Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005 - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO) giai đoạn 2000 - 2004 và đoán cho năm 2005



 
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ CỦA CÔNG TY NASCO NÓI RIÊNG. 3
 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 3
 
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3
2. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4
2.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4
2.2. Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
2.3. Nguyên tắc tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 6
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NASCO. 7
 
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 7
1.1. Thị trường của Công ty: 7
1.2. Sản phẩm của Công ty. 12
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: 14
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 15
2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài. 15
2.1.1. Nhu cầu thị trường. 15
2.1.2. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. 15
2.1.3. Chính sách của Nhà nước. 16
2.2. Nhóm yếu tố bên trong. 16
2.2.1. Lao động 16
2.2.2. Trình độ quản lý doanh nghiệp. 17
2.2.3. Chế độ tiền lương tiền thưởng. 17
2.2.4. Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. 17
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY NASCO. 19
 
I. XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ 19
1. Khái niệm và vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19
1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19
1.2 Vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19
2. những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 20
3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 21
3.1. Đảm đảm tính hiệu quả - hướng đích. 21
3.2. Đảm bảo tính hệ thống. 21
2.3. Đảm bảo tính khả thi. 22
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. 22
4.1. Tổng doanh thu. 22
4.2. Lợi nhuận. 23
5. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 25
5.1. Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả. 25
5.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả. 27
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 27
1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp. 27
1.1.Tính hướng đích. 27
1.2. Tính khả thi. 28
1.3. Tính hệ thống. 28
2. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng. 43
2.1. Phương pháp dẫy số thời gian. 29
2.2. Phương pháp biến động thời vụ. 35
2.3. Phương pháp hồi quy tương quan. 36
2.4. Phương pháp chỉ số. 38
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NASCO THỜI KỲ 2000-2004. 42
I. Tổng quan về Công ty dịch vụ hàng không sân bay nội bài (nasco). 42
1. Sự hình thành và phát triển. 42
2. Chức năng, nhiệm vụ. 45
3. Mô hình tổ chức hoạt động. 46
II. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco. 52
1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu. 52
1.1. Nghiên cứu quy mô và biến động. 52
1.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu doanh thu của Công ty Nasco. 54
1.3. Xu hướng biến động của doanh thu. 56
1.3.1. Nghiên cứu xu hướng biến động của tổng doanh thu thời kỳ 2000-2004. 56
1.3.2. Nghiên cứu biến động thời vụ của doanh thu. 58
1.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu. 61
1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của lượng khách phục vụ tới chỉ tiêu doanh thu. 61
1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu bằng phương pháp chỉ số. 63
1.5. Dự báo doanh thu của Công ty Nasco năm2005 và doanh thu các tháng của năm2005. 67
1.5.1. Dự báo doanh thu năm2005. 67
1.5.2.Dụ báo doanh thu theo tháng của Công ty Nasco năm 2005. 68
2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. 70
2.1. Phân tích quy mô và biến động của lợi nhuận. 70
2.2. Phân tích xu hướng biến động của lợi nhuận. 70
2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. 71
3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco. 75
3.1. Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả. 75
3.2 Phân tích quy mô và cơ cấu chỉ tiêu tổng chi phí. 75
3.3. Tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả. 75
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 82
1. Thuận lợi. 82
2. Khó khăn. 83
3. Một số giải pháp đẩy mạnh kết quả sản xuất kinh doanh. 83
4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. 86
KẾT LUẬN. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 91
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ó thể chỉ ra được dạng hàm hồi quy:
+ Liên hệ tuyến tính: y = a + bx
+ Liên hệ phi tuyến tính : y = a + bx +cx2
y = a + bx +cx2 + dx3
y = a + b/x
2.3.2 Đăc điểm vận dụng
Phương pháp hồi quy tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đồng thời xác đinh vai trò các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các tham số hồi quy các hệ số tương quan, tỷ số tương quan ta có thể đánh giá vai trò từng nhân tố gây lên sự biến đổi của chỉ tiêu kết quả.
Mặt khác nó còn cho phép dự báo các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ trong tương lai.
Để xác định các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ, sử dụng các tham số hồi quy (a,b…)
Để xác định vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ta sử dụng hệ số xác định.
Để xác định một cách cụ thể trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả sử dụng hệ số tương quan (r), tỷ số tương quan ().
Đối với mối liên hệ tuyên tính: sử dụng hệ số tương quan (r)
