Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Hệ thống trường lớp để đào tạo đội ngũ nghệ sỹ nghệ thuật biểu diễn của chúng ta đã có bước phát triển đáng kể. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đội ngũ giảng viên còn hạn chế (chỉ có hơn 6% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên). Trong chương trình đào tạo hiện nay còn thiếu một số ngành như: đạo diễn chương trình ca nhạc, tác giả kịch hát dân tộc, quản lý nghệ thuật, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cho biểu diễn, marketing nghệ thuật. nên phần nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Mô hình đào tạo theo hướng xã hội hóa xuất hiện tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với hình thức câu lạc bộ các Nhà văn hoá, nhóm nghệ thuật gia đình, đào tạo ở nước ngoài.nhưng chưa đủ quy mô và hệ thống, vì vậy chất lượng đào tạo chưa cao.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

điểm, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ biểu diễn…Điều đó ảnh ảnh hưởng lớn biểu diễn nghệ thuật.
2. Thực trạng công nghiệp nghệ thuật biểu diễn
Công nghiệp nghệ thuật biểu diễn được thể hiện ở rất nhiều khâu: đội ngũ diễn viên, cơ sở vật chất, công nghệ sáng tác, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, biểu diễn…
2.1. Về cơ sở vật chất
Cả nước hiện có gần 130 điểm biểu diễn nghệ thuật có mái che, có một số rạp hát, nhà văn hoá thường xuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhưng đa số là hội trường họp, sân khấu không phù hợp cho biểu diễn. Ngoài ra còn trên 200 điểm biểu diễn ngoài trời (Phụ lục 3). Gần đây, một số điểm biểu diễn có quy mô lớn đã được xây dựng như: Sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Vinperland Nha Trang, Tuần Châu - Quảng Ninh, Nhà biểu diễn đa năng - Đà Nẵng…những điểm này hiệu suất sử dụng chưa cao.
Hiện tại, trừ một số đơn vị nghệ thuật trung ương, mặc dù Nhà nước có chính sách đầu tư, nhưng các đơn vị nghệ thuật công lập vẫn thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiết bị âm thanh, ánh sáng thiếu thốn và lạc hậu. Trong khi đó, các thiết bị máy móc không đồng bộ, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, lại phải đi biểu diễn lưu động nhiều nên trang thiết bị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập phải tự đầu tư trang thiết bị, nhưng chính vì vậy, họ đầu tư và sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho biểu diễn nghệ thuật tương đối hiện đại, khai thác thiết bị có hiệu quả hơn các đơn vị nghệ thuật công lập.
2.2. Về sáng tác và dàn dựng
Sáng tác: Đối với lĩnh vực ca múa nhạc có thể nói, đã xuất hiện một thế hệ kế thừa tiếp bước các thầy, đàn anh, trừ sáng tác nhạc giao hưởng. Nhưng, sáng tác tác phẩm trong lĩnh vực sân khấu đang là vấn đề đáng lo nhất trong thời gian hiện nay của các nhà quản lý nghệ thuật biểu diễn. Thế hệ các nhà sáng tác bậc thầy Việt Nam như: Hà Văn Cầu, Trần Bảng, Nguyễn Khắc Phục, Trần Đình Ngôn, Hoài Giao, Lưu Quang Vũ, Lê Duy Hạnh… đều đã mất hay tuổi cao, nhưng thế hệ tác giả sân khấu trẻ chưa có được tác phẩm ghi được dấu ấn quan trọng trong nghề và trong đời sống xã hội.
Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam đã nhiều năm tổ chức các Hội thảo, trại sáng tác, nhưng kết quả chưa thu hoạch được tương xứng với đầu tư và mong đợi. Trong năm 2008-2009, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng mở mở lớp đào tạo bồi dưỡng tác giả, lý luận phê bình sân khấu, tuyển sinh hơn 60 học viên, nhưng chỉ có 34 học viên hoàn thành khóa học và số kịch bản đạt yêu cầu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự thiếu hụt một mảng lớn các kịch bản sân khấu thể hiện phần nào, tại sao sân khấu Việt Nam ngày càng vắng khán giả.
Dàn dựng: Để dàn dựng một vở diễn một cách cẩn thận, khoa học, sẽ đòi hỏi người đạo diễn nhiều có đủ thời gian, tài chính và ê kíp sáng tạo ăn ý. Tính chất công nghiệp thể hiện ở trình độ chuyên nghiệp. Tiến hành dàn dựng theo từng bước:
- Chuẩn bị: Đây là bước chọn lựa kịch bản phù hợp sao cho có “đất” sáng tạo của đạo diễn, diễn viên, chọn lựa dàn cộng tác như biên đạo, nhạc sỹ, họa sỹ…, chọn vai chính, phân vai…
- Dàn dựng phần diễn viên và âm nhạc: Khi có đủ ê kíp, đạo diễn triển khai tập từng phân đoạn, phân cảnh phần lời. Trong khi đó nhạc sỹ sáng tác trên tổng phổ theo ý đồ đạo diễn, chuyển cho chỉ huy dàn nhạc tập với dàn nhạc. Sau khi diễn viên và dàn nhạc tập xong cả vở, tiếp đến là việc ghép nhạc và diễn, đạo diễn tiếp tục chỉnh sửa để định hình cơ bản vở diễn.
