Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6
1.1. Khái quát về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp 6
1.2. Những vấn đề cơ bản về chínhsách bảo hiểm thất nghiệp 19
1.3. Kinh nghiệm về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới và một số bài học cho Việt Nam 37
Chương 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 48
2.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ 2004 đến nay 48
2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 56
2.3. Đánh giá chung 82
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 87
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 87
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 89
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
1. Tính cần thiết của đề tài
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới
phải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và
nó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thất
nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, nó
đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, là
một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Thất nghiệp gia tăng
làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng làm băng hoại
các giá trị đạo đức, văn hóa của gia đình và xã hội. Thất nghiệp dẫn đến những thiệt hại
nghiêm trọng về thu nhập kinh tế quốc dân, sự lãng phí nguồn nhân lực do tỷ lệ thất nghiệp
cao đi liền với sự giảm sút thu nhập do không sản xuất. Đồng thời, thất nghiệp còn làm tăng
chi tiêu của Chính phủ, của doanh nghiệp và xã hội cho các trợ cấp thất nghiệp và các chi
phí có liên quan như chi phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, dịch vụ việc làm. Vì vậy, hạn
chế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong trường hợp bị thất
nghiệp là mục tiêu chung của các quốc gia và các tổ chức quốc tế và khu vực.
Nước ta, tuy mới bước vào nền kinh tế thị trường nhưng thất nghiệp đã, đang và sẽ
là vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải tập trung giải quyết.
Nhận thức được điều này, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngay từ rất sớm,
Đảng ta đã khẳng định "Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm
bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn
bệnh kinh niên…" (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996). Tiếp đó, vấn đề thất
nghiệp và bảo trợ thất nghiệp đã được khảng định lại trong nhiều văn kiện của Đảng và
được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách đối với vấn đề này. Đặc biệt, Bộ luật Lao động và
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là những văn bản pháp lý quan trọng của chính sách
bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam. Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức thực hiện
BHTN. Qua gần hai năm thực hiện, chính sách BHTN đã đạt được những kết quả bước
đầu. Tuy nhiên, chính sách đó đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trình
thực hiện. điều đó cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thực
tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời
cũng là hai vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với chính phủ các nước. Bởi vậy, ngay sau
khi ra đời ILO đã phê chuẩn công ước thất nghiệp và những vấn đề có liên quan đến thất
nghiệp như phần trên đã trình bày. Có hai loại chính sách mà nhiều nước đã hoạch định và tổ
chức thực hiện đó là: chính sách BHTN và chính sách BHXH (trong đó có chế độ trợ cấp thất
nghiệp). Để hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Tuy nhiên có một số nhà khoa học đã công bố
những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến BHTN và trợ cấp thất nghiệp, điển hình
như: ở Cộng hòa Liên bang Đức có Schmid; ở Mỹ có Wernev và Wayne Nafziger; ở Anh có
David và Pearce; ở Nga có V.Paplốp;...
Nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu
vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai
đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Có một số nghiên cứu
đã tiếp cận với BHTN và trợ cấp thất nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về
đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đây là một vấn
đề kinh tế - xã hội đặc thù của từng nước, cho nên những nghiên cứu của các tác giả kể
trên có chăng chỉ để tham khảo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách
BHTN ở Việt Nam.
- Tình hình nghiên cứu trong nước
ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp vấn đề thất nghiệp được coi như không tồn tại
và quan niệm thất nghiệp không gắn với chủ nghĩa xã hội mà chỉ chủ nghĩa tư bản mới có

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status