Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I



Mục lục
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3
1.1 .Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh 4
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 5
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 6
1.1.3.1. Phân loại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp 7
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.1.4.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 10
1.1.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp 13
1.1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.1.5.1. Phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp 15
1.1.5.2. Các biện pháp cụ thể để thực hiện các phương hướng trên 15
1.2. Xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu 16
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 16
1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu 16
1.2.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu 17
1.2.1.3. Các hình thức xuất khẩu 19
1.2.2. Hiệu quả xuất khẩu 19
1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả xuất khẩu 19
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu 20
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 21
1.2.2.4. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu 23
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY XNK TỔNG HỢP I 27
2.1. Thiệu khái quát về công ty 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.1.1. Sự hình thành công ty 27
2.1.1.2. Quá trình phat triển của công ty 27
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 30
2.1.2.1. Nhiệm vụ của công ty 30
2.1.2.2. Quyền hạn của công ty 31
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 32
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 32
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cuả từng phòng ban 32
2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp 35
2.1.4.1. Đặc điểm về vốn 35
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty 35
2.1.4.3. Đặc điểm về lao động của công ty 36
2.1.4.4. Các cách kinh doanh của công ty 37
2.1.4.5. Thị trường của công ty 38
2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây 38
2.2.1. Hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng của công ty 39
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của công ty 42
2.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 42
2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2003 42
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả chung của công ty 45
2.3.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty 45
2.3.2.2 . Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận của công ty 47
 
2.3.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 50
2.3.3.1. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty thời gian qua 50
2.3.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của công ty 52
2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu của công ty 55
2.3.3.4. Phân tích tỷ suất ngoại tệ của công ty 57
2.3.4. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 58
2.3.4.1. Tập chung đẩy mạnh xuất khẩu . 58
2.3.4.2. Mở rộng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu .59
2.3.4.3. Cải tiến bộ máy tổ chức cán bộ 59
2.4. Đánh gía chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 60
2.4.1. Những ưu điểm 60
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 62
2.4.2.1. Những tồn tại 62
2.4.2.2. Nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3; MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI .66
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 66
3.1.1. Phương hướng kinh doanh nói chung 66
3.1.2. Phưong hướng xuất khẩu của công ty 67
3.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty 68
3.2.1. Thuận lợi 68
3.2.2. Khó khăn 69
3.3. Một số biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty 69
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 69
3.3.1.1. Tăng dần xuất khẩu tự doanh, giảm dần xuất khẩu uỷ thác 69
3.3.1.2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có hiệu quả hay những mặt hàng mà công ty có lợi thế 70
3.3.1.3. Tích cực tìm kiếm thị trường mới 71
3.3.1.4. Biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu 72
3.3.1.5. Tăng cường khả năng huy động vốn 73
3.3.1.6. Đổi mới bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xuất khẩu 74
3.3.2. Mộ số kiến nghị với cơ quan nhà nước 74
3.3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách xuất khẩu 74
3.3.2.2. Đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

