Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới



Về chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự chiếm khoảng 3%: Trong những năm qua, các phường ở Hà Nội đã dành một khoản đáng kể trong nguồn thu NSP của mình để phục vụ công tác dân quân tự vệ, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh trật tự. Hà Nội là thành phố có lượng dân số cơ học đông nhất cả nước, chiếm khoảng 40% tổng dân cư sống ở thành phố, nhất là lực lượng lao động ở các tỉnh, thành; lực lượng học sinh, sinh viên của các trường đại học-cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn, nên tình hình an ninh trật tự, quản lý nhân khẩu rất phức tạp. Hàng năm, các phường đã chủ động dành một nguồn chi ngân sách để phục vụ công tác tuyên truyền an ninh trật tự, trả lương và phụ cấp cho đội ngũ dân phòng của các tổ dân phố; vì vậy, khoản chi cho nhiệm vụ này tăng lên qua các năm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cân đối được thu, chi ngân sách. Năm 2004, toàn thành phố Hà Nội có 10/125 phường đã cân đối được thu, chi (đạt tỷ lệ 8%) tương ứng tỷ lệ năm 2005 là 28/126 phường (đạt tỷ lệ 22%), nhất là các phường ở quận Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ; trong đó, phường Ô Chợ Dừa có nguồn thu ngân sách hưởng sau điều tiết đạt 10,3 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách hết 1,2 tỷ đồng (tỷ lệ cân đối là 833,95%), đây là phường có tỷ lệ cân đối ngân sách cao nhất trong tổng số 126 phường của Hà Nội.
Biểu đồ 2.1: Nguồn thu ngân sách phường được hưởng sau điều tiết trong hai năm (2004- 2005)
3%
4%
25%
14%
14%
33%
Ba là, các khoản thu NSP được hưởng 100% đều tăng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu NSP hàng năm, như thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thu kết dư năm trước. Những nguồn thu này đã giúp các phường chủ động hơn trong công tác chi, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được quận và thành phố giao; đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển phường ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đây là nguồn thu có vai trò quan trọng, là điều kiện cần thiết để tăng nguồn thu kết dư ngân sách hàng năm và giảm nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên cho phường.
Về nguồn thu lệ phí trước bạ nhà đất: Trong toàn thành phố Hà Nội, đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao (25%) so với tổng nguồn thu NSP hưởng sau điều tiết, cụ thể có một số phường có số thu lớn như phường Ô Chợ Dừa, Trung Hoà v.v.. Do các phường tiến hành giao đất cho dân với số lượng lớn, có nhiều nỗ lực trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên trong thời gian qua, số thu này tăng mạnh.
Tiếp đến là nguồn thu từ thuế nhà, đất: Đây cũng là khoản thu lớn của các phường ở Hà Nội trong 3 năm qua, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn thu NSP hưởng 100%. Đó là kết quả của quá trình đô thị hoá của một số phường ở Hà Nội khi được chuyển từ cấp đơn vị hành chính xã thành, nên nhu cầu về nhà, đất ở của người dân tăng cao, là nguồn thu lớn để bổ sung vào ngân sách địa phương, tăng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở phường. Một số phường có nguồn thu cao như phường Trung Hoà, năm 2005 tăng 41,7% so với năm 2004; phường Nhân Chính năm 2005 tăng 24,8% so với năm 2004 [40].
Nguồn thu thuế chuyển quyền sử dụng đất của các phường ở Thủ đô chiếm khoảng 14%. Nguồn thu này bước đầu tăng cao theo các năm vì người dân đã có ý thức trong việc bảo vệ quyền lợi khi nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Nhìn chung, các phường trong thành phố đều tăng 200% so với năm trước, đối với một số phường đây là nguồn thu chủ yếu phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH, quản lý trật tự đô thị của địa phương, trong đó phải kể đến phường Nhân Chính năm 2005 tăng 254% so với năm 2004 [41], phường Trung Hoà tăng 200%...[40]
Về nguồn thu từ thuế môn bài: Từ năm 2004, HĐND thành phố Hà Nội đã thực hiện phân cấp quản lý ngân sách cho các phường của thành phố được hưởng 100% nguồn thu thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh từ bậc 4-bậc 6. Những năm qua, số hộ kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể ở các phường cũng tăng lên đáng kể, năm 2004 có 62948 hộ đến năm 2005 là 79438 hộ, tăng 126%; một số phường tập trung nhiều hộ kinh doanh như các phường ở quận Cầu Giấy (năm 2005 là 4342 hộ tăng 157% so với năm 2004), quận Thanh Xuân (năm 2005 là 4077 hộ tăng 136% so với năm 2004), nên tổng nguồn thu từ thuế môn bài của các phường ở Hà Nội chiếm khoảng 2,0%. Một số phường có tỷ lệ thuế môn bài chiếm cao, khoảng 20% thu NSP sau điều tiết như phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), do các hoạt động sản xuất kinh doanh ở phường rất phát triển [39].
