USD, trong đó đã cấp phép cho 11 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 20,7 triệu USD.
Các dự án chưa được cấp phép chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, đào tạo và khai khoáng do các văn bản pháp quy và quy hoạch thuộc lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh, chưa rõ ràng.
Trong năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status