Chương trình quản lý học sinh học nghề trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Cà Mau - pdf 17

Download miễn phí Đồ án Chương trình quản lý học sinh học nghề trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Cà Mau



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH
I. Khảo sát
1. Giới thiệu Trung tâm KTTH – HN & Dạy nghề
2. Phạm vi đề tài thực hiện
3. Khảo sát hệ thống
II. Phân tích
1. Phân tích hiện trạng hệ thống
2. Các yêu cầu thực hiện
III. Các mô hình xử lý
1. Sơ đồ chức năng BDF (Business Function Diargam)
2. Sơ đồ dòng dữ liệu DFD (Data Flow Diargam)
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ – CÀI ĐẶT
A. THIẾT KẾ
I. Phân loại thực thể và thuộc tính
1. Thực thể hồ sơ
2. Thực thể trường
3. Thực thể nghề
4. Thực thể khoá học
5. Thực thể lớp nghề
6. Thực thể khoá nghề
II. Xác định các quan hệ
III. Mô tả các ràng buộc
IV. Xác định phụ thuộc hàm
B. CÀI ĐẶT
I. Cài đặt cơ sở dữ liệu
1. Cài đặt các Table
2. Cài đặt các ràng buộc cho các Table
II. Cài đặt hệ thống
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU CÔNG CỤ
A. TỔNG QUAN VỀ VISUAL BASIC 6.0
I. Giới thiệu về Visual Basic 6.0
II. Làm việc với các điều khiển
1. Các loại điều khiển
2. Thao tác với các điều khiển
3. Một số điều khiển và thuộc tính thông dụng
4. Sử dụng Crystal Report để lập báo cáo
 
III. Khả năng dữ liệu mới của Visual Basic 6.0
IV. Xây dựng ứng dụng Visual Basic với Ado
1. Cài đặt và thiết lập tham chiếu đến Ado trong ứng dụng Visual basic
2. Sử dụng Ado với các thư viện đối tượng truy cập dữ liệu khác
3. dùng đối tượng Connection của Ado để kết nối với nguồn dữ liệu
4. làm việc với con trỏ trong Ado
5. Khoá mẫu tin trong Ado
6. Mở và đóng kết nối đến nguồn dữ liệu
7. Sử dụng đối tượng Recordset của Ado để thao tác với dữ liệu
8. Tạo Recordset ngắt kết nối
V. truy vấn cơ sở dữ liệu
1. Câu truy vấn là gì?
2. Sử dụng cửa sổ Data View để tạo các câu truy vấn phía Server
3. Sử dụng các truy vấn của Data Environment
B. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2000
I. Giới thiệu sơ lược về SQL Server
II. Làm việc với SQL Server 2000
1. Quản lý Device
2. DataBase
3. Các loại Object trong DataBase
4. Hệ thống Security của SQL Server
5. Tạo bảng
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
1. Kiến thức sau khi thực hiện đề tài:
2. Các kết quả đã thực hiện được trong đề tài:
3. Một số vấn đề còn hạn chế:
4. Hướng phát triển và mở rộng của đề tài
5. Kết luận
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khiển ActiveX hay các đối tượng chèn vào, ta không thể gỡ bỏ các điều khiển nội tại hay thêm chúng vào hộp công cụ.
Các điều khiển ActiveX: tồn tại trong các tập tin độc lập có phần mở rộng là .OCX. Chúng có thể đưa ra các điều khiển hiện diện trong mọi ấn bản của Visual Basic (DataCombo, các điều khiển DataList, . . .) hay là các điều khiển chỉ hiện diện trong ấn bản Professional và Enterprise (như là ListView, Toolbar, Animation và hộp thoại Tabbed). Ngoài ra còn có rất nhiều điều khiển ActiveX do các nhà cung cấp thứ ba đưa ra.
