Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 5
1.1. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 5
1.2. Vai trò của chính quyền địa phương đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 33
1.3. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế 36
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2001-2007 44
2.1. Tình hình phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 44
2.2. Thực trạng các làng nghề, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 72
2.3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay 84
2.4. Đánh giá chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2007 102
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2010, HƯỚNG TỚI NĂM 2020 106
3.1. Phương hướng, quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm 2020 106
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá 114
3.3. Một số kiến nghị 155
KẾT LUẬN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cơ hội để hình thành làng nghề do các yêu cầu về hợp tác hoá, chuyên môn hoá sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá... hỗ trợ nhau phát triển. Trong điều kiện hiện nay khi có thị trường thì sản xuất ngành nghề của làng, xã được phát triển rộng ra ở các hộ gia đình trong thôn xóm và trở thành làng nghề. Chuyển sang cơ chế thị trường làng nghề nào thích nghi được thì tồn tại và có cơ hội phát triển. Làng nghề qua nhiều thời kỳ, chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên luôn diễn ra sự vận động và phân hoá của từng làng ở mức độ khác nhau. Sự phát triển và đào thải cũng diễn ra ở các làng nghề, cùng loại sản phẩm có thể ở làng nghề này sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập và đời sống các hộ làm nghề khá, cũng một mặt hàng, sản phẩm đó ở làng nghề khác, sản xuất và thu nhập đang khó khăn.
Theo số liệu khảo sát thống kê và xác tài liệu nghiên cứu thì các làng nghề đang tồn tại và có tham gia sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, tập trung vào các nhóm nghề chính: nghề dệt; đan lát; khâu nón lá; mộc; kim khí (rèn, đúc kim khí); nghề gốm; chế biến lương thực thực phẩm; ngoài ra còn có một số làng nghề khác như: làm giấy, quạt, làm hương, dệt thổ cẩm...
a) Thống kê số làng nghề truyền thống
Theo kết quả khảo sát, thống kê bước đầu, tỉnh Thanh Hoá có 103 làng nghề truyền thống hoạt động trong 11 nghề, trong đó có 67 làng nghề còn hoạt động và 36 làng nghề đã mai một:
Bảng 2.5: Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá
TT
Nghề hoạt động
Tổng số
Số làng nghề hoạt động
1
Nghề Dệt
22
13
2
Nghề đan lát
20
12
3
Nghề khâu nón lá
4
2
4
Nghề mộc
4
3
5
Nghề gốm
5
2
6
Nghề đá
4
3
7
Nghề kim khí
4
3
8
Chế biến lâm sản
17
13
9
Nghề làm nước mắm
4
4
10
Nghề làm muối
5
3
11
Nghề khác
14
9
Tổng
103
67
Nguồn: Sở Công nghiệp Thanh Hoá.
Đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống
* Một số làng nghề tiêu biểu còn hoạt động:
- Các làng nghề chiếu cói: Phát triển ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn và một số xã của huyện Nông Cống... Phát triển phát triển nhất ở Nga Sơn là huyện có nghề dệt chiếu và chế biến cói truyền thống lâu đời và nổi tiếng
+ Nguyên nhân phát triển: Sản phẩm chiếu cói tuy chưa xây dựng thương hiệu nhưng đã có tiếng từ lâu được nhiều người mến mộ, có thị trường, có những đầu mối làm cầu nối giữa sản xuất và thị trường, là nơi có nhiều nguyên liệu cói
- Các làng nghề mây tre đan: Nghề này trước đây phát triển ở các huyện miền núi và một số huyện đồng bằng ven biển như Quảng Xương, Hoằng Hoá, Yên Định... theo thống kê khu vực miền núi có 21 thôn bản làm nghề nay nhưng đến nay nghề này ở các huyện miền núi phát triển không đáng kể. Hiện tại nghề này đang được duy trì phát triển mạnh tại Quảng Đức, Quảng Phong huyện Quảng Xương; Hoằng Thịnh huyện Hoằng Hoá; Yên Lạc huyện Yên Định...
Nguyên nhân phát triển: Sau khi cơ chế thị trường ra đời nhiều doanh nghiệp đã tìm được chân hàng từ trước đây làm đầu mối để nối liền sản xuất và thị trường. Nhu cầu sử dụng sản phẩm bảo vệ môi trường ngày càng cao, nguồn nguyên liệu nội tỉnh, lưu truyền được bí quyết của nghề. Sự quan tâm của các cấp và yêu nghề của người dân trong làng xóm.
Nghề rèn: Nghề này được phát triển ở Hậu Lộc, một số địa phương vùng lân cận và một số bản người Mông (đồng bào Mông có kỹ thuật rèn kim loại tốt, sản phẩm chủ yếu là dao, cuốc, súng kíp và một số vật dụng trong gia đình). Hiện nay nghề được phát triển mạnh ở Hậu Lộc - làng rèn Tất Tác xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc.
