Luận án Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước - pdf 17

Download miễn phí Luận án Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 5
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 5
1.1.2. Vai trò, chức năng và mục đích của kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 9
1.2. Các quan điểm cơ bản về tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 16
1.2.1. Các quan điểm cơ bản về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 16
1.2.2. Các quan điểm cơ bản về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 23
1.3. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 27
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp 27
1.3.2. Tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp 29
1.4. Tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 38
1.4.1. Tổ chức phân công thực hiện công việc phân tích 38
1.4.2. Tổ chức công tác phân tích trong doanh nghiệp 41
1.5. Tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 57
1.5.1. Tổ chức quản lý thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 57
1.5.2. Tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 58
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 60
2.1. Thực trạng hoạt động và tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay 60
2.1.1. Quá trình phát triển và vai trò của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam 60
2.1.2. Thực trạng tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 64
2.2. Thực trạng về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhà nước 66
2.2.1. Biểu hiện của kế toán quản trị trong chế độ kế toán Việt Nam 66
2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
nhà nước 71
2.3. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 81
2.3.1. Quy định hiện hành về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 81
2.3.2. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 83
2.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 91
2.4. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh của một số nước trên thế giới 96
2.4.1. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh ở Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô cũ) 96
2.4.2. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh ở Cộng hòa Pháp 98
2.4.3. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh ở Mỹ 100
2.5. Nhận xét đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 104
2.5.1. Những kết quả đạt được 104
2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục 106
Chương 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 115
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 115
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 116
3.2.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh 116
3.2.2. Các nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 117
3.3. Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 119
3.3.1. Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị 119
3.3.2. Nội dung hoàn thiện tổ chức phân tích kinh doanh 145
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức quản lý và sử dụng thông tin kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 162
3.4. Điều kiện cơ bản để hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước 171
3.4.1. Đối với nhà nước, cơ quan chức năng và các trường. 172
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước 175
KẾT LUẬN 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ững khả năng tiềm tàng cần được phát huy, khai thác, nhằm giúp giám đốc và những người có trách nhiệm liên quan đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời.
Trong các chỉ thị, thông tư của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong các DNNN cũng luôn đề cập đến việc tổ chức PTKD trong DN, không chỉ phân tích các chỉ tiêu tổng hợp mà cần thiết phải phân tích tình hình sử dụng từng yếu tố của quá trình sản xuất. Thông tư số 76-TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các DNNN có nêu:
Doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra, tổ chức phân tích tình hình thực hiện mức tiêu hao vật tư thường xuyên và định kỳ để đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân sử dụng tiết kiệm vật tư và xử lý các trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức" và "phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm so với định mức và thực tế kỳ trước, kiến nghị biện pháp xử lý... [74].
Qua những qui định trên đã thể hiện Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác PTKD trong các DNNN và xác định đó là một công việc quan trọng mà cán bộ kế toán phải làm.
2.3.2. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước
2.3.2.1. Thực trạng tổ chức phân công thực hiện công việc phân tích kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước
Việc phân công thực hiện công việc PTKD trong các DNNN hiện nay thường không rõ ràng và có sự khác nhau giữa các DN. Một số DNNN thực hiện khá tốt và thường xuyên công việc PTKD, và thường do phòng kế toán, phòng kế hoạch và phòng kinh doanh thực hiện. Một số DN chỉ do phòng kế hoạch và phòng kế toán đảm nhiệm. Có không ít DNNN hầu như không thực hiện PTKD, chỉ thực hiện phân tích một số chỉ tiêu trên thuyết minh BCTC, do phòng kế toán thực hiện.
2.3.2.2. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước
Do quy mô sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ khác nhau, yêu cầu và trình độ tổ chức quản lý của các DNNN rất khác nhau nên việc tổ chức công tác PTKD giữa các DNNN có sự khác biệt nhau rất lớn về qui mô, trình độ và tính ứng dụng của nó trong quản lý vi mô.
Qua khảo sát nghiên cứu thực tế về tổ chức PTKD trong một số DNNN hiện nay, có thể khái quát hóa những nét cơ bản về thực trạng tổ chức PTKD trong các DNNN hiện nay như sau:
a) Thực trạng về lựa chọn loại hình, chỉ tiêu, phương pháp phân tích
* Thứ nhất: Về lựa chọn loại hình phân tích.
+ Đa phần các DNNN mới thực hiện phân tích định kỳ, (quí, năm), ít chú ý đến phân tích thường xuyên.