Các đối tượng chèn được (Insertable Object): như là đối tượng bảng tính của Microsoft Excel chứa một danh sách các nhân viên của công ty hay đối tượng lịch biểu của Microsoft Project chứa việc lập biểu thông tin cho một đề án. Bởi vì chúng có thể thêm vào hộp công cụ, chúng có thể là các điều khiển được chuẩn bị chu đáo. Một vài đối tượng kiểu này cũng cung cấp phần Automation (tự động, được gọi chính thức là OLE Automation), và cho phép ta lập trình với các đối tượng sinh ra từ những ứng dụng khác ngay trong ứng dụng Visual Basic.
2. Thao tác với các điều khiển:
a. Hộp công cụ:
Để đặt một hộp văn bản hay nút lệnh vào biểu mẫu, đơn giản chỉ là trỏ và nhấn chuột. Tất cả các điều khiển nội tại chứa trong hộp công cụ (Toolbox) thường hiển thị bên trái màn hình.
Muốn hiển thị hộp công cụ, từ menu View chọn Toolbox hay là nhấn chuột trên biểu tượng.
Khi hộp công cụ hiển thị, ta có thể dịch chuyển hộp công cụ xung quanh màn hình bằng cách nhấn trên thanh tiêu đề của nó rồi giữ chuột và kéo tới nơi ta muốn và thả ra.
Muốn đóng hộp công cụ, nhấn chuột lên nút đóng (nằm trên góc phải của thanh tiêu đề).
b. Đưa điều khiển vào biểu mẫu:
Các bước đưa điều khiển vào biểu mẫu:
B1: Từ menu File chọn New Project để tạo một đề án mới.
B2: Trong hộp thoại New Project, chọn Standard EXE.
B3: Một biểu mẫu trống hiển thị. Để đưa điều khiển vào biểu mẫu ta nhấn chuột vào biểu tượng điều khiển trên hộp công cụ.
B4: Dời con trỏ màn hình tới vị trí ta muốn vẽ điều khiển bằng cách giữ nút trái chuột và rê nó đi. Một biểu tượng hình của điều khiển xuất hiện, thể hiện kích cở của điều khiển. Khi đã vừa ý ta thả chuột và điều khiển được vẽ trên biểu mẫu.
B5: Ta có thể nhấn vào điều khiển và rê nó đến vị trí ta muốn.
c. Điều chỉnh kích cỡ điều khiển:
Thông thường khi thả một điều khiển vào biểu mẫu, ta có thể điều chỉnh kích cở điều khiển bằng cách chọn vào nó rồi nhấn chuột lên cạnh biên rồi rê chuột đi. Tuy nhiên một vài điều khiển không thể co giãn.
Ví dụ: hộp kết hợp combo Box
Có thể nhấn đúp chuột lên biểu tượng trong hộp công cụ, Visual Basic sẽ tự động thả điều khiển vào biểu mẫu với kích cở mặc định của nó.
Nếu muốn điều chỉnh kích cở của điều khiển, ta giữ nút Shift và dùng các phím mũi tên trên bàn phím.
d. Lưới (Grid) điểm trong biểu mẩu:
Để tạo sự thuận tiện cho lập trình viên khi thiết kế các điều khiển, Visual Basic hiển thị biểu mẫu với các khung kẻ thẳng hàng bằng các điểm nhỏ. Ta có thể sữa lại kích cở hay là loại bỏ hẳn các ô này bằng cách: vào menu Tools chọn Options sau đó chọn tiếp General, trong hộp thoại General ta bỏ chọn mục Show Gril.
e. Khóa (Lock) điều khiển:
Để giữ các điều khiển cố định tại vị trí của nó ta dùng chức năng Lock. Đầu tiên ta chọn điều khiển, sau đó từ menu Format chọn Lock Controls.
Khi đó, ta không thể dùng chuột để điều chỉnh kích cở điều khiển. Tuy nhiên ta vẫn có thể dùng tổ hợp phím.
f. Thuộc tính và sự kiện:
Thuộc tính (Property): Là bộ các thông số mà ta có thể gán cho điều khiển, ví dụ như tên, chiều cao, chiều rộng, . . .Ta có thể xem toàn bộ thuộc tính của một điều khiển bằng cách chọn vào nó và nhấn F4 để mở cửa sổ thuộc tính.
cách (Method): Là những phản ứng của điều khiển.