Nguyên nhân phát triển: Sản phẩm của làng rèn tuy chưa xây dựng thương hiệu nhưng đã có tiếng từ lâu về chất lượng, sản xuất nông nghiệp phát triển nhu cầu về công cụ sản xuất ngày càng nhiều (cày, bừa, thiết bị máy công tác...) tạo thị trường cho cơ sở sản xuất phát triển. Nguyên liệu sản xuất của làng nghề chủ yếu là sử dụng sắt thép phế liệu, sản phẩm sản xuất ra có giá thành thấp, giá cả phù hợp nhu cầu sử dụng của thị trường
- Làng nghề tơ tằm, dệt nhiễu Hồng Đô xã Thiệu Đô huyện Thiệu Hoá: Nhiễu Hồng Đô Thiệu Hoá đã nổi tiếng trong và ngoài nước, làng nghề có tuổi đời đã hơn 500 năm, trước kia Hồng Đô có khoảng 400-500 khung dệt, thu hút 700-800 lao động và hơn 1000 lao động trồng dâu nuôi tằm. Những năm gần đây làng nghề nhiễu Hồng Đô vẫn duy trì nhưng chỉ còn hơn 100 khung dệt và mỗi năm sản xuất ra 20-90 nghìn m2 nhiễu. Diện tích trồng dâu toàn xã hiện nay là 70 ha.
- Làng nghề đá và sản xuất vật liệu xây dựng ở Đông Hưng huyện Đông Sơn: Mới phát triển mạnh từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Nguyên nhân phát triển: Nhu cầu xây dựng ngày càng cao. Lòng yêu nghề của người dân trong làng xóm muốn giữ nghề nên đã động viên nhau tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhiều doanh nghiệp ra đời tìm kiếm việc làm, thị trường tạo điều kiện đưa nghề phát triển.
* Một số làng nghề đang mai một dần:
- Làng nghề đúc đồng Trà Đông-Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá: Trước năm 1990 có khoảng 300 lò đúc, sản lượng gần 1000 tấn/năm, 70% lao động tham gia. Ngày nay chỉ còn hơn 20 lò đúc hoạt động cầm chừng; sản xuất trông chờ vào tiêu thụ một ít sản phẩm truyền thống (chiêng, niếng, lư hương...) cho miền núi và một số đơn đặt hàng đơn chiếc đáp ứng yêu cầu một vài cá nhân, sản phẩm ít đổi mới mẫu mã, khả năng tư duy để chuyển đổi nghề truyền thống thành sản phẩm hàng hoá của người lao động yếu, phần lớn chỉ chờ đợi đơn đặt hàng các nơi đem đến nên việc làm rất ít.
- Làng nghề chạm, khắc đá Nhuệ Thôn xã Đông Hưng huyện Đông Sơn: Chỉ còn khoảng 100 người làm nghề khắc đá, sản phẩm tuy có đổi mới kiểu dáng chút ít, nhưng nhìn chung vẫn đơn giản, kém sắc sảo và tinh vi, nghệ nhân ít có cơ hội truyền nghề.
- Nguyên nhân chậm phát triển: Nhận thức về chuyển đổi sản phẩm của nghề thành hàng hoá chưa cao, ít thay đổi mẫu mã. Sự gắn kết giữa làm nghề với các nghề khác chưa có (dịch vụ du lịch, bảo tồn bảo tàng), công tác thị trường và xúc tiến thương mại yếu.
- Làng gốm Đông Hương, thành phố Thanh Hoá và các huyện khác: Trước năm 1995 nghề gốm phát triển mạnhở nhiều địa phương trong tỉnh như Xuân Thiên huyện Thọ Xuân; Thọ Đồn huyện Vĩnh Lộc; Hoằng Hợp huyện Hoằng Hoá; Thiệu Khánh huyện Thiệu Hoá...
Nguyên nhân chậm phát triển: Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, công nghiệp nhựa và công nghiệp giấy phát triển, nhiều loại sản phẩm ra đời thay thế dần các sản phẩm cùng loại làm bằng gốm, do không kịp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, ít đổi mẫu mã sản phẩm, công nghệ, thiết bị đổi mới chậm... nên sản phẩm gốm thị trường bị thu hẹp lại và mất dần, đến nay chỉ còn một vài cơ sở hoạt động có tính chất cầm chừng, sản phẩm chủ yếu là các loại ống, ngói lợp phục vụ cho thoát nước, xây dựng dân dụng và một số đồ phục vụ cho sinh hoạt gia đình (vại, nồi đất...)
- Làng nghề Dệt thổ cẩm: Hầu hết các làng bản ở các huyện miền núi đều có nghề c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status