Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8
1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp 8
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của một số địa phương 31
Ch­¬ng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ SÊ TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 39
2.1. Những tiềm năng và lợi thế của huyện Chư Sê trong phát triển nông nghiệp và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn 39
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ SÊ 78
3.1. Phương hướng phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê 78
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê thời gian tới 88
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 124
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

12,5 ha cà phê kinh doanh với trên 500 lao động, trong đó có 50% là người dân tộc thiểu số.
Công ty cà phê Gia Lai là DN được thành lập tháng 10/1985, đứng chân trên địa bàn 3 huyện Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai và thành phố Pleiku. Công ty có nhiệm vụ trồng cà phê dưới hình thức nông trường quốc doanh trên diện tích 700,7 ha. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiệm vụ mua sản phẩm cà phê cho nông dân và chế biến để xuất khẩu trực tiếp. Công ty là đơn vị duy nhất của tỉnh Gia Lai làm ăn có hiệu quả trong lĩnh vực trồng cà phê theo mô hình DN Nông nghiệp Nhà nước và thực hiện dịch vụ “hai đầu” cho nông dân. Ngoài sản xuất, kinh doanh, công ty còn có nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị tại địa phương.
Công ty có cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Ia Pal thuộc huyện Chư Sê với diện tích đất là 341 ha và sử dụng 383 lao động trong đó phần đông là người dân tộc thiểu số và đồng bào kinh tế mới từ Hải Dương vào từ năm 1978.
DN tư nhân và hợp tác xã:
Trên địa bàn huyện Chư Sê, DNNN tư nhân được phát triển chủ yếu là hình thức trang trại. So với các huyện ở tỉnh Gia Lai, Chư Sê là huyện được coi là thủ phủ của các chủ trang trại. Trước khi chia tách huyện (Chư Sê cũ) đã có lúc lên đến hơn 800 trang trại, chiếm 40% tổng số lượng trang trại toàn tỉnh Gia Lai.
Kể từ khi tách huyện (đầu năm 2010), số trang trại của huyện Chư Sê (mới) còn 371, với tổng số lao động 1.273 người, trong đó có 345 trang trại trồng trọt và 21 trang trại chăn nuôi. Xã có nhiều hộ trang trại nhất là Ia Blang với 164 trang trại.
Với thế mạnh về tài nguyên đất, các trang trại ở Chư Sê được tập trung chuyên môn hóa vào cây công nghiệp, nhất là hồ tiêu, cà phê; các trang trại chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò đàn và nuôi lợn.
Trong số 371 trạng trại trên địa bàn có 6 doanh nghiệp tương đối lớn như trang trại tư nhân Phúc Huy kinh doanh chaên nuôi bò ( trên 2.500 con ), troàng, cheá bieán hạt tieâu traéng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Trúc Khanh kinh doanh chaên nuoâi lợn tập trung ( qui mô hơn 2.000 con ) và saûn xuaát phaân gia suùc; trang trại Nguyễn Thị Hoa, trang trại Tuyết Hội, trang trại Hoàng Xuân Hạnh kinh doanh trồng trọt trên 100 ha kết hợp chăn nuôi; trang trại Hồ Ia Crin ở xã Ia Tiêu kinh doanh cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi heo địa phương, nuôi nhím kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái.
Ngoài các trang trại trên, huyện còn có một số doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Hưng sản xuất và chế biến hồ tiêu xuất khẩu, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Linh H’Nga làm nghề trồng rừng, vận tải, du lịch sinh thái và phát triển làng nghề.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ SÊ
2.2.1. Thành quả đạt được
Quá trình phát triển các DNNN ở huyện Chư Sê từ năm 2005 đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng trong mở rộng việc khai thác và phát huy nguồn lực sản xuất trên địa bàn, phát triển kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Đây còn là hình thức tổ chức kinh tế có hiệu quả góp phần vào đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và góp phần bảo đảm quốc phòng và an ninh trên địa bàn một huyện miền núi ở Tây Nguyên vốn rất phức tạp về an ninh, chính trị.
- Khai thác và phát huy nguồn lực sản xuất trên địa bàn:
Sự hình thành và phát triển các DNNN đã tạo ra điều kiện để tập trung các nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất đai và nhân lực được tập trung và đưa vào sử dụng dưới hình thức kinh doanh trong các DN. Đây là điều kiện để phát triển sản xuất quy mô lớn.
