Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về người khuyết tật 8
1.2. Yêu cầu và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về người khuyết tật 21
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về người khuyết tật 25
Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 45
2.1 Tình hình người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 45
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 54
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 73
3.1. Quan điểm trong thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 73
3.2. Các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta hiện nay 75
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
101
PHỤ LỤC 104
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uộc điều tra về thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam có nhiều tổ chức quốc tế và trong nước tham gia, tuy nhiên hầu hết các cuộc điều tra chỉ trong phạm vi nhất định và như vậy kết quả tổng thể chưa có thể kiểm chứng. Tuy nhiên việc vào cuộc của các tổ chức chứng minh sự quan tâm về đời sống của người khuyết tật và bước đầu đưa ra cách nhìn tổng quan về thực trạng người khuyết tật ở nước ta.
2.1.1. Về cơ cấu của người khuyết tật
Theo kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi như sau:
Biểu 2.1: So sánh cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi, năm 1995 và 2005
Đơn vị tính: %
Năm
Nhóm tuổi tròn
< 15 tuổi
15 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
2005
11,25
71,58
17,17
1995
16,99
69,53
13,48
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, nhóm người khuyết tật dưới 15 tuổi vào năm 2005 có tỷ lệ là 11,25%, tỷ lệ này giảm so với năm 1995. Các nhu cầu cần hỗ trợ của người khuyết tật nhóm tuổi này là thực hiện những chính sách về hỗ trợ giáo dục, tạo điều kiện cho các cháu đến trường và phục hồi chức năng của cơ thể.
Nhóm người khuyết tật từ 15 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực trạng này cho thấy đối với nhóm tuổi này thì nhu cầu về học tập vẫn còn nhưng nhu cầu về học nghề và có việc làm là hết sức quan trọng, ngoài ra đối với nhóm tuổi này thì nhu cầu về tình bạn cũng như lập gia đình và ổn định cuộc sống có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập đời sống cộng đồng của người khuyết tật.
Theo khái niệm quy định trong Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và kết quả khảo sát của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thì ước tính cả nước có khoảng 5,4 triệu người tàn tật, chiếm 6,34% dân số cả nước thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 15,8% do Tổng cục Thống kế điều tra năm 2006 theo tiêu chí và định nghĩa quốc tế ICF.
Kết quả điều tra tại 10 tỉnh về thực trạng người khuyết tật năm 2008 cho kết quả như bảng dưới đây:
Biểu 2.2. Cơ cấu người tổn tật chia theo giới tớnh, nhúm tuổi và khu vực sinh sống
Đơn vị tớnh: %
Chỉ tiờu
Tổng số người tàn tật
Chia theo khu vực
Chia theo giới tớnh
Chia theo nhúm tuổi
Thành thị
Nụng thụn
Nam
Nữ
Dưới 16
16 - 60
Trờn 60
A
1
2
3
4
5
6
7
8
1. Hải Phũng
100.00
38.31
61.69
57.21
42.79
10.45
72.64
16.92
2. Hải Dương
100.00
50.70
49.30
64.32
35.68
7.51
71.83
20.66
3. Bắc Ninh
100.00
100.00
0.00
100.00
0.00
0.00
65.00
35.00
4. Hũa Bỡnh
100.00
54.31
45.69
61.42
38.58
11.17
73.10
15.74
5. Nghệ An
100.00
3.47
96.53
36.42
63.58
13.29
40.46
46.24
6. Đà Nẵng
100.00
94.04
5.96
59.57
40.43
17.87
60.00
22.13
7. Phỳ Yờn
100.00
0.00
100.00
62.89
37.11
8.25
71.65
20.10
8. Kon Tum
100.00
81.54
18.46
60.00
40.00
20.51
62.05
17.44
9. Bỡnh Dương
100.00
76.30
23.70
57.23
42.77
13.29
70.52
16.18
10.TP. Hồ Chớ Minh
100.00
61.76
38.24
62.18
37.82
5.46
78.15
16.39
11. An Giang
100.00
69.34
30.66
69.34
30.66
8.01
75.61
16.38
Tổng số
100.00
55.73
44.27
60.62
39.38
11.14
68.27
20.60
Nguồn: Kết quả điều tra tại 11 tỉnh năm 2008 của Bộ Lao động- Thương binh và Xó hội.
2.1.2. Về phân loại và phân dạng khuyết tật
Phận dạng và phân hạng khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Chính sách pháp luật hiện hành chưa phân loại người khuyết tật. Việc phân hạng khuyết tật được xác định có hạng khuyết tật nặng và được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội (Nghị định 67/2007/ NĐ-CP).
Theo kết quả điều tra thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta năm 2008 do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội tiến hành thì tỷ lệ các dạng khuyết tật như sau:
- Khuyết tật vận động chiếm 29,41%,
- Khuyết tật thần chiếm 16,82%,
- Khuyết tật nhìn chiếm 13,84%,
- Khuyết tật nghe chiếm 9,33%,
- Khuyết tật nói 7,08%,
- Khuyết tật trí tuệ chiếm 6,52%
- Dạng khuyết tật khác chiếm 17,00% [9].
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong số người khuyết tật có gần 30% bị nhiều dạng tật (đa khuyết tật). Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp người tàn tật hoà nhập cộng đồng và phát triển các mô hình hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người khuyết tật.
2.1.3. Về nguyên nhân và xu hướng biến động của người khuyết tật
- Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật: Kết quả khảo sát năm 2008 của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy: Do bẩm sinh (35,8%), bệnh tật (32,34%), hậu quả của chiến tranh (25,56%), tai nạn lao động (3,49%), Các nguyên nhân khác (1,57%). Các nguyên nhân này phản ánh tố chất con người, cũng như sự chăm sóc ban đầu cho trẻ và chất lượng dịch vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh cao. Nguyên nhân từ hậu quả chiến tranh cũng khá cao, không chỉ thế hệ hiện nay mà cả thế hệ mai sau, đặc biệt là nạn nhân của chất độc đi-ô-xin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam [7].
- Xu hướng biến động của người tàn tật ở Việt Nam: Trong những năm tới do tai nạn giao thông, tai nạn lao động tăng; ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng sẽ là các nguyên nhân làm tăng số lượng và tỷ lệ người khuyết tật. Nguyên nhân do bẩm sinh, bệnh tật và chiