Chiến lược kinh doanh cho công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 8
1.1. Cơ sở lý luận về công ty mẹ - công ty con và vai trò của công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con 8
1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ 19
1.3. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của một số công ty trong và ngoài nước và bài học cho công ty mẹ - Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 45
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM 49
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ - Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 49
2.2. Phân tích các yếu tố nội bộ công ty mẹ - Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 51
2.3. Phân tích môi trường ngành thuốc lá 69
2.4. Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô 77
Chương 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM TỪ 2010 - 2020 82
3.1. Các cơ hội và thách thức; điểm yếu, điểm mạnh của công ty mẹ - Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 82
3.2. Xác lập mục tiêu và lựa chọn chiến lược kinh doanh 84
3.3. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và đầu tư cho công ty mẹ theo các chiến lược được lựa chọn 87
3.4. Xây dựng một số chiến lược kinh doanh của công ty mẹ 97
3.5. Các điều kiện cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh 105
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những cơ
hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp thì cũng có không ít những thách thức, rủi ro mà
mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, môi
trường kinh doanh ngày nay, hơn bất kỳ một kỷ nguyên nào trước đây, hằng số duy nhất là
sự thay đổi. Công nghệ thông tin và nhất thể hóa toàn cầu là những thay đổi môi trường
đang làm chuyển đổi hình thức kinh doanh và xã hội. Thế giới chúng ta đang trở nên một
thế giới không biên giới với những dân toàn cầu, các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, các nhà
cung cấp toàn cầu, những khách hàng toàn cầu và các nhà phân phối toàn cầu.
Thế giới đang biến đổi, và các doanh nghiệp phải thích nghi với những thay đổi
đó, nếu không họ sẽ đối diện với sự lụn bại. Sự cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi đã
buộc các doanh nghiệp đến với những vấn đề then chốt trong quản trị chiến lược như: Loại
hình kinh doanh nào cần thực hiện? Chúng ta có đang ở trong lĩnh vực đúng hay không?
Chúng ta có nên định hình lại hoạt động kinh doanh không? Chúng ta nên theo đuổi những
chiến lược kinh doanh nào? Khách hàng của chúng ta đang thay đổi ra sao? Và những
công nghệ đang phát triển có thể khiến chúng ta bị phá sản được không? v.v...
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Vì vậy bên cạnh những cơ hội kinh doanh mới thì các doanh nghiệp đang phải đối
mặt với nhiều thách thức trong quá trình kinh doanh của mình, do môi trường kinh doanh
đã thay đổi căn bản.
Để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh như vậy, rất nhiều
doanh nghiệp đã phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp và áp dụng
những phương pháp mới để quản trị chiến lược nhằm đạt mục tiêu kinh doanh và phát triển
doanh nghiệp.
ở Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX của Đảng về
tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,
Chính phủ đã có Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về việc chuyển đổi các
Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Nghị
định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước và
các công ty nhà nước độc lập sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Trong mô hình công ty mẹ - công ty con thì công ty mẹ và công ty con là các tổ chức kinh
tế độc lập nhưng lại có mốí quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó công ty mẹ có chức năng
kinh doanh và là nòng cốt của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Do vậy việc chuyển đổi
các Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đòi hỏi công ty
mẹ phải xác định cho mình được chiến lược kinh doanh vừa độc lập với các công ty con
vừa giúp các công ty con định hướng hoạt động kinh doanh của mình theo chiến lược của
công ty mẹ. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty mẹ, vì vậy có ý nghĩa cấp
thiết đối với việc thực hiện chiến lược phát triển các Tổng công ty nhà nước và các tập
đoàn kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, là một công ty nhà nước được
thành lập theo Quyết định số 327/2005/QĐ/TTg ngày 09/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong ngành sản xuất thuốc lá và đã được Chính phủ
cho phép hoạt động kinh doanh đa ngành (theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam ban hành theo Quyết định số 119/2006/QĐ/TTg ngày 26/5/2006 của
Thủ tướng Chính phủ. Trong điều kiện Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và thực hiện độc
quyền việc sản xuất thuốc lá điếu, nhưng với việc Việt Nam gia nhập WTO, thuốc lá ngoại
được phép nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, thì sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh
quốc tế tại ngay thị trường nội địa đang tạo ra áp lực lớn đối với ngành thuốc lá nói chung
và đối với Tổng công ty Thuốc lá nói riêng. Mặt khác, từ khi chuyển sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con đến nay, công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
chưa xây dựng được một cách có hệ thống chiến lược kinh doanh của mình để từ đó tiến
hành quản trị chiến lược hướng các hoạt động nội bộ phục vụ mục tiêu phát triển kinh
doanh của Tổng công ty trong tương lai. Vì vậy, Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuốc lá
Việt Nam trong phiên họp ngày 08/10/2008 đã ra nghị quyết về việc Xây dựng Chiến lược
kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Từ những lý do nêu trên, thì việc xây dựng Chiến lược kinh doanh cho công ty
mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là một số công trình nghiên cứu như
sau:
Về luận văn:
- Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà, của Phùng Thế
Hùng, luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007;
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà
Nội, của Bùi Thị Ngọc Quỳnh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;
- Chiến lược kinh doanh của công ty UNIVER-VN, của Ngô Tường Minh, luận văn
Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2000;
- Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty Pepsi IBC đến 2010, của Trần
Nguyên Thành, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2000;
- Chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestle Việt Nam đến
năm 2010, của Trần Lương Hiền, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, 2004;
- Một số đề xuất chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng
hải Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, của Nguyễn Hoàng Linh, luận văn Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004;
- Cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lược và ứng dụng xây dựng chiến lược kinh
doanh cho Công ty Rượu Hà Nội tới năm 2010, của Hồ Văn Hải, luận văn Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2004;

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status