Tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay



Ngày 14/12/2004, Nghị định của Chính phủ số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang. Theo Nghị định này, chế độ nâng bậc lương cho cán bộ công chức, viên chức nói chung và các giảng viên đại học nói riêng đã thể hiện rõ. Cụ thể: hệ số lương khởi điểm của ngạch giảng viên trước đây là 1,92 thì theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP là 2,34; hệ số lương khởi điểm của ngạch giảng viên chính trước đây là 3,35 thì nay là 4,40; hệ số lương khởi điểm của ngạch giảng viên cao cấp trước đây là 4,92 thì nay được điều chỉnh nâng bậc lương lên 6,20. Như vậy, Nghị định số 204/ 2004/NĐ-CP qui định bậc lương của các giảng viên đại học được nâng cao hơn cùng với việc tăng mức tiền lương tối thiểu từ 290.000 đồng/ tháng (tháng 1/2003), tăng lên 350.000 đồng/ tháng (tháng 10/2005) đã phần nào giảm bớt khó khăn cho đời sống của đội ngũ giảng viên đại học.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ừ bao đời nay, ông cha ta đã có câu " không thầy đố mày làm nên" và "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy". Trong bài nói chuyện khi về dự lễ tổng kết năm học 1958- 1959 của trường Đại học Sư Phạm, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: ghề dạy học là một nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo những con người sáng tạo.
Như vậy, lao động của người giáo viên nói chung và lao động của đội ngũ giảng viên đại học nói riêng là một loại lao động đặc biệt trong các loại lao động của xã hội. Cả xã hội tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, lẽ sống từ ngàn đời nay của dân tộc ta.
Ngoài sự khác biệt về mặt chất lượng của lao động giảng viên đại học như trên, do đặc thù của ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung và của các giảng viên đại học nói riêng, mỗi giờ lên lớp của giảng viên cần có một số thời gian nhất định để chuẩn bị như: Soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng, bài tập,tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu tham khảo phục vụ chuyên môn, thậm chí có những bài thí nghiệm, thực hành giáo viên phải nghiên cứu mất rất nhiều thời gian, phải làm thử đảm bảo thành công trước giờ lên lớp. Nếu nhìn một cách phiến diện về hình thức bề ngoài, không ít người cho rằng công việc của người thầy giáo chủ yếu là một số tiết giảng dạy trực tiếp trên lớp không lấy gì làm nặng nhọc, vất vả.
Thực chất, phía sau những tiết giảng đó là những công việc thầm lặng ở nơi làm việc cũng như ở nhà riêng, kể cả ngày lẫn đêm mà bất cứ ai đã gắn bó với nghề thầy giáo đều phải trải qua. Cũng có không ít nhà giáo tâm huyết với nghề nghiệp không tiếc công tiếc sức, thậm trí bỏ cả tiền của để thực hiện những thí nghiệm phục vụ bài giảng. Những công việc này cần được lượng hoá nhằm thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động đúng với sức lao động mà người đó bỏ ra. Việc đánh giá sức lao động mà người giảng viên thực hiện không chỉ tính trên khối lượng tiết giảng trực tiếp trên lớp mà còn phải tính đến những hoạt động diễn ra ngoài giờ giảng. Vì vậy, cần quy đổi thời gian làm việc theo giờ hành chính thành giờ chuẩn giảng dạy và quy định thành định mức lao động đối với giảng viên trong một năm học.
Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục...; khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là chăm lo đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ".
Đại hội IX của Đảng đã định hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010: "Tiếp tục quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu và "Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp, tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do chính phủ quy định" [12, tr.92].
Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo, như Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng IX của Đảng và các điều 71,72 của Luật giáo dục, vấn đề tiền lương của ngành Giáo dục - đào tạo cần được xem xét khắc phục những nhược điểm và sắp xếp cho đúng vị trí của nó. Giáo dục - Đào tạo, một nghề được xã hội tôn vinh là "quốc sách hàng đầu".
1.2.2. Các bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đến nay, trong các văn kiện của Đảng đã thừa nhận ở nước ta có thị trường sức lao động. Khi áp dụng vào doanh nghiệp tư nhân thì sức lao động đương nhiên là hàng hoá. Nhưng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (trong đó có sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học), sức lao động có là hàng hoá không? Hiện nay, trong các nhà nghiên cứu đang có hai ý kiến khác nhau:
Một số ý kiến cho rằng, sức lao động của những người làm việc trong các dơn vị hành chính sự nghiệp không phải là hàng hoá vì đã vào biên chế rồi thì họ sẽ được hưởng lương suốt đời chứ không phải là mua bán có thời hạn như mua bán sức lao động.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay, do người lao động cũng được hưởng lương sau một thời gian làm việc, số tiền lương đó cũng được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ kéo dài thì bị thôi việc. Ngược lại, người có sức lao động có thể bỏ cơ quan đã vào biên chế để đi làm ở các cơ quan khác có mức lương và thu nhập cao hơn...
Tác giả luận văn cũng đồng ý với ý kiến thứ 2 vì việc xem xét sức lao động của đội ngũ công chức, viên chức cũng là hàng hoá sẽ phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khi sức lao động là hàng hoá và tiền công là giá cả của sức lao động thì mới đánh giá đầy đủ đóng góp của người lao động, kích thích người lao động nhất là trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hầu hết là lao động trí óc, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở khu vực này làm việc trên tinh thần tự giác cao, tạo ra giá trị lớn. Sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay cũng được coi là hàng hoá. Hơn nữa ở nước ta hiện nay, hầu hết các trường đại học đều không thi tuyển vào biên chế vĩnh viễn như trước đây mà đều thực hiện hình thức thi tuyển làm hợp đồng dài hạn. Trong quá trình hợp đồng, nếu giảng viên không thực hiện đúng với các điều khoản đã ký kết đều có thể bị đuổi việc.
Sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học là hàng hoá thì tiền lương mà họ được hưởng cũng là giá cả của sức lao động. Vì vậy phải tính đúng tính đủ giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên này bởi lao động của họ là lao động phức tạp. Các bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học cũng giống như các bộ phận cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động theo quan điểm của C.Mác.
Giá trị sức lao động của người giáo viên cũng là toàn bộ những chi phí cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thânvà con cái của họ cả về thể chất và tinh thần trí tuệ.
Đối với bản thân người giảng viên, nhu cầu tái sản xuất sức lao động giống lao động phổ thông ở chỗ phải phục hồi sức lực cơ bắp và thần kinh, song cơ cấu những tư liệu tiêu dùng để khôi phục lại sức cơ bắp và thần kinh lại khác nhau. Đối với lao động phổ thông (giản đơn) chỉ cần phục hồi sức khoẻ với tinh thần sảng khoái để tiếp tục công việc như cũ là đủ, nhưng đối với giảng viên việc tiếp tục công việc không phải như cũ mà là công việc sáng tạo từ những kiến thức cơ b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status