Quản lý công nghệ - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Quản lý công nghệ



Cách nay không lâu, một tổng công ty nhà nước đã bỏ ra gần 10 tỷ đồng để nhập về dây chuyền thiết bị nghiền sàng đá. Sự kiện này gây chú ý đối với những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị khai thác đá không phải vì dây chuyền thiết bị kia có những công nghệ đặc biệt, mà ở chỗ những thiết bị này trong nước có thể chế tạo với giá rẻ hơn đến 10 lần. Nếu công ty nói trên mời tư vấn cho dự án đầu tư này, chắc chắn họ sẽ được khuyên chủ đầu tư chọn thiết bị trong nước sản xuất. Có thể máy móc, thiết bị của Việt Nam chế tạo không bền bằng thiết bị nhập, nhưng với loại sản phẩm không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng như đá làm đường, thì mua thiết bị trong nước có giá rẻ chắc hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn.
Không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu hết những tính năng của thiết bị mà họ mua. Bỏ ra số tiền lớn để mua thiết bị mà không sử dụng hết những tính năng của nó thì coi như đã lãng phí. Việc sử dụng tư vấn trước khi đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được loại máy móc, thiết bị phù hợp với mục tiêu sản xuất của mình.
Số công ty tư vấn đầu tư đúng nghĩa về kỹ thuật, công nghệ ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiềm năng của thị trường này rất lớn nhưng không khai thác được.
Theo kết quả điều tra của hai tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp (DN) tại VN, chỉ có khoảng. 0,1% DN có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Đại diện một số công ty tư vấn tại TPHCM nhận định: Phải mất 20 năm nữa VN mới thực sự có thị trường dịch vụ tư vấn đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

để đảm bảo lợi ích của hai phía và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ.
Nội dung công nghệ được chuyển giao là phần rất quan trọng của một hợp đồng chuyển giao công nghệ(xem phần phụ lục). Theo quy định, phải xác định rõ đối tượng chuyển giao công nghệ; tên công nghệ, mô tả chi tiết những nội dung chủ yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ, giá trị kinh tế và kỹ thuật của mỗi nội dung công nghệ được chuyển giao, kết quả dự kiến sẽ đạt được sau khi thực hiện chuyển giao công nghệ (về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Nhưng trong các hợp đồng đã trình duyệt, phần lớn các nội dung này đều không được làm rõ, do đó không đủ điều kiện để xem xét đánh giá công nghệ.
Chi phí cho chuyển giao công nghệ thường tính rất cao : theo quy định, đối với công nghệ tiên tiến, tổng chi phí cho chuyển giao công nghệ không quá 5% giá bán tịnh (bao gồm cả chuyển giao bí quyết, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và chi phí sử dụng nhãn hiệu hàng hóa). Nhưng nhiều trường hợp, phía nước ngồi đòi chi phí CGCN cao hơn 5% doanh thu bán hàng (mà doanh thu bán hàng lớn hơn giá bán tịnh rất nhiều). Do không có đủ các thông tin cần thiết về công nghệ cần nhập, thiếu các chuyên gia am hiểu về công nghệ nên phía Việt Nam trong liên doanh thường dễ dàng chấp nhận mức chi phí về công nghệ do bên nước ngồi đưa ra. Do đó, khi xem xét, phê duyệt, các cơ quan nhà nước thường phải yêu cầu họ sửa đổi, điều chỉnh lại, dẫn tới việc kéo dài thời gian thẩm định.
Thời gian của hợp đồng CGCN theo quy định là bảy năm, nhưng một số hợp đồng xin thời hạn 10 năm hay lớn hơn (bằng thời hạn của dự án đầu tư, thường là 20-30 năm).
Trong hợp đồng CGCN, phía nước ngồi thường đưa ra những điều khoản ràng buộc về trách nhiệm của bên nhận công nghệ, trong khi trách nhiệm của bên giao công nghệ lại không rõ ràng. Ở một số hợp đồng, luật áp dụng lại là luật của nước ngồi chứ không phải luật pháp Việt Nam (bản thân bên Việt Nam cũng không tìm hiểu xem luật nước ngồi dẫn chiếu trong hợp đồng quy định những nội dung gì, khi xảy ra tranh chấp sẽ xử lý ra sao).
Sự mất cân đối trong việc tiếp nhận công nghệ giữa các ngành nghề.
Ví dụ: 10 năm qua ở Việt Nam có các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng tiếp nhận được nhiều công nghệ mới nhất. Trong khi đó, trong các lĩnh vực công nghiệp, các loại công nghệ mới đưa vào thông qua nhập khẩu và đầu tư nước ngồi chưa nhiều lắm.
Việt Nam đã nhận rất nhiều công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhưng số công nghệ được sử dụng như mong muốn còn rất ít. Việc sử dụng không hiệu quả này, là do trình độ tiếp nhận - quản lý công nghệ của đối tác Việt Nam yếu kém, không hiểu hết giá trị sử dụng của công nghệ đang có trong tay.
