Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế từ khi đổi mới - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế từ khi đổi mới



MỤC LỤC
 
 
MỞ ĐẦU 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 5
1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản-một tất yếu lịch sử. 5
2. Bản chất và nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. 7
3. Khả năng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong
phát triển kinh tế ở Việt Nam. 14
II. THỰC TRẠNG GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ KHI ĐỔI MỚI. 16
1. Những thành tích đổi mới và phát triển kinh tế đúng hướng. 16
2. Những khuyết điểm lệch lạc và nguyên nhân dẫn đến sự chệch hướng
ở một số khía cạnh cụ thể. 20
3. Quan điểm và giải pháp cơ bản để giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay. 24
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 28
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh nguyện vọng và lí tưởng của Đảng ta, nhà nước và nhân dân ta, mà còn là xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hoá của lịch sử.
Hiện nay tình hình thế giới đã và đang biến đổi phức tạp.Trong nhiều thập kỷ vừa qua, các nước tư bản chủ nghĩa lợi dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ, tranh thủ và mở rộng phát triển nền kinh tế của mình.Họ đã ra sức điều chỉnh để thích nghi, nên đã đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao và có sự cải thiện nhất định về mặt xã hội. Song điều đó cũng cho thấy những tiền đề về kinh tế và xã hội cho một xã hội tương lai được chuẩn bị ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã cho thấy khi hình thành những yếu tố khẳng định quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cũng đồng thời xuất hiện những yếu tố tự phủ định nó. Sự tác động của những yếu tố này không có tính nhất thời mà là cả một quá trình. Chủ nghĩa tư bản không phải là cả một hình thái kinh tế xã hội vĩnh viễn. Theo quy luật tiến hoá và lý luận về hình thái kinh tế xã hội của Mác thì sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng phải nhường chỗ cho một xã hội văn minh hơn đó là chủ nghĩa hội. Đúng như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa hội. Đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.”
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cần thiết và có tính khách quan. Xây dựng nền kinh tế thị trường không có gì mâu thuẫn với định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đên sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối dập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
2.2.Nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.1.Thực hiện nhất quán, lâu lài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Tìm mọi biện pháp để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh. Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất hàng hoá tuy có bản chất kinh tế khác nhau, nhưng chúng đều là những bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung-cầu, tiền tệ, giá cả chung. Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng. Chính sự tác động của các quy luật kinh tế khác nhau này mà bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền sản xuất hàng hoá ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Vì vậy cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế này, nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiên tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2.Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và những quy luật kinh tế hoạt động riêng, dưa trên một hình thức sở hữu nhất định về lực lượng sản xuất, và có khả năng tái sản xuất một cách tương đối độc lập lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối liên hệ và tác động qua lại, đan xen. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình vận động vừa hợp tác vừa cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế nhà nước phải tự vươn lên, làm sao để cùng nới kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng cho chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế nhà nước cần và có thể giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau:
Thứ nhất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó nó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định.
Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế, là lực lượng có khả năng can thiệp điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tao điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng con đường gián tiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học- công nghệ hiện đại, tiên tiến, do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước, và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất và mở rộng.
Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới, là lực lượng có khả năng đầu tư vì đòi hỏi vốn quá nhiều mà thời gian thu hồi vốn lại chậm...
2.2.3.Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao đông trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
Đảng và nhà nước phải có thiết chế tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế chủ động tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong lĩnh vwc kinh tế xã hội.
Khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở từng loại hình cơ sở. Phát huy quyền dân chủ thay mặt và dân chủ trực tiếp của nhân dân trong việc bàn, quyết định và giám sát việc thực hiện những chủ trương kinh tế, xã hội trực tiếp liên quan đến lợi ích của dân trong việc xử lý theo đúng pháp luật những việc làm sai,những cán bộ vi phạm. Đồng thời, đề cao kỷ luật, kỷ cương của nhà nước.
Các đoàn thể nhân dân cần đổi mới tổ chức và hoạt động của mình hướng vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế xã hội, thiết thực giúp dân phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, tiến lên làm giàu góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.2.4.Tron...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status