Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 6
1.1. Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6
1.2. Nội dung, yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện 16
1.3. Các yếu tố tác động và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện 23
1.4. Kinh nghiệm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho huyện Châu Thành 30
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Châu Thành tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 37
2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành giai đoạn 1995 - 2007 43
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2015 64
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành và phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 64
3.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i, lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản, vừa tạo thuận lợi cho ngành thủy sản tăng trưởng ở tốc độ cao (14,22%/năm), vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ổn định ở mức khá cao (4,58%/năm). Kết quả là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp đạt cao.
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) thời kỳ 1995 – 2007 thể hiện xu hướng chuyển dịch như sau: tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt giảm chậm từ 81,26% năm 1995 xuống 79,66% năm 2007 (giảm 1,60%); tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 12,76% năm 1995 lên 15,89% năm 2003 (cả thời kỳ 1996 - 2005 chỉ tăng 1,62%); tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp chuyển dịch không rõ xu hướng (dao động từ 6,15 - 8,27%). Nguyên nhân chính là do chăn nuôi (kể cả những năm trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm) và dịch vụ nông nghiệp vừa có quy mô giá trị sản xuất nhỏ, vừa có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không cao, trong khi trồng trọt vốn đã có quy mô giá trị sản xuất lớn, lại đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (6,83%/năm), đã làm cho quá trình chuyển dịch chậm lại.
- Đối với trồng trọt: Giá trị sản xuất trồng trọt thời kỳ 1995 - 2007 có tốc độ tăng trưởng khá cao (4,37%/năm), nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm sản phẩm chủ lực lại diễn ra chậm và không ổn định qua các năm, cụ thể:
+ Nhóm cây lương thực có hạt, chủ yếu là lúa chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn và giảm chậm, giai đoạn 1995 - 2007 giảm 1,5%, do tốc độ tăng trưởng của nhóm cây này khá cao (3,76%/năm). Năng suất và chất lượng lúa tăng làm cho xuất khẩu gạo được cải thiện, nhất là từ năm 2003 trở lại đây. Xuất khẩu gạo tăng nhanh cả về số lượng và giá bán, kéo theo giá lúa trong nước tăng cao (chỉ số tăng giá lúa là 149,4% thời kỳ 1995 - 2005) đã kích thích các hộ trồng lúa đầu tư thâm canh tăng năng suất, dẫn đến sản lượng lúa tăng mạnh.
+ Nhóm cây ăn quả chiếm tỷ lệ thấp và có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không cao, tuy nhiên chất lượng một số trái cây chủ lực bước đầu được cải thiện, nhưng do điểm xuất phát về quy mô giá trị sản xuất nhỏ nên tỷ trọng tăng chậm từ 10,24% năm 1995 lên 11,04% năm 2007 (tăng 0,84%).
+ Nhóm các cây còn lại (rau, đậu nành, mía,...) có tỷ trọng giá trị sản xuất nhỏ và tăng chậm, từ 15,07% năm 1995 lên 15,54% năm 2007 (tăng 0,47%). Trong đó, chỉ có giá trị sản xuất rau các loại tăng, các cây còn lại hầu hết đều giảm là do thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, giá cả không ổn định và tăng chậm (chỉ số tăng giá đậu xanh là 136,2%, đậu nành là 125,9% thời kỳ 1995 - 2005).
- Đối với chăn nuôi: So với các huyện miền núi của tỉnh, huyện Châu Thành có điều kiện phát triển chăn nuôi ít thuận lợi (trừ chăn nuôi vịt) do tình trạng ngập lũ và dân cư phân bố theo cụm, tuyến tập trung với mật độ cao. Do tác động của dịch cúm gia cầm (năm 2004) nên số lượng đàn gia cầm tăng không đáng kể, tuy nhiên trong hai năm gần đây tổng đàn gia cầm tăng mạnh, tính đến năm 2007 tổng đàn là 653.631 con (chủ yếu là vịt đàn). Tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc trung bình giai đoạn 2000-2007 là trên 12%/năm (trừ năm 2004).
- Ngành thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành thủy sản (nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thủy sản và dịch vụ thủy sản) của huyện thời kỳ 1996 - 2005 chuyển dịch mạnh theo hướng: Tỷ trọng giá trị sản xuất khai thác thủy sản giảm; tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ cũng tăng. Nguyên nhân chính là nhờ có sự chuyển hướng khai thác tiềm năng và lợi thế tự nhiên của huyện từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng và dịch vụ thủy sản tăng cao. Sản lượng thủy sản, năm 2007 đạt hơn 38.440 tấn, trong đó nuôi trồng chiếm đến 87% tổng sản lượng và sản lượng này mỗi năm tăng trên 20%, đặc biệt năm 2007 tăng đến 62,4%. Đây là định hướng phát triển đúng đắn và đạt hiệu quả cao của huyện trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, mà chủ lực là cá tra, cá ba sa; một mặt đã góp phần cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, mặt khác góp phần gia tăng giá trị cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và đã góp phần giải quyết vấn đề lao động ở nông thôn.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp nêu trên đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực thủy sản, làm tăng sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, do sự tăng nhanh về quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là diện tích nuôi tôm chân ruộng ở các vùng trũng và diện tích nuôi cá tra, cá ba sa ở các xã, thị trấn ven sông Hậu cùng với tình trạng nuôi trồng một cách tự phát từ năm 2000 trở lại đây đã nảy sinh một số vấn đề bất cập cần được điều chỉnh: (1) Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là thủy lợi và các hoạt động dịch vụ phát triển không theo kịp hay thiếu đồng bộ với sản xuất; (2) Môi trường nước ở một số khu vực nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm; (3) Tỷ lệ nợ xấu và rủi ro trong các hộ nuôi trồng thủy sản hiện nay khá cao; (4) Chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là về tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thời gian qua, lĩnh vực trồng trọt vẫn là bộ phận chủ yếu với cây trồng chính là lúa, tiếp đến là lĩnh vực thuỷ sản với sự phát triển mạnh của nuôi trồng; trong lĩnh vực chăn nuôi, số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm tăng đều qua các năm. Đây là những thuận lợi cho công tác quy hoạch và phát triển nông thôn giai đoạn tiếp theo.
Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định, song nhìn chung, ngành nông nghiệp của huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng hiện có. Sản xuất dựa trên hộ gia đình riêng lẻ, không có sự liên kết giữa những người sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, không có sự liên kết giữa sản xuất và chế biến, phân phối nên người sản xuất nhỏ luôn chịu rủi ro và thiệt thòi.
* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là ngành quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự ổn định đời sống của nhân dân và là lợi thế phát triển của huyện Châu Thành, trong đó, lĩnh vực trồng trọt là lĩnh vực có thế mạnh vượt trội. Do vậy, huyện đã chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác các lợi thế cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với lĩnh vực trồng trọt:
+ Đối với cây lương thực: Châu Thành là một huyện vùng trũng có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực. Với cách nhìn tổng thể, an ninh lương thực thể hiện ở góc độ vừa sản xuất đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu đời sống x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status