Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam



Trường hợp L/C qui định đòi tiền bằng chứng từ: Khi nhận được bộ chứng từ nước ngoài xác nhận phù hợp, Đơn vị đầu mối kiểm tra. Nếu không có gì sai sót đơn vị đầu mối tự động trích tài khoản tiền gửi của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, đồng thời sẽ báo Nợ ngay cho Sở, Sở sẽ ghi Nợ ngay cho khách hàng trong cùng ngày làm việc.
Nếu bộ chứng từ chuyển thẳng về chi nhánh thì trong vòng 03 ngày làm việc, Sở phải kiểm tra và trao đổi với khách hàng để có lệnh cho đơn vị đầu mối ghi Nợ tài khoản của Sở thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Lập phiếu kiểm nhận chứng từ và giao chứng từ cho khách hàng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ỉ chú trọng đến đầu tư tín dụng cho các hộ, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mà còn chú trọng đến đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, đầu tư trung dài hạn các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh nông sản. Điều này, cũng tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh đầu tư và phát triển nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
- Một điểm thuận lợi nữa là Sở thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế sau Ngân hàng Ngoại thương và một số Ngân hàng khác khá lâu nên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, có cơ hội để khẳng định năng lực cũng như khả năng của mình.
- Từ các đặc điểm trên cho thấy: khách hàng của Sở trong hoạt động thanh toán quốc tế có tiềm năng gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Điều này, đòi hỏi Sở phải có chương trình và kế hoạch phát triển một cách đồng bộ và có hiệu quả.
b) Khó khăn
- Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của kinh tế nông thôn hiện nay là kỹ thuật canh tác lạc hậu, hệ thống nông thôn cùng kiệt nàn, phân tán, rất khó cho việc quản lý kinh tế và áp dụng kỹ thuật hiện đại tiên tiến đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và Sở giao dịch I nói riêng. Mặc dù, công cuộc đổi mới đã chuyển nền kinh tế nông thôn sang kinh tế thị trường, song chủ yếu vẫn là trồng trọt, chăn nuôi của các hộ sản xuất với qui mô nhỏ, công nghiệp chế biến và lĩnh vực phi nông nghiệp nông thôn vẫn chưa phát triển. Do đó, cơ cấu đầu tư chủ yếu của Sở là các dự án có qui mô nhỏ, tỉ lệ chi phí quản lý lớn.
- Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và môi trường. Do vậy, các đối tượng đầu tư chủ yếu của sở cũng chịu sự ảnh hưởng này, dẫn đến tình hình kinh doanh gặp nhiều rủi ro.
2.2. Thực trạng tổ chức thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN
2.2.1. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I
Trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Sự biến động của giá cả một số mặt hàng trên thế giới đã tác động gây ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu của Việt Nam, tỉ trọng cho vay phát triển nền kinh tế trong tình trạng nhập siêu. Mới bước vào hoạt động, kinh nghiệm hoạt động thanh toán quốc tế còn hạn chế, vấp phải việc cạnh tranh với ngân hàng khác... khách hàng chủ yếu là khách hàng nhập, khách hàng xuất chưa nhiều nên thanh toán quốc tế gặp phải nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn cung ngoại tệ. Mặc dù phải đương đầu với những khó khăn như vậy song số lượng giao dịch, số món và số tiền tăng đều đặn qua các thời kỳ, đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán.
Nếu như trong 6 tháng cuối năm 1998, do vừa mới thành lập, mọi hoạt động về huy động tiết kiệm, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ... còn bị hạn chế, bước đầu vừa làm vừa học hỏi, khách hàng cũng chưa biết nhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế của Sở nên chỉ có 5 đơn vị mở tài khoản, đặt quan hệ thanh toán, doanh số thanh toán đạt thấp: 33 món với trị giá: 1,7 triệu USD. Do vậy, chỉ đạt chênh lệch thu, chi về nghiệp vụ mua bán và thanh toán là 95 triệu thì tới năm 1999 và đầu năm 2000 con số này đã khác hẳn, cụ thể:
Cả ba cách thanh toán: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ được sử dụng nhưng giá trị thanh toán bằng cách tín dụng chứng từ thường đạt kết quả cao nhất:
Nghiệp vụ chuyển tiền
* Nghiệp vụ chuyển tiền đi
Trong trường hợp khách hàng yêu cầu chuyển tiền ra nước ngoài cần xuất trình cho Sở hồ sơ chuyển tiền gồm: Lệnh chuyển tiền; Hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu; Hạn ngạch giấy phép xuất nhập khẩu theo qui định của bộ Thương mại; Bộ chứng từ theo qui định của hợp đồng xuất nhập khẩu, cùng các giấy tờ khác liên quan đến việc chuyển tiền theo mẫu của Sở. Sau đó, Sở sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ. Nếu hợp lệ thì thu tiền của khách hàng (bao gồm cả dịch vụ phí) đồng thời lệnh cho đơn vị đầu mối ghi Nợ tài khoản của mình và chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện nghiệp vụ này, Sở là Ngân hàng phát hành lệnh chuyển tiền, khách hàng trong nước phải xuất trình lệnh chi trả ghi rõ: Ai là người thụ hưởng? Số tiền là bao nhiêu? Loại tiền gì? Lý do chuyển?... Sau khi kiểm tra tính pháp lý của lệnh chuyển tiền, Sở có trách nhiệm chuyển đúng số lượng, loại tiền, địa chỉ theo yêu cầu của lệnh bằng phương tiện nhanh nhất.