+ -1<r<+1: r mang dấu (+) ta có mối tương quan thuận.
r mang dấu (-) ta có mối tương quan nghịch.
+ r = 0 : giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả không có liên hệ tuyến tính.
+ Trị số (r) càng gần +1 mối liên hệ càng chặt chẽ
Đối với mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả ngoài việc biểu hiện đánh giá bằng các phương trình hồi quy, các hệ số tương quan, còn có thể thông qua hệ số co dãn.
Hệ số co dãn giải thích ý nghĩa của mối liên hệ, nói lên rằng: khi tiêu thức nguyên nhân (x) thay đổi một đơn vị thì tiêu thức kết quả (y) thay đổi bình quân là bao nhiêu tính bằng số %.
Trường hợp liên hệ tuyến tính giữa hai tiêu thức, hệ số co dãn (E) được tính theo công thức :
E = b
Trong đó : b- tham số của phương trình hồi quy
Nếu E > 0 nói lên tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả biến thiên cùng chiều
Nếu E = 1 biến thiên của tiêu thức kết quả trùng với biến thiên của tiêu thức nguyên nhân
Nếu E > 1 biến thiên của tiêu thức kết quả nhanh hơn biến thiên của tiêu thức nguyên nhân.
Nếu E < 1 biến thiên của tiêu thức kết quả chậm hơn biến thiên của tiêu thức nguyên nhân.
Nếu E = 0 nói lên tiêu thức kết quả là hàm không đổi.
2.4. Phương pháp chỉ số
24.1 Khái niệm
Phương pháp chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế phức tạp.
2.4.2 Đặc điểm vận dụng
Phương pháp chỉ số dùng để:
Đo mức độ biến động
Nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ.
Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng. Qua đó thấy được nhân tố chủ yếu là nguyên nhân chính gây nên sự biến động của chỉ tiêu kết quả. Từ đó có biện pháp kích thích sự phát triển hay hạn chế nhân tố này và lập kế hoạch cho tương lai.
Tuy nhiên phương pháp chỉ số lại không cho phép đo cường độ mối liên hệ của từng nhân tố.
2.4.3 Các mô hình phân tích
Trong các mô hình sau ký hiệu: 0: kỳ gốc
1: Kỳ nghiên cứu
Mô hình dạng tích:
Mô hình 1: Mô hình phân tích biến động nhiều kỳ
Định gốc = Liên hoàn
Định gốc = Liên hoàn
Mô hình này cho phép phân tích biến động của chi tiêu kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của kết quả sản xuất kinh doanh nhiều kỳ.
Mô hình 2: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình hình sử dụng lao động
Mô hình 3: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định.
* Mô hình 4: Mô hình phân tích sự biến động của kết quả sản xuất do ảnh hưởng của ba nhân tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ bình quân toàn tổng thể, mức trang bị TSCĐ bình quân cho một lao động và tổng mức chi phí lao động.
Mô hình 5: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình hình sử dụng vốn.
Mô hình dạng tổng: Mô hình phân tích biến động chung của các chỉ tiêu kết quả
Trong đó: i – có thể là bộ phận i
có thể là nhân tố i
Mô hình này cho phép xác định biến động kết quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, nhân tố.
Chương III
Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO thời kỳ 2000-2004.
I. Tổng quan về công ty dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO)
1. Sự hình thành và phát triển.
Ngày 01/7/1993, Công ty dịch vụ cụm cảng Hàng không Sân bay Miền Bắc, tên ban đầu của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO), chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 769 QĐ/TCCB-LĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ một bộ phận hoạt động thương mại – dịch vụ – kỹ thuật của Sân bay quốc tế Nội Bài, Ban đầu Công ty mới có trên 6 tỷ vốn; tài sản được xem là lớn có đội ô tô 46 chiếc, số lượng lao động khá đông nhưng tỷ lệ có chuyên môn nghiệp vụ-kỹ thuật thấp chỉ có 6.91% đạt trình độ đại học trở lên, song có tới 43.68% chưa qua đào tạo và 42.5% lao động là nữ.
Sự phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn:
Từ 1993 đến 1995: khởi nghiệp
Ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đang hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trải qua thực tiễn, bộ máy tổ chức của công ty bước đầu được củng cố, với 3 phòng chức năng của công ty, 4 xí nghiệp phụ thuộc và 2 cửa hàng miễn thuế Hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài.
Dù cơ sở vật chất – trang thiết bị còn rất hạn chế, thị trường tại cảng hàng không chưa phát triển, nhưng cơ chế quản lý và nền nếp công tác của doanh nghiệp đã được xác lập từng bước, khắc phục được sự non nớt ban đầu. Công ty đã xây dựng được các quy chế quản lý trong một số lĩnh vực trọng yếu: Hợp đồng kinh tế, Kinh doanh hàng miễn thuế, tiền lương…Qua đó, Công ty thực hiện việc tăng cường phân cấp quản lý một cách chặt chẽ, phát huy tính tích cực của các đơn vị trực thuộc trong khai thác thị trường. Nhờ đó, năm 1995 Công ty đã đạt được tổng doanh thu là 57.13 tỷ đồng ( tăng 71.52% so với năm 1994), nộp ngân sách 3.71 tỷ đồng, đảm bảo mức thu nhập cho người lao động đạt bình quân 1.42 triệu đồng/người/tháng( tăng 79.51 % so với năm1994.
Từ năm 1996 đến 1998: Xây dựng cơ sở vật chất vững chắc, tạo đà phát triển.
Từ năm 1996 Công ty được đổi tên thành Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài, trở thành Doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Công ty đã chú trọng kiện toàn cơ chế quản lý kinh doanh song song với củng cố tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, Cửa hàng miễn thuế và Vận tải ô tô. Đồng thời, Công ty đã thực hiện đầu tư mở rộng một cách mạnh mẽ và có trọng điểm, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status