Những DNNN thuộc Tổng công ty có yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin thường xuyên cho Tổng công ty, các DN thành viên phải thực hiện phân tích theo kỳ hạn ngắn hơn, ví dụ như Tổng công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng yêu cầu các DN thành viên cung cấp thông tin về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, giá bán bình quân, dư nợ ngân hàng... theo 10 ngày, tháng, quí... có phân tích diễn giải thông tin. Ngoài ra, tùy theo trình độ và yêu cầu quản lý cụ thể của DN trong từng thời kỳ mà có thể phân tích vào thời điểm thích hợp, ví dụ Công ty Sứ Thanh Trì tổ chức phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và lãi lỗ theo từng đợt khuyến mại, Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 118 thực hiện phân tích tiến độ thi công (thông qua chỉ tiêu giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành), doanh thu, chi phí từng công trình theo từng đợt, khi cần thông tin cho quản lý (định kỳ hay bất thường).
Nhưng cũng còn DNNN (chủ yếu DNNN vừa và nhỏ) không thực hiện phân tích thường xuyên hay định kỳ, mà thường chỉ đưa ra vài nhận xét chung chung vào cuối năm.
+ Đa phần các DNNN chỉ thực hiện phân tích sau quá trình SXKD, ít chú ý phân tích trước và trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Một số DNNN đã thực hiện phân tích trước, trong và sau khi thực hiện mục tiêu, như Công ty Sứ Thanh Trì thực hiện phân tích trước khi xây dựng, lựa chọn phương án hay các chỉ tiêu kế hoạch ví dụ như: thay thế nguyên vật liệu này bằng loại nguyên vật liệu khác có lợi hay không? Mua sắm, trang bị thêm máy móc thiết bị sẽ có lợi gì cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất? Công ty nên tổ chức khuyến mại vào thời gian nào? Giá khuyến mại đưa ra bao nhiêu?... Trong quá trình sản xuất công ty thường phân tích tiến độ sản xuất và tình hình chi phí, giá thành để có biện pháp chỉ đạo kiên quyết, kịp thời hơn, nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.
+ Đa phần các DNNN chỉ chú ý thực hiện phân tích một số chỉ tiêu cơ bản ở mức độ nhận xét đánh giá chung, chưa phân tích sâu sắc, tỷ mỉ từng chuyên đề.
Một số DN đã chú ý phân tích chi tiết các chỉ tiêu kết quả SXKD từng bộ phận để phục vụ công tác quản lý nội bộ, tăng cường hạch toán kinh tế trong từng bộ phận (phân xưởng, tổ đội, cửa hàng...)
+ Đa phần các DNNN chỉ mới dừng lại ở đánh giá sơ bộ kết quả chung toàn DN, ít chú ý phân tích cụ thể chi tiết để chỉ ra bộ phận tiên tiến hay lạc hậu.
Nói chung, các DNNN mới thực hiện phân tích định kỳ trên phạm vi toàn DN vào cuối quí 6 tháng hay cuối năm. Một số ít DNNN thực hiện phân tích trước, trong và sau quá trình sản xuất; kết hợp phân tích toàn DN và phân tích từng bộ phận, từng công trình, từng đơn đặt hàng.
* Thứ hai: Về việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích
Thực tế hiện nay, hầu hết các DNNN thực hiện PTKD đều dựa trên hai hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện. Nhưng việc lựa chọn chỉ tiêu phân tích cụ thể đối với từng mặt hoạt động SXKD ở các DNNN có sự khác nhau tương đối lớn do qui mô sản xuất, lĩnh vực hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý còn có sự chênh lệch đáng kể. Có thể điểm qua tình hình thực tế về lựa chọn chỉ tiêu phân tích trong các DNNN như sau:
+ Đối với phân tích kết quả sản xuất:
Đa phần các DNNN trong lĩnh vực xây lắp đều chú ý phân tích các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng (giá trị xây lắp), các DN sản xuất công nghiệp thường chú ý phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng sản phẩm (theo thứ hạng phẩm cấp), tình hình sản xuất mặt hàng chủ yếu, tình hình sản xuất theo đơn đặt hàng... Các DNNN chưa chú trọng đến phân tích chất lượng công tác sản xuất một cách sâu sắc, tỷ mỉ. Những DNNN đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002 thực hiện phân tích đánh giá chất lượng thường xuyên và chi tiết cụ thể hơn (DN tự đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng 1 tháng 1 lần và tổ chức cấp giấy chứng nhận thực hiện đánh giá 6 tháng 1 lần).
+ Về việc phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất:
Đối với nhân tố lao động: Đa phần các DN cũng đã chú ý phân tích sự biến động về số lượng và trình độ lao động, nhưng chưa chú ý phân tích chi tiết tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, cũng chưa chú ý đúng mức đến phân tích tình hình biến động của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status