từng bộ phận, phòng ban
+ Đứng đầu công ty là giám đốc, giám đốc là người đứng đầu công ty, lãnh đạo hoạt động chung của công ty và là người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của công ty.
+ Hai phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc và được uỷ quyền quản lí một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ phó giám đốc kinh doanh được uỷ quyền quản lí các lĩnh vục kinh doanh như: gia công may mặc, công nghệ phẩm …
Các phòng chức năng của công ty gồm có phòng tổng hợp, phòng kế toán, phòng tổ chức cán bộ và 8 phòng nghiệp vụ.
+ Phòng tổ chức cán bộ : là phòng có nhiệm vụ nắm toàn bộ nguồn nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về việc bố trí sắp xếp cán bộ trong mỗi phòng ban .
Ngoài ra phòng tổ chức cán bộ còn phụ trách các công việc về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ cũng như đề ra các chính sách biện pháp khen thưởng cũng như kỉ luật đối với cán bô nhân viên của công ty.
+ Phòng tổng hợp : là phòng nắm thông tin về tình hình sx kd chung của công ty, và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho giám đốc.
Phòng tổng hợp còn có nhiệm vụ như nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra các kế hoạch dài hạn cũng như trung hạn hay ngắn hạn, phòng tổng hợp cũng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán và lựa chọn khách hàng.
+ Phòng hành chính: có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của công ty, quản lí tài sản của công ty và quản lí cán bộ công nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
+ Phòng kế toán: hạch toán, kết toán và đưa ra các tổng kết đánh giá về toàn bộ kết quả sxkd của công ty trong từng giai đoạn thời kì, đồng thời đảm bảo vốn cho hoạt động sxkd của từng phòng ban của công ty,
+ Phòng nghiệp vụ 1: phụ trách về việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, khoáng sản.
+ Phòng nghiệp vụ 2: Chuyên nhập khẩu
+ Phòng nghiệp vụ 3: Chuyên gia công xuất khẩu hàng may mặc
+ Phòng nghiệp vụ 4: Chuyên lắp ráp xe máy
+ Phòng nghiệp vụ 5: Xuất khẩu các mặt hàng nông sản, vải sợi
+ Phòng nghiệp vụ 6: Xuất khẩu cói và các doanh nghiệp sản phẩm cói
+ Phòngnghiệp vụ 7: Xuất khẩu nông sản, chế biến quặng, sắt thép
+ Phòng nghiệp vụ 8: Hàng giao nhận kho vận, đầu tư dịch vụ TM
+ Công ty còn có một hệ thống các văn phòng chi nhánh bao gồm:
ã Chi nhánh tại Hải Phòng
ã Chi nhánh tại Đà Nẵng và
ã Chi nhánh tại TPHCM.
+ Các liên doanh của công ty.
ã Liên doanh kinh doanh khách sạn : số 7 Triệu Việt Vương.
ã Liên doanh giao dịch kinh doanh : số 53 Quang Trung.
+ Các cơ sở sx của công ty :
Xưởng lắp ráp xe máy tại Hà Nội
Xí nghiệp gia công may mặc tại Hải Phòng.
2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm về vốn
Khi ra đời cách kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh uỷ thác xuất nhập khẩu, do đó nguồn vốn của công ty bị hạn chế do tư tưởng là kinh doanh uỷ thác thì không cần đến vốn. Nguồn vốn của công ty ban đầu do bộ thương mại cấp với chỉ 138.000 VND.
Nhưng do sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, công ty đã luôn luôn chăm lo và bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình để đáp ứng cho quá trình kinh doanh. Cho đến nay nguồn vốn tự có của công ty đã lên tới gần 200 tỷ đồng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty
* cách xây dựng nguồn vốn của công ty
+ Huy động vốn nhàn rỗi từ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.
+ Vay nợ trong nước và nước ngoài.
+ Tích luỹ và bảo tồn vốn từ lợi nhuận của công ty qua các năm.
Một trong những cách huy động vốn có hiệu quả của công ty đó là phương pháp xây dựng quỹ hàng hoá thông qua việc vay nợ nước ngoài bằng cách nhập trước xuất trả nợ sau, với cách nhập trước xuất trả nợ sau, sòng phẳng đúng cam kết. Chính nhờ quỹ hàng hoá mà công ty đã thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình một cách trọn vẹn. Có thêm được hàng xuất, tập chung được một số lớn điạ phương cơ sở đi vào một mối với mình tuy nhiên cách huy động vốn theo hình thức này ngày càng bị hạn chế do đó công ty cần xác định cho mình những cách huy động vốn hiệu quả hơn.
2. 1.4.2. Cơ sở vật chất của công ty
Có thể nói cho đến nay công ty đã có một hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được khá tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ sở kinh doanh và trụ sở chính được đặt tại số 46 Ngô Quyền Hà Nội, ngay tại trung tâm thành phố thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch. Công ty trang bị gần như đầy đủ các phương tiện phục vụ cho sxkd và trang thiết bị văn phòng, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hệ thống thông tin gồm máy điện thoại, fax, máy vi tính được trang bị cho từng phòng ban, chi nhánh và cửa hàng. Các bộ phận này có thể liên lạc với nhau và với đối tác nứơc ngoài, điều đó đã góp phần đưa lại thông tin kịp thời. Hệ thống kho bảo quản dự trữ hàng hoá được bố trí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, đảm bảo độ an toàn, sạch sẽ. Các gian hàng được bố trí đầy đủ giá kệ và tủ chứa hàng hoá. Công ty cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá của mình do đó không phải đi thuê mướn, tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung so với các đơn vị khác công ty có một cơ sở vật chất tương đối tốt, không có bộ phận nào quá lạc hậu cần thay thế gấp. Song do sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi cần có sự đổi mới vì vậy cơ sở vật chất của công ty cũng cần được nâng cấp cải tiến hơn nữa cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
2.1.4.3. Đặc điểm về lao động của công ty
Khi mới thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty chỉ có 50 người đa số là cán bộ từ các công ty xuất nhập khẩu khác bị giải thể chuyển sang, số cán bộ có trình độ nghiệp vụ rất ít và chủ yếu là làm công tác nhập hàng phục vụ cho công tác xuất khẩu. Có thể nói đội ngũ cán bộ này còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm và còn bỡ ngỡ trong lĩnh vực uỷ thác.
Cho tới nay công ty đã có hơn 600 cán bộ, nhân viên và công ty cũng đang từng bước hoàn thiện bộ máy lao động cho phù hợp với tình hình mới, đủ điều kiện đáp ứng cho việc kinh doanh trong và ngoài nước. Trong tổng số cán bộ của công ty thì có tới trên 90% có trình độ đại học, công ty luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên, bên cạnh đó công ty còn thực hiện chế độ tăng lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ an tâm làm việc, phấn khởi tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, nhân viên của công ty.
Chỉ tiêu phân bổ lao động
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động
616
100
Phân theo cơ cấu
+Tổng điều hành
+Chuyên viên quản trị.
+Chuyên viên tác nghiệp.
04
200
412
0.79
32.33
66.88
Phân theo trình độ
+Đại học và trên đại học.
+Trung cấp và cao đẳng.
+Phổ thông trung học.
554
62
0 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status