Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: BÁN LẺ VÀ CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ 3
I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA VIỆC BÁN LẺ 3
1.1. Một số khái niệm liên quan: 3
1.1.1 Khái niệm về phân phối: 3
1.1.2. Khái niệm kênh phân phối 6
1.1.3. Khái niệm bán lẻ 6
1.2 Vai trò của hoạt động bán lẻ 9
II. Những kiểu tổ chức bán lẻ chính 10
2.1. Các kiểu bán lẻ không qua cửa hàng 10
2.1.1. Bán hàng trực tiếp 10
2.1.2. Bán hàng tự động 11
2.2. Các cửa hàng 12
2.2.1. Cửa hàng chuyên doanh 12
2.2.2. Cửa hàng bách hoá tổng hợp. 13
2.2.3. Cửa hàng hạ giá 14
2.3. Siêu thị 15
2.3.1. Khái niệm siêu thị 15
2.3.2. Xu hướng phát triển của các siêu thị 16
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI. 18
I. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái. 18
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 18
1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty 22
1.2.1. Đại hội cổ đông 24
1.2.2. Hội đồng quản trị 24
1.2.3. Ban Giám đốc 24
1.2.4. Ban kiểm soát 25
1.2.5. Các phòng ban chức năng 25
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 30
II. Thực trạng hoạt động bán lẻ của Công ty 33
2.1. Tại các cửa hàng 34
2.2. Tại các đại lý 39
2.3. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại 40
2.4. Thành tựu và hạn chế trong hoạt động bán hàng của Công ty 41
2.4.1. Các thành tưu đạt được 41
2.4.2. Những hạn chế 43
III. Những xu hướng biến động của thị trường bán lẻ Việt Nam 44
3.1. Sức mua của thị trường 44
3.2. Thói quen mua sắm của người tiêu dùng 45
3.3. Sự xuất hiện của các hình thức bán lẻ mới 46
3.4. Sự xâm nhập, cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ lớn 47
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI 48
I. Về nguồn hàng: 48
1.1. Về chất lượng sản phẩm 48
1.2. Đa dạng hoá sản phẩm 50
1.3. Phát triển sản phẩm mới 50
1.4. Xây dựng các kế hoạch nhập, xuất hàng hợp lý 51
II. Mở rộng hệ thống kênh phân phối 52
2.1. Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị. 52
2.2. Phát triển hệ thống đại lý ở các địa phương 54
2.3. Đa dạng hoá hình thức bán hàng 55
III. Nâng cao hiệu quả các hoạt động Marketing 55
3.1. Nội dung của công tác nghiên cứu thị trường 56
3.2. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của Công ty 57
IV. Tăng cường tiềm lực tài chính 58
4.1. Tiến hành cổ phần hoá 58
4.2. Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước 59
V. Một số giải pháp khác 60
KẾT LUẬN 61
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vận. Cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PHÚ THÁI GROUP
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái bao gồm:
1.2.1. Đại hội cổ đông
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông được triệu tập mỗi năm một lần hay có thể triệu tập bất thường theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng nhất của toàn Công ty như: quyết định bán cổ phần, mức cổ tức hàng năm, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát..
1.2.2. Hội đồng quản trị
Đây là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề do Đại hội cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định chiến lược phát triển của Công ty trong từng giai đoạn, quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, trình các Báo cáo tài chính hàng năm… Đồng thời đưa ra kiến nghị với Đại hội cổ đông giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm chung mọi công việc của Hội đồng quản trị trước Đại hội cổ đông.
1.2.3. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty gồm có Tổng Giám đốc và các Phó Giám đốc
1.2.3.1. Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty …
Tổng Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tổng Giám đốc là thay mặt pháp nhân của Công ty và là người điều hành cao nhất của Công ty.
1.2.3.2. Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao
1.2.4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của Công ty có 5 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Đây là một phòng ban có chức năng giám sát hoạt động điều hành của các thành viên trong Ban Giám đốc, bộ máy giúp việc cũng như toàn bộ Công ty trong các hoạt động tài chính, chấp hành luật pháp, điều lệ Công ty nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông.