- Triển khai kỹ thuật: Sau khi vở diễn định hình, họa sỹ bắt tay vào việc thiết kế phục trang, đạo cụ, cảnh trí sân khấu, đồng thời, đạo diễn ánh sáng, kỹ thuật viên âm thanh thiết kế các kỹ thuật ánh sáng, âm thanh sao cho phù hợp với vở diễn. Trường hợp đặt biệt do đạo diễn yêu cầu, bộ phận kỹ thuật phải triển khai thiết kế và lắp đặt các thiết bị chuyên dùng, ví dụ, thiết bị nâng hạ sân khấu, pháo, đèn laze, phun nước v.v…
- Ghép tổng thể và duyệt vở diễn: Khi này, toàn bộ yếu tố con người và kỹ thuật gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau để vở diễn được thể hiện từ đầu đến kết thúc. Các nhà sáng tạo một lần nữa xem xét, chau chuốt chỉnh sửa lại các vai, thay đổi lại đạo cụ, cảnh trí, âm nhạc, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng... cố sao cho vở diễn hoàn thiện nhất. Dàn dựng một chương trình ca múa nhạc đơn giản hơn. Sau khi chọn được chủ đề. Ví dụ, nếu là chương trình ca múa nhạc tổng hợp để phục vụ nhân dân, đạo diễn cần tìm một vài ca sỹ có tên tuổi, chọn bài sao cho phù hợp thị hiếu của thanh niên vùng biểu diễn, ghép thêm một số tiết mục ca, múa, nhạc… cho phù hợp chương trình và khả năng hiện có của đơn vị. Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng thường tận dụng tối đa những cái đang có, hạn chế việc thuê thêm. Tập luyện trong thời gian ngắn, nhiều thì một tháng, nhanh thì vài tuần là đi biểu diễn.
Trừ một số ít chương trình có tài trợ lớn để dạo diễn cùng ê kíp thảo sức sáng tạo, cũng như điện ảnh, sức ép của kinh tế thị trường đòi hỏi chi phí thấp nhất. ở nhiều đơn vị biểu diễn nghệ thuật, khâu dàn dựng không có điều kiện làm một các bài bản và chu đáo. Các diễn viên chính thường là diễn viên hợp đồng, nếu là biên chế trong đơn vị thì họ cũng có nhiều kế hoạch trong cùng thời gian, do đó đơn vị không chủ động hoàn toàn về quản lý các diễn viên này, dẫn đến kế hoạch tập luyện bị động. Trang thiết bị kỹ thuật thường không đủ, không đồng bộ cộng thêm kinh phí có hạn, đạo diễn khó chủ động trong việc sáng tạo nghệ thuật. Tính chất “công nghiệp” trong công nghiệp nghệ thuật biểu diễn bị hạn chế rất nhiều.
2.3. Tổ chức biểu diễn và biểu diễn
Tổ chức biểu diễn
Sau khi được cấp phép công diễn, chương trình hay vở diễn cần được đưa ra phục vụ công chúng. Không tính các chương trình, vở diễn đặt hàng, các chương trình vở diễn doanh thu luôn cần tới khâu tổ chức biểu diễn. Một đội ngũ tiếp thị, quảng cáo, sao cho bán được nhiều vé nhất. Đồng thời, họ phải liên hệ địa điểm, xin phép địa phương để biểu diễn, phối hợp an ninh, trật tự, lắp đặt sân khấu, âm thanh, ánh sáng, lo chỗ ăn, nghỉ, phương tiện đi lại cho đoàn diễn. Rất nhiều công việc hậu cần triển khai đồng bộ.
Thực tế hiện nay, các đơn vị ngoài công lập có bộ phận tổ chức biểu diễn tốt hơn các đơn vị công lập. Đơn vị công lập vẫn còn nặng tư duy bao cấp, thiếu tính chủ động, lại bị vướng nhiều cơ chế về tài chính không cho phép chi tiêu vượt định mức hiện hành, mà những định mức này luôn lạc hậu so với mặt bằng giá thị trường. Trong kinh tế thị trường, đơn vị ngoài công lập được chủ động hơn về chi tiêu tài chính, về tuyển dụng và sa thải nhân viên, về tạo quan hệ với các đối tác… Thậm chí, họ chủ động đưa nhân viên đi đào tạo nước ngoài về marketing. Tất cả ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status