Tác động của gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến nền nông nghiệp Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Tác động của gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến nền nông nghiệp Việt Nam



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 6
1.1. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới )WTO) 6
1.2. Các Hiệp định của WTO liên quan đến nông nghiệp 10
1.3. Kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề nông nghiệp khi gia nhập WTO 26
Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ THỂ CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG 41
2.1. Những tác động chủ yếu của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và việc thực hiện CEPT/AFTA đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam 41
2.2. Những tác động có thể của việc gia nhập WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam 56
2.3. Một số giải pháp thích ứng của ngành nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO 83
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, mức thiêu thụ thuỷ sản sẽ ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia định. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, ngay từ năm 1994, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ với kim ngạch khoảng 6 triệu USD. Con số này không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 1999 đạt 125,9 triệu USD, năm 2000: 304,359 triệu USD, năm 2001 (năm đầu tiên thực hiện Hiệp định BTA) đạt 500 triệu USD và năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 600 triệu USD. Như vậy, xu hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ tăng, nếu năm 1998 mức tăng là 11,6% thì đến năm 2001 mức tăng là 27,8% [32, tr.123].
- Về xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ:
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, cà phê đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn ở nước ta. Năm 1994, Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị trường tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hy Lạp. Sau 10 tháng kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (2/1994), tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt 23 triệu USD và chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đồng thời việc thực hiện Hiệp định BTA xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục gia tăng. Tính đến tháng 6 năm 2006, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt 51.809 tấn với giá trị 59.487.639 USD, thị phần xuất khẩu cà phê cao thứ hai sau Cộng hoà liên bang Đức [51].
- Tổng hợp về xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ.
Xuất khẩu nông sản hiện đóng góp 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới, nhập khẩu nông nghiệp hàng năm của Mỹ lên tới 38 tỷ USD.
So với các thị trường có mức thu nhập và tiêu dùng bình quân đầu người tương đương Mỹ như EU hay Nhật Bản thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ do thuế nhập khẩu trung bình đối với sản phẩm nông nghiệp của các thị trường này cao hơn rất nhiều so với Mỹ, ví dụ đối với EU là 45% trong khi đó Mỹ là 13%. Vì thế khi Hiệp định thương mại được thi hành thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ có cơ hội tăng lên đáng kể. Với giá trị xuất khẩu nông nghiệp trên đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 23 USD/đầu người so với Thái Lan là 150 USD/đầu người và khả năng sản xuất nông sản nhiệt đới khá tốt, nên tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ còn rất lớn. Bức tranh chung về xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có xuất khẩu một số nông sản) được cải thiện nhiều trong những năm qua.
+ Hàng hoá của Việt Nam đã và đang thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.
+ Thị trường Mỹ là một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 5 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2003.
+ Xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh. Nhờ đó, vị thế của Việt Nam trên thị trường này tăng từ thứ 56 (năm 2001) lên thứ 40 năm 2003 và thứ 37 năm 2004. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng hơn 7 lần so với năm 2000. Trong đó, nhiều sản phẩm nông sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao như thuỷ sản: 600 triệu USD, rau quả: 150 triệu USD và năm 2005, sản phẩm nhân điều đã chiếm 41% thị trường Mỹ [16, tr. 60-61].
Mặc dù thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận chưa được nhiều bởi sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để triển khai hoạt động xuất khẩu nông sản và việc khai thác mạnh thị trường này chỉ sau khi thực hiện Hiệp định BTA, do đó nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Điều này có thể thấy được phần nào qua việc so sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ so với xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và EU.
Bảng 2.1: Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường EU,Nhật Bản và Mỹ năm 2002 [5, tr. 19]
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
Châu Âu
Nhật Bản
Mỹ
Gạo
43,9
1,0
5,7
Cao su
50,7
10,4
10,1
Cà phê
194,8
15,6
39,5
Chè các loại
11,1
3,0
1,7
Hạt điều
46,3
5,1
71,5
Hạt tiêu
38,5
0,6
16,8
Rau quả
22,7
14,5
5,9
Thủ công mỹ nghệ
157,8
43,2
33,8
Quế
0,3
1,5
0,7
Lạc nhân
0,0
0,4
0,0
So với các nước phát triển hàng rào thuế quan của Mỹ thuộc diện thấp, thuế nhập khẩu nông sản trung bình của Mỹ chỉ là 16% so với mức 62% trung bình cả thế giới. Mặt khác, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này so với các nước khác là dải phân loại thị trường rộng vì thế thu hút và tiêu thụ chủng loại hàng hoá khác với số lượng lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến cao. Do đó, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ do thuế MNF (theo quy chế tối huệ quốc) thấp hơn nhiều.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì cũng có không ít thách thức. Thị trường Mỹ là thị trường cạnh tranh rất lớn, bên cạnh yếu tố chất lượng, giá cả là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá liệu các sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh và đứng trên thị trường Mỹ hay không.
Cũng theo cam kết của Hiệp định, Việt Nam sẽ mở cửa cho hàng hoá của Mỹ tiếp cận thị trường nội địa. Một số ngành hàng và doanh nghiệp trước đây được ưu đãi và độc quyền trên thị trường nội địa nhờ sự bảo hộ của các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn hơn của hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ.
Bảng 2.2: Thuế nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi Hiệp định Thương mại được thực thi (%) [31, tr. 22]
Sau khi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1994, hàng hoá nông sản của Mỹ cũng từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Các mặt hàng nông sản chủ yếu của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam gồm có phân bón, giấy, đậu tương, bông, sữa, đường, ngô và bột mỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1994-1999, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Mỹ vào thị trường Việt Nam tăng lên không đáng kể do hai nước chưa tiến tới bình thường hoá quan hệ thương mại. Đồng thời theo những cam kết trong Hiệp định thương mại, đến năm 2005, mức thuế trung bình của hàng hoá từ Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 30-40% xuống còn 10-20%, trong đó riêng hàng nông sản đã cam kết giảm thuế đối với 195 dòng thuế, chủ yếu là nông sản chế biến, mức thuế giảm từ 35,5% xuống còn 25,7% do đó nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam từ Mỹ sẽ có xu hướng tăng do thuế n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status