Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 10
1.1. Khái quát về giáo dục ngoài công lập 10
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập 24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 43
2.1. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các trường trung học phổ thông ngoài công lập 43
2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập 47
2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật 65
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 67
3.1. Dự báo, định hướng và yêu cầu, mục tiêu của phát triển trung học phổ thông ngoài công lập đến năm 2010 67
3.2. Các giải pháp cụ thể 68
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ộng liên quan đến trường THPT ngoài công lập diễn ra trong xã hội, đảm bảo vai trò kiểm soát, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập.
ở địa phương, chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới các hình thức: nghị quyết, quyết định, chỉ thị để cụ thể hoá các quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm thực hiện hoạt động quản lý trường THPT ngoài công lập trên phạm vi lãnh thổ địa phương.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về trường trung học phổ thông ngoài công lập
Pháp luật được ban hành tự thân nó không thể vào đời sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện trong thực tế đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật luật về trường THPT ngoài công lập thực chất là việc các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này có hành vi xử sự (thông qua hành động hay không hành động) phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì hành vi thực hiện đúng pháp luật về trường THPT ngoài công lập của các chủ thể pháp luật là hành vi hợp pháp, có ích cho xã hội, cho Nhà nước và cá nhân. Vì vậy, tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng để pháp luật đi vào đời sống, phát huy được vai trò, tác dụng của mình.
Bàn về vấn đề này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh đã từng chỉ rõ: “Xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của cuộc sống xã hội là việc khó, nhưng việc bảo đảm để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều”.
Thực hiện đúng đắn pháp luật là yêu cầu khách quan và bắt buộc của quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập. Pháp luật về trường THPT ngoài công lập được ban hành nhưng không được thực hiện hay thực hiện kém hiệu quả thì điều đó chứng tỏ rằng công tác quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập còn yếu kém. Do vậy, xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trường THPT ngoài công lập là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mặt khác, pháp luật nói chung và pháp luật về trường THPT ngoài công lập nói riêng do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mang tính quyền lực nhà nước, cho nên nó được nhà nước bảo đảm thực hiện. Vì vậy, đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này thì tuy theo mức độ khác nhau mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật rất rộng, nhưng dưới góc độ của hoạt động quản lý nhà nước trong luận văn này đi vào phân tích những nội dung cơ bản theo quy định tại Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thụngvà trường phổ thụng cú nhiều cấp học(Ban hành kốm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giỏo dục và Đào tạo)
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và cỏc hoạt động giỏo dục khỏc của Chương trỡnh giỏo dục phổ thụng.
2. Quản lý giỏo viờn, cỏn bộ, nhõn viờn; tham gia tuyển dụng và điều động giỏo viờn, cỏn bộ, nhõn viờn.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giỏo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giỏo dục trong phạm vi cộng đồng.
5. Huy động, quản lý, sử dụng cỏc nguồn lực cho hoạt động giỏo dục. Phối hợp với gia đỡnh học sinh, tổ chức và cỏ nhõn trong hoạt động giỏo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giỏo viờn, nhõn viờn, học sinh tham gia hoạt động xó hội.
8. Tự đỏnh giỏ chất lượng giỏo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giỏo dục của cơ quan cú thẩm quyền kiểm định chất lượng giỏo dục.
9. Thực hiện cỏc nhiệm vụ, quyền hạn khỏc theo quy định của phỏp luật.
1.2.3.3. Thực hiện hoạt động bảo vệ pháp luật
Hoạt động bảo vệ pháp luật thực chất là việc thực thi quyền tư pháp của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập, bao hàm cả hoạt động hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của trường THPT ngoài công lập (hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật). Hoạt động này bao gồm:
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý, hoạt động của nhà trường.
- Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và hoạt động của nhà trường.
Để quản lý tốt trường THPT ngoài công lập, cần có sự gắn bó chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà trường, với cha mẹ học sinh và học sinh. Đó là một hoạt động rất phức tạp đòi hỏi có sự thống nhất chặt chẽ giữa hiểu biết thực tiễn pháp luật với việc sử dụng pháp luật. Muốn có những hiểu biết để tác động và điều chỉnh các quan hệ pháp luật thì phải tiến hành thanh tra, kiểm tra mà qua đó biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý đối với đối tượng bị quản lý trên cả những ưu điểm cũng như những hạn chế tồn tại. Từ đó đề ra những giải pháp đúng để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế tồn tại bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo pháp chế XHCN, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước được giữ vững.
Mặt khác, trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong việc quản lý và hoạt động của nhà trường có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà trường với người học được thực hiện theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường và đảm bảo lợi ích của xã hội cũng như lợi ích công dân.
Chương 2
Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với trường Trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt Nam
2.1. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các trường trung học phổ thông ngoài công lập
2.1.1. Những kết quả đã đạt được
a. Về số lượng
Từ đầu năm 1999 (thời điểm sau khi Luật giáo dục năm 1998 được ban hành) đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành và phối hợp ban hành được 612 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, trong đó có 02 luật (Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005), 4 nghị quyết của Quốc hội, 26 văn bản của Chính phủ, 125 văn bản của Thủ tướng Chính phủ, còn lại là 298 văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành liên quan.
Số văn bản này thống kê theo năm ban hành như sau:
Năm
ban hành
1999
200...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status