Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội



Công ty dệt may Hà Nội là đơn vị thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam. Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc.
Ngày 7/4/1978, Tổng công ty Nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội. Tháng 2/1979 bắt đầu khởi công xây dựng.
Ngày 21/11/1984, chính thức bàn giao các hạng mục công trình cho nhà máy quản lý điều hành với tên gọi là Nhà máy sợi Hà Nội.
Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1, tháng 6/1990 đưa vào sản xuất.
Tháng 4/1990, Bộ kế hoạch và đối ngoại cho phép nhà máy kinh doanh xuất khẩu trực tiếp tên giao dịch viết tắt HANOSIMEX.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hẩm và uy tín giao hàng đúng thời gian và yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm mũ của công ty hiện nay đang được tiêu thụ chủ yếu là thông qua xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với các đơn đặt hàng ở các nước Mỹ, Nhật,… Hiện nay, công ty đang tự tìm kiếm khách hàng và thị trường mục tiêu cho sản phẩm này. Thị trường mũ là rộng lớn nhưng cần tìm hiểu rõ nhu cầu về sản phẩm này để đáp ứng.
Với sản phẩm sợi, là một thế mạnh của Công ty vì đây là mặt hàng chủ lực và đã có truyền thống. Tiền thân của Hanosimex là nhà máy sợi Hà Nội nên thị trường của sản phẩm này khá ổn định không chỉ trên thị trường nội địa mà cả với các bạn hàng nước ngoài.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
1.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là theo chuyên môn hoá tính chất của sản phẩm. Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nó lại không linh hoạt trong thay đổi sản phẩm…
Một hình thức tổ chức sản xuất mà Công ty Dệt may Hà Nội áp dụng là sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là đạt năng xuất lao động cao, khá linh hoạt khi thay đổi sản phẩm…
1.2.2. Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty
Kết cấu sản xuất của công ty là sự hình thành các nhà máy chính, nhà máy phụ trợ và các bộ phận phục vụ sản xuất.
Các nhà máy chính gồm có: Nhà máy sợi, nhà máy dệt, nhà máy may.
Các nhà máy phụ trợ gồm có: Nhà máy động lực, nhà máy điện, nhà máy cơ khí.
Các bộ phận phục vụ sản xuất gồm có: Các kho bông xơ, kho thành phẩm và bộ phận vận chuyển.
Các nhà máy sợi
Kho thành phẩm sợi
Kho bông xơ
Các nhà máy dệt
Kho thành phẩm dệt
Các nhà máy may
Kho thành phẩm may
Trung tâm cơ khí hoá tự động
Bộ phận vận chuyển
Sơ đồ 2.1: Kết cấu sản xuất của Công ty dệt may Hà Nội
1.3. Đặc điểm về lao động
Công ty dệt may Hà Nội có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đủ sức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Về mặt số lượng lao động của công ty không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ một nhà máy chỉ có hơn 1700 công nhân viên tính đến thời điểm này số công nhân viên của công ty đã lên đến gần 5500 người.
Về chất lượng lao động: Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Hầu hết các công nhân đều có trình độ tay nghề tương đối cao, bậc thợ trung bình trong toàn công ty là 4/7.
Bảng cơ cấu lao động của HANOSIMEX được trình bày ở trang sau.
Công ty dệt may Hà Nội có lực lượng lao động khá đông, trong đó lao động nữ chiếm đa số, khoảng 70% là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp như: may, sợi, dệt.
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của Công ty dệt may Hà Nội
Đơn vị: Người
Stt
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
SL
TT(%)
SL
TT(%)
SL
TT(%)
A
Tổng số CBCNV
4.805
100,00
5.247
100,00
5.474
100,00
1
Lao động gián tiếp
572
11,93
585
11,15
597
10,91
2
Lao động trực tiếp
4.232
88,07
4.662
88.85
4.877
89,09
B
Phân theo khu vực
4.805
100,00
5.247
100,00
5.474
100,00
1
Khu vực Hà Nội
3.224
67,10
3.588
68,38
3.800
69,42
2
Khu vực Vinh
570
11,86
597
11,38
649
11,86
3
Khu vực Hà Đông
725
15,09
732
13,95
669
12,22
4
Khu vực Đông Mỹ
286
5,95
330
6,92
356
6,50
C
Phân theo trình độ
4.805
100,00
5.2478
100,00
5.474
100,00
1
Đại học
650
13,53
672
12,81
711
12,99
2
CĐ- Trung cấp
175
3,64
191
3,64
213
3,89
3
Công nhân
3.980
82,83
4.384
83,55
4.550
83,12
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
1.4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty dệt may Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng. Với kiểu tổ chức này một mặt bảo đảm chế độ một thủ trưởng, bảo đảm tính thống nhất, tính tổ chức cao, và mặt khác phát huy được các năng lực chuyên môn của các phòng chức năng, đồng thời vẫn bảo đảm được thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng đề xuất sẽ được ban giám đốc xem xét. Các quyết định được thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới theo tuyến đã xác định. Trong công ty các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra quyết định, mệnh lệnh cho các thành viên hay các bộ phận sản xuất.
Với cơ cấu tổ chức này, sẽ có sự toàn quyền quyết định trong điều hành, mệnh lệnh được tập trung vào một người lãnh đạo, tránh được tình trạng phân tán quyền hành. Song nó cũng có những nhược điểm là người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng. Cán bộ lãnh đạo phải là người có trình độ học vấn cao cũng như nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Các quyết định đưa ra phải dựa trên cơ sở thực tế của Công ty cũng như những kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được.
Các bộ phận quản lý trong Công ty chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm là Ban Giám Đốc, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng kế hoạch thị trường, Phòng thương mại.Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận đó là:
- Phòng xuất nhập khẩu: tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng.
- Phòng kế hoạch thị trường: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác marketing, tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Phòng thương mại: nghiên cứu, đoán sự phát triển của thị trường đặc biệt là các loại sản phẩm may mặc, sản phẩm dệt kim, tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 2.2.
2. Tình hình tài chính của Công ty
2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004-2006
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 05/04
Chênh lệch 06/05
Mức
Tỷ lệ %
Mức
Tỷ lệ %
Tổng DT
670.492
866.071
970.953
195.579
29,17
104.822
12,10
Chi phí
668.178
862.832
966.388
193.654
29,13
103.556
12,00
LN trước thuế
2.314
3.239
4.565
925
39,97
1.326
40,94
TTN phải nộp
647,92
906,92
1.278,2
259
39,97
371,28
40,93
LN sau thuế
1.666,92
2.332,08
3286,8
666
39,97
954,72
40,93
TNBQ(đ/ng/th)
1.116.044
1.225.000
1.350.000
108.956
9,76
125.000
10,20
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua số liệu trên bảng 2.2, ta thấy tổng doanh thu của công ty hàng năm đều tăng lên đặc biệt là năm 2005 so với năm 2004. Năm 2004, tổng doanh thu chỉ đạt 670.492 triệu đồng thì đến năm 2005 đã là 866.071 triệu đồng, tăng lên 195.579 triệu đồng tương đương 29,17%. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận của Công ty hàng năm cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất tốt. Nhưng đến năm 2006, quy mô tổng doanh thu vẫn tăng lên nhưng mức t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status