Bảng 2.1. Diện tích đất nông nghiệp và lao động được tập trung trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Nhà nước ở Chư Sê (2005-2010)
STT
Tên doanh nghiệp
Đất sử dụng (ha)
Số lao động
sử dụng (người)
Tổng số
Trong đó DT cà phê
Tổng số
Người DT thiểu số
1
Công ty cao su Chư Sê
5.994
-
2.520
986
2
Công ty cà phê Gia Lai (tại Ia Pát thuộc Chư Sê)
341
341
383
193
3
Công ty cao su Mang Yang (tại nông trường Bờ Ngoong, Chư Sê)
1.678
12,5
539
272
Tổng số
8.013
353,5
3.442
1.361
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo sản xuất của Công ty cao su Chư Sê, Công ty cao su Mang Yang và Công ty cà phê Gia Lai từ năm 2005 – 2010.
Trong các DNNN tư nhân và hợp tác xã đã có một số đơn vị sử dụng diện tích đất tương đối lớn. Đơn vị sử dụng từ 20 ha đất trở lên ở Chư Sê như DN tư nhân Phúc Huy có 3 trang trại, công ty trách nhiệm hữu hạn Trúc Khanh có 2 trang trại, trang trại Tuyết Hội, trang trại Hoàng Xuân Hạnh, hợp tác xã dịch vụ Linh Nga có 3 trang trại v.v... Các DN này đã và đang sử dụng trên 50 lao động, trong đó phần lớn lao động là người dân tộc thiểu số làm theo thời vụ. Các lao động làm việc trong các DN đều có trình độ chuyên môn kỹ thuật của công việc đảm nhiệm.
Nhờ tập trung được nguồn lực đất đai, lao động và do kinh doanh theo cách sản xuất hàng hóa nên các DN đã có điều kiện sử dụng các nguồn lực khác như tăng quy mô đầu tư vốn và công nghệ, có điều kiện hơn các cơ sở kinh tế cá thể trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng như đảm bảo môi trường sinh thái.
Đã dựa vào thế mạnh để sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và của DN trên thị trường.
Các DN đã biết khai thác lợi thế của vùng đất Chư Sê, hướng vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như trồng cây cao su, cà phê, nuôi bò, đặc biệt là trồng hồ tiêu. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện những trang trại sản xuất hồ tiêu quy mô lớn, góp phần làm nên thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê nổi tiếng ở trong nước và ở hơn 70 nước trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như thị trường EU và thị trường Mỹ. Tạo ra sản phẩm hàng hóa nông sản xuất khẩu uy tín thu về ngoại tệ cho đất nước; góp phần quan trọng để Hồ tiêu Việt Nam ở vị thế số một thế giới; tạo việc làm ổn định đời sống cho hơn 10.000 hộ dân trực tiếp sản xuất, chế biến Hồ tiêu trên địa bàn. Hình thức tổ chức sản xuất hồ tiêu chủ yếu là hộ. Trên địa bàn đã có nhiều hộ trồng hồ tiêu với quy mô bình quân một hộ trồng từ 1.000 - 1.500 trụ. Giống tiêu được trồng là các giống đã được chọn lọc có chất lượng và năng suất cao nhất, kháng bệnh tốt, chế độ phân tưới nước hợp lý chủ yếu là bón phân hữu cơ tạo ra cho Hồ tiêu Chư sê có một chất lượng độc đáo. Huyện đã hỗ trợ cho các DN trong việc xây dựng vườn ươm giống thực hiện chọn lọc, để có đủ giống tốt, giống sạch bệnh, kịp thời cung cấp cho nhân dân sản xuất cải tạo vườn tiêu hay tái canh trên vườn tiêu đến thời kỳ thanh lý. Các DN đã đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiêu, hoàn thiện quy trình sản xuất thu hái sơ chế biến và bảo quản tại nông hộ phù hợp với điều kiện sinh thái, địa phương bảo đảm cho năng suất cao, chất lượng tốt đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.
Trước đây, do việc sản xuất còn mang nặng yếu tố tự nhiên, nên người dân chỉ quan tâm ở khâu tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status