Bên cạnh các nguồn thu NSP được hưởng sau điều tiết, phường còn được hưởng 100% nguồn nguồn thu kết dư . Đây là nguồn thu phụ thuộc nhiều vào nguồn thu NSP được hưởng sau điều tiết của năm trước; trong gần 3 năm qua, nguồn thu này có xu hướng tăng lên do số phường tự cân đối thu, chi đã tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu này tăng không đồng đều giữa các phường trong thành phố, ở những phường có nguồn thu kết dư tăng cao thường là những phường nguồn thu NSP hưởng 100% và thu hưởng sau điều tiết chiếm tỷ lệ lớn (nguồn thu này ở phường Trung Hòa năm 2005 tăng 173% so với năm 2004) [40].
Bốn là, một số phường ở Thủ đô đã tổ chức thu ngân sách bảo đảm thu đúng, thu đủ và tận thu, nhất là các nguồn thu từ đóng góp theo quy định, thu lệ phí phạt vi phạm giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự. Trong năm 2004, nguồn thu này chiếm 3% tổng nguồn thu NSP ở quận Cầu Giấy được hưởng 100%, đến năm 2005 chỉ còn 1,5%. Trong toàn thành phố, đây là nguồn thu có xu hướng giảm qua các năm, do các phường đã tổ chức thu theo đúng quy định, thu đủ các khoản thu; các phường đã dành một nguồn ngân sách lớn cho việc nâng cấp đường ngõ, ngách; hệ thống đường thoát nước …nên đã giảm gánh nặng đóng góp cho người dân. Vì vậy, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị của các phường ngày càng được cải thiện.
Còn nguồn thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào các quỹ “Chăm sóc trẻ em”, “Chăm sóc người cao tuổi”, quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Hỗ trợ người cùng kiệt phát triển sản xuất” có xu hướng tăng trong những năm qua. Việc tăng nguồn thu này có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thể hiện đúng tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thống, đạo lý “yêu nước thương nòi” của dân tộc Việt Nam.
Những năm qua, các phường không những đã tổ chức thu đúng, thu đủ, mà một số phường đã tận thu tốt các nguồn thu trên địa bàn; nhất là các nguồn thu từ phí, đặc biệt là nguồn thu từ phí chợ đã tăng lên đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, nhiều phường có số thu cao như phường Văn Miếu chiếm 50% thu sau điều tiết, phường Phố Huế…v.v.
Trong những năm gần đây, Hà Nội thực hiện chia tách, thành lập thêm 05 quận mới gồm quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên trên cơ sở các phường, xã của các quận, huyện trước đây, nên có một số phường được thành lập trên cơ sở các xã như phường Quảng An, phường Bưởi (quận Tây Hồ), phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) v.v... vẫn duy trì các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăm sóc hoa và cây cảnh v.v... vì vậy, chính quyền các phường ở quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên đã tổ chức khai thác, tận thu các nguồn thu từ hoa lợi, công sản. Nguồn thu này chiếm khoảng 1% tổng thu ngân sách cấp phường được hưởng sau điều tiết. Với một số phường mới được chuyển từ xã, đây chính là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSP (phường Quảng An chiếm 10% tổng thu ngân sách). Mặc dù nguồn thu này không tăng nhiều qua các năm, nhưng có vai trò quan trọng giúp phường có thêm nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động KT-XH trên địa bàn, giữ gìn, duy trì một s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status