Sự kiện (Event): Là những tín hiệu mà điều khiển có thể hiểu để phản ứng.
Thế mạnh của Visual Basic là sử dụng các điều khiển và tận dụng tối đa khả năng lẩptình của chúng.
Một điều khiển thực chất là một cửa sổ được lập trình sẵn bên trong. Không có gì khác nhau giữa một ứng dụng và một điều khiển, để thi hành một ứng dụng, ta mở một cửa sổ. Ứng dụng sẽ chiếm điều khiển trên cứ sổ đó và hoạt động thông qua giao diện cũng như những chức năng của nó. Một điều khiển cũng thực hiện tương tự như thế.
Một điều khiển chứa đựng một chương trình được lập sẵn và chương trình này có thể tích hợp một cách dễ dàng vào ứng dụng có sử dụng điều khiển. Trước đây, lập trình viên thường phải tự xây dựng toàn bộ mô-đun cần thiết cho chương trình. Điều này có nghĩa là các lập trình viên khác cũng phải lặp lại công việc đó. Trong khi đó máy tính cá nhân được cấu tạo từ vô số thành phần được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi thành phần có một công dụng đặc biệt. Khái niệm điều khiển của Visual Basic cũng mang ý tưởng như thế. Từng điều khiển có thể được hiệu chỉnh và được tích hợp lại với nhau tạo thành một ứng dụng.
So với các điều khiển có sẵn trong hộp công cụ, một điều khiển hiệu chỉnh (custom control) hay một điều khiển ActiveX là một thành phần có khả năng phát huy cao hơn và sâu hơn các chức năng hiện tại của môi trường. Bằng cách thêm một điều khiển ActiveX vào hệ thống ta đã mở rộng năng lực và tiện ích của môi trường Visual Basic. Chỉ cần cài đặt một bảng Visual Basic duy nhất, mỗi lập trình viên có quyền thêm những điều khiển mà họ thích vào hộp công cụ.
3. Một số điều khiển và thuộc tính thông dụng:
a. Hộp văn bản (TextBox):
Là một điều khiển rất thông dụng dùng để nhận dữ liệu từ người sử dụng cũng như hiển thị lên màn hình. Visual Basic và Windows tự động xử lý những hoạt động như hiển thị ký tự khi người sử dụng gõ vào, chèn và xóa ký tự, cuộn dữ liệu, đánh dấu văn bản, cắt và dán, . . .
Ví dụ: Tạo hộp văn bản vào đề án:
B1: Từ menu File chọn New Project, chọn Standard EXE để tạo một đề án mới.
B2: Chọn hộp văn bản trong hộp công cụ và vẽ nó vào biểu mẫu.
B3: Mở lớn hộp văn bản. Tìm thuộc tính Font và nhấn chuột vào nút lệnh kế bên để mở hộp thoại Font. Thử sữa tên Font, kiểu (đậm, nghiêng, gạch dưới), kích cở, màu sắc, ...
B4: Tìm thuộc tính BackColor của hộp văn bản để sữa màu nền.
B5: Nhấn chuột vào nút (â), ta sẽ thấy một tab tên là Palette, và tab kia là System, System cho biết bảng màu quy định mà Windows hiện đang dùng, còn Palette hiển thị toàn bộ dãy màu.
b. Điều khiển nhãn (Label):
Thường đi kèm với hộp văn bản. Bởi vì hộp văn bản không có thuộc tính Caption như nút lệnh nên nhãn sẽ làm nhiệm vụ đó. Thường ta chỉ thao tác với nhãn qua vài thuộc tính như: gán Font, BorderStyle...
Điều khiển nhãn ít tốn tài nguyên, bộ nhớ, và tốc độ xử lý như các điều khiển các. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có sự kiện click.
c. Hộp đánh dấu (CheckBox):
Ví dụ: Tạo hộp đánh dấu vào đề án:
B1: Từ menu File chọn New Project, chọn Standard EXE để tạo một đề án m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status