* Nghiệp vụ chuyển tiền đến
Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ Ngân hàng nước ngoài chuyển đến bằng điện chuyển tiền (T/T), hay bằng thư (M/T), Sở phải kiểm tra, xác nhận mã điện (nếu bằng Telex hay bằng SWIFT), chữ ký ủy quyền (nếu bằng thư), tên, địa chỉ đầy đủ của người thụ hưởng, tên người trả tiền, số tiền, loại tiền, ngày hiệu lực, chi phí chuyển tiền do ai chịu. Sau đó làm thủ tục chi trả nếu lệnh chuyển tiền là chính xác. Trong trường hợp này Sở làm trung gian chuyển tiền và có trách nhiệm pháp lý với Ngân hàng phát hành lệnh chuyển tiền.
Biểu2: Kết quả hoạt động chuyển tiền
Loại ngoại tệ
Năm 98
Năm 99
Năm 2000
Quí 1/2001
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
USD
14
1.425.484,7
114
9.117.233
98
10.370.661
14
757.041,84
FRF
6
2.101.441
33
11.258.836
28
12.833.393
4
410.480,60
DEM
2
63.246
1
6.056,4
JPY
1
981.000
2
7.044.000
SGD
1
8.220
3
327,490
GBP
2
1.714
1
1.795
EUR
1
1.795
BEF
1
104.295
Tổng:
20
151
136
19
(Nguồn: Báo cáo kết quả thanh toán quốc tế năm 98, năm 99, năm 2000, quí I năm 2001).
Qua số liệu trên ta thấy rằng số món chuyển tiền ở Sở năm 2000 tuy có giảm hơn so với năm 1999 là 15 món nhưng về giá trị lại tăng hơn so với năm 1999 là 1.253.428 USD. So với năm 98 thì vượt xa cả về số món lẫn số tiền.
Năm 1999, năm 2000 số món và doanh số chuyển tiền tương đối đồng đều, ổn định, là do kinh tế lấy lại đà tăng trưởng nên các doanh nghiệp đã mở rộng quan hệ buôn bán ký kết được nhiều hợp đồng lớn. So với Ngân hàng Ngoại thương - Ngân hàng phát triển nhất về thanh toán quốc tế. Sở chưa có một công nghệ chuyển tiền hiện đại như chương trình thanh toán "Money gram" một chương trình chuyển tiền hết sức nhanh chóng và thuận tiện có thể cho phép một khách hàng tại Việt Nam có thể lĩnh chọn số tiền gửi về từ nước ngoài bằng ngoại tệ hay đồng Việt Nam trong 24 giờ mà không phải tốn phí.
Bên cạnh đó, ngành bưu chính viễn thông cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn. Vì, trong những năm gần đây, hệ thống thông tin viễn thông được hiện đại hóa khiến việc chuyển tiền qua bưu điện cũng rất thuận lợi và nhanh chóng.
Hơn nữa năm 1998 Chính phủ cũng chủ trương thu hẹp diện các doanh nghiệp được phép tham gia xuất nhập khẩu cũng như việc thu hẹp các mặt hàng nhập khẩu do nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Tuy gặp phải những khó khăn lớn như vậy, song nghiệp vụ chuyển tiền tại Sở có tốc độ tăng trưởng khá tốt cả về số món lẫn giá trị từng món. Con số đạt được còn khá khiêm tốn, nhưng nó cũng là dấu hiệu cho ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status