Lí luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Lí luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước



MỤC LỤC Trang
Mở đầu 1
Nội dung 2
A-Lí luận 2
I/Phạm trù con người 2
1.Khái niệm con người
2.Quan niệm hiện đại của Mác về con người
và bản chất của nó 3
a.Con người là thực thể sinh học xã hội 3
b.Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ XH 4
II/Nguồn lực con người 4
III/Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá 5
B-Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực 5
I/Vai trò nguồn lực nhân lực 6
II/Thực trạng 7
C-Một số giải pháp và kiến nghị 8
Kết luận 9
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i qua giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá -hiện đại hoá (CNH -HĐH) đất nước : Hiện nay , Việt Nam vẫn còn là một nước cùng kiệt trên thế giới mặc dù sự CNH -HĐH đã được Đảng ta đề xướng từ đại hội đại biểu toàn quốc III (9/1960).Vậy do đâu mà việc tiến hành CNH -HĐH đất nước ta lại gặp nhiều khó khăn như vậy ? Phải chăng 1 trong những nguyên nhân của vấn đề này là do việc sử dụng nguồn lực con người song song với quá trình phát triển chưa hợp lý .
Vì vậy việc tìm hiểu vấn đề con người và hiện đại hoá đất nước là hết sức quan trọng đòi hỏi phải hiểu bản chất và vị trí con người trên mọi phương diện . Xuất phát từ sự bức xúc trên em đã chọn đề tài “ Lí luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong quá trình CNH -HĐH đất nước “.
Do sự hạn chế về kiến thức cũng như tầm hiểu biết , bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót , kính mong thầy cô thông cảm và góp ý . Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của thầy Lê Nam Thắng và thư viện nhà trường .
Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất , tinh thần , đạo đức , trình độ tri thức , vị thế xã hội ... tạo nên năng lực của con người của cộng đồng người có thể sử dụng , phát huy trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội cuả đất nước và trong những hoạt động xã hội .
Đồng thời số lượng và chất lượng nguồn lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ . Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây ra khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy chất lượng lao động cũng bị hạn chế . Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong 1 đơn vị sản xuất , kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong 1 tổ chức xã hội .
Như đã nói , việc nghiên cứu vấn đề con người trong CNH-HĐH là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mọi thành viên trong xã hội . Sở dĩ vấn đề đó lại được quan tâm một cách đặc biệt như vậy là vì nhiều lý do , song có thể nhắc đến một số lý do chủ yếu :
Hiện nay , do yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước và việc phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững thì việc đi lên bằng nguồn lực con người được coi là động lực chủ yếu , quyết định sự phát triển . Sự phát triển không có mục đích tự thân , toàn bộ những chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong những năm trước mắt và lâu dài là sự thể hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của CNXH: Con người là trọng tâm của sự phát triển . Do đó , các chính sách phát triển đất nước phải hướng cụ thể vào mục tiêu tổng quát là phát triển con người , xuất phát từ con người , do con người và vì con người , Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng “ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thực chất là chiến lược phát triển con người , phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm đích cao nhất cuả mọi hoạt động “.Vì lẽ đó mà hàng ngày , hàng giờ trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng , sách báo , tạp chí ...đều có những bài viết sâu sắc đề câp đến vấn đề con người mà chúng ta quan tâm .
Mục tiêu chính của CNH-HĐH là tạo ra tiềm lực to lớn đủ khả năng tiến tới thủ tiêu cùng kiệt nàn , lạc hậu , xây dựng cuộc sống dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh , hay nói chung là tất cả đều nhằm phục vụ con người , coi con người là yếu tố trung tâm số một của mọi hoạt động . Vì thế nên mọi phương tiện thông tin đại chúng đều chĩa mũi nhọn vào vấn đề con người , trong giai đoạn hiện nay . Có giải quyết tốt vấn đề đó với những chính sách về người lao động hợp lý thì mới có được những thành công của sự nghiệp CNH-HĐH . Có thể nói đó là vấn đề số một quyết định đến vận mệnh của nước ta , trong những năm tới . Đặc biệt là trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 , việc nhận thức rõ bản chất của vấn đề con người trong CNH-HĐH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng . Ngoài ra , việc chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu còn do bản thân tâm đắc , từ trước đến nay đã quan tâm được ít nhiều .
Trong nội dung tiểu luận này , trước hết chúng ta nên tìm hiểu thế nào về phạm trù con người , phạm trù CNH-HĐH , sau đó mới nghiên cứu vấn đề con người trong CNH-HĐH và vận dụng ở Việt Nam ta . Cuối cùng là những định hướng , giải pháp phát triển nguồn lực con người đồng thời khắc phục những điểm yếu kém trong việc sử dụng người lao động trong CNH-HĐH hiện nay .
NộI DUNG
A-Lý LUậN
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới , muốn thành công trong sự nghiệp CNH-HĐH đều phải kết hợp lợi thế vốn có của mình với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại . Chính trí tuệ , trình độ học vấn cuả con người là chìa khoá vạn năng để mở kho trong vấn đề này , giúp các nước tiếp cận với nền văn minh khoa học thế giới . Quá trình CNH-HĐH ở một nước nào đó diễn ra nhanh hay chậm , thành công hay thất bại đều phụ thuộc chặt chẽ vào dân nước đó và trình độ của họ .
Nhưng con người là gì mà từ xưa đến nay đã có khá nhiều khái niệm về con người .
I/PHạM TRù CON NGƯờI
1.KHáI NIệM con người
Trải qua các thời kỳ lịch sử “con người” được hiểu một cách rất khác nhau . Triết học cổ đại coi con người là tiểu vũ trụ , trong bản chất của con người là trong bản chất của vũ trụ , là vật cao quý nhất của đất trời , là chúa tể muôn loài , chỉ phục tùng duy nhất một đấng thần linh , con người được chia làm hai phần : phần hồn và phần xác . Chủ nghĩa duy tâm cho rằng phần hồn là do thượng đế sinh ra , tồn tại vĩnh viễn , thể xác là nơi cư ngụ của linh hồn . Khi con người chết thể xác mất đi còn linh hồn lại lìa khỏi thể xác đi tìm nơi cư ngụ mới . Chủ nghĩa duy vật lại cho rằng không có linh hồn bất tử , phần xác mất đi thì linh hồn cũng mất theo .
Triết học thế kỷ 15-18 phát triển quan niệm triết học về con người trên cơ sở KHTN đã phục hưng và bắt đầu phát ttiển . Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người là một bộ máy vận động theo quy luật cơ học , con người duy vật đề cao vai trò sáng tạo của lý tính con người , mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên , của hoàn cảnh . Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi con người là hiện thân cuả cảm giác . Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi con người là hiện thân của ý niệm (Hêghen), nhưng Hêghen đã có công lớn là đưa ra những quy luật về sự hình thành và phát triển của tư duy đối với mọi cá nhân trong xã hội .
Nhìn chung , các quan niệm trên đều xét con người một cách trừu tượng , họ đã tuyệt đối hoá phần hồn hay phần xác , xem xét chúng một cách tách rời cô lập và trừu tượng chúng thành trong bản chất con người . Do đó họ đã đi đến những kết luận và những cách lý giải phiến diện 1 chiều . Mặc khác , họ cũng chưa chú ý đầy đủ đến bản chất xã hội của con người , mặc dù đã có những quan điểm đề cập tới (Hêghen,Phoiơbăc), nhưng chưa khái quát được mặt xã hội trong con người .
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những hạn chế đồng thời phát triển nh

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status