Nhiệm vụ chính của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về các kết quả hoạt động của Công ty đồng thời đưa ra kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.5. Các phòng ban chức năng
1.2.5.1. Phòng Hành chính
Đây là một phòng ban có chức năng soạn thảo và thẩm định các văn bản pháp quy cho Ban Giám đốc phục vụ công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, tổng hợp tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên, các đơn vị trực thuộc thành báo cáo chung của Công ty giúp cho Ban Giám đốc có đầy đủ thông tin về hoạt động của Công ty, về công tác quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức hành chính và quản lý tài sản, trang thiết bị của Công ty.
1.2.5.2. Phòng xuất nhập khẩu
Nhiệm vụ chính của phòng xuất nhập khẩu là tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng các kế hoạch về nhập, xuất khẩu các mặt hàng, các sản phẩm hay nguyên vật liệu phục vụ cho các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của các đơn vị trực thuộc, kịp thời phát hiện và báo cáo với Tổng Giám đốc về tình hình hoạt đông xuất nhập khẩu của các đơn vị để điều chỉnh nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Đồng thời, tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với các đối tác quốc tế, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đó đảm bảo chất lượng, kinh tế và hiệu quả
1.2.5.3. Phòng Dự án
Chức năng của phòng Dự án là tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng các dự án về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để tổ chức thực hiện và triển khai các dự án dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị thành viên Công ty thực hiên tốt các dự án đã ký kêt, đồng thời báo cáo tiến độ thực hiện các dự án đó cho ban lãnh đạo Công ty, đề xuất phương án giải quyết các sự cố làm cản trở công tác thực hiện các hoạt động của các dự án đó.
1.2.5.4. Phòng thương hiệu – PR
Đây là một phòng ban quan trọng chịu trách nhiệm trong các hoạt động quảng bá, quảng cáo, xây dựng hình ảnh của Công ty. Nhiệm vụ chính của phòng thương hiệu là:
- Tổ chức các hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng về từng chủng loại sản phẩm để có kế hoạch cung cấp kịp thời
- Phối hợp với các phòng ban khác xây dựng các chiến lược, các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợpvới yêu cầu của khách hàng và xu hướng tiêu dùng của thị trường
- Xây dựng các kế hoạch quảng bá thương hiệu Phú Thái, các hoạt động quảng cáo đưa các sản phẩm của Phú Thái tới tay người tiêu dùng
1.2.5.5. Phòng pháp chế
Chức năng chủ yếu của phòng pháp chế là tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc về các lĩnh vực liên quan đến luật pháp, tư vấn cho các phòng ban trong Công ty về luật pháp khi tham gia soạn thảo và ký kết các hợp đồng kinh tề nhằm đảm bảo các quyền lợi chính đang cho Công ty
1.2.5.6. Bộ phận Tài chính - Kế toán
Lãnh đạo bộ phận này là một Giám đốc tài chính. Nhiệm vụ chính của bộ phận tài chính - kế toán của Công ty là:
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty theo quy định hiện hành của pháp luật, lập và gửi các báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của Công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ thu, chi. Theo dõi việc nhập, xuất hàng hoá, vật tư. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác kế toán và báo cáo quyết toán của các công ty thành viên và các đơn vị trực thuộc
- Huy động các nguồn vốn đảm bảo duy trì hoạt động của Công ty
- Theo dõi công nợ và phối hợp với các đơn vị như phòng kinh doanh, phòng dự án, các văn phòng đại diện, các trung tâm trong việc thu hồi công nợ; đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ thuế của Công ty đối với nhà nước.
1.2.5.7. Bộ phận kinh doanh
Chức năng, nhiệm vụ chính của bộ phận kinh doanh là:
- Làm hợp đồng mua bán, danh mục sản phẩm đảm bảo chính xác về mặt hàng, số lượng, mẫu mã và giá cả. Hàng năm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty tổ chức xây d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status