Mắc nhiều sai phạm trong việc chuyển giao công nghệ, không sử dụng công nghệ được chuyển giao, gây lãng phí.
Giải pháp:
Nhập khẩu công nghệ:
Về nhà nước:
Để nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, cần thực hiện một số biện pháp sau :
- Xây dựng và ban hành chính sách công nghệ quốc gia, xác định các hướng công nghệ cần ưu tiên nhập trong thời gian từ nay tới năm 2010 và sau năm 2010 để làm căn cứ cho việc lựa chọn và đánh giá công nghệ nhập.
- Xây dựng hệ thống thông tin công nghệ và đảm bảo cập nhật kịp thời để phục vụ cho việc thẩm định, đánh giá công nghệ, cũng như lựa chọn công nghệ thiết bị.
- Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý công nghệ cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Việc nhập công nghệ cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại có chọn lọc ở các lĩnh vực cần thiết. Ưu tiên các công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất và khai thác hợp lý tài nguyên, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Cần tăng cường và nâng cao trình độ kiến thức về luật pháp, công nghệ cho một số công ty tư vấn trong nước để họ có đủ khả năng tư vấn giúp các đơn vị Việt Nam trong quá trình đàm phán và xây dựng hợp đồng CGCN. Đồng thời cần tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các công ty tư vấn nước ngồi có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
Chúng ta không nên đặt vấn đề công nghệ mới hay cũ mà chỉ có vấn đề công nghệ phù hợp hay không. Cho nên, đối với nước ta hiện nay, vấn đề quan trọng không phải là thiết bị công nghệ nào đó còn mới hay đã sử dụng rồi, có tiên tiến hay không mà quan trọng là ở chỗ thiết bị đó có phù hợp với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể, trong điều kiện cụ thể, ở Việt Nam hay không ? Thời gian qua, có nhiều nhà máy liên doanh sử dụng các công nghệ rất tiên tiến nhưng lại không phát huy hiệu quả do trình độ khoa học, công nghệ, lao động của tồn xã hội chưa phát triển đồng bộ.
Hiện nay, nền khoa học (KH) của chúng ta còn thấp, kinh tế kém phát triển nhưng so với các nước ở cùng trình độ kinh tế thì trình độ dân trí nước ta cũng tương đối khá, đặc biệt là khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ mới khá nhanh. Thực tế chứng minh, chúng ta đi sau, nhưng nếu biết chọn lựa, biết tổ chức, biết tranh thủ hợp tác với nước ngồi thì có thể đi thẳng vào những công nghệ mới nhất và làm thành công.
Về doanh nghiệp
Có lẽ vấn đề quan trọng nhất đặt ra trước các doanh nghiệp là làm thế nào để đảm bảo cho các công nghệ, thiết bị đã nhập được lắp đặt và vận hành ổn định, phát huy hiệu quả cao. Ngồi ra, vấn đề cơ bản và lâu dài là nhanh chóng làm chủ được công nghệ, thiết bị mới. Hiện nay, do phần lớn máy móc nhập vào thuộc công nghệ thông thường đang sử dụng phổ biến trên thế giới nên các dự án, hợp đồng có riêng nội dung này không nhiều.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn xa trông rộng để hôm nay không làm những điều gì sẽ gây ra các khó khăn cho tương lai. Bên cạnh đó, còn phải chủ động tìm kiếm đối tác nước ngồi, không chỉ đơn giản bằng cách quảng cáo trên báo chí ngồi nước. Tích cực tìm kiếm đối tác thích hợp có ý nghĩa rất khác với việc đăng báo. Cụ thể hơn, công ty Việt Nam cần hiểu rõ về bốn vấn đề: mình có gì để cung cấp; mình tìm kiếm cái gì nơi đối tác nước ngồi; tiềm năng của đối tác; và đối tác đang muốn tìm kiếm những gì.
Ngồi việc chiếm lĩnh công nghệ mới và kỹ năng mới, thành công của công ty nước chủ nhà còn là phát triển quản lý và thâm nhập được vào các thị trường mới.
Chuyển giao công nghệ:
Về nhà nước:
Muốn thúc đẩy đối tác nước ngồi chuyển giao công nghệ, trước hết, chính phủ cần ra tay hỗ trợ cho các công ty địa phương trong liên doanh.
Ví dụ: hãng xe hơi Nhật Mitsubishi, đối tác trong liên doanh sản xuất xe hơi hiệu Proton ở Malaysia viện cớ người Malaysia không đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới để trì hỗn việc chuyển giao, đích thân Thủ tướng Mahathir Mohamad đã lên đài truyền hình tuyên bố ông sẽ tìm đối tác khác và có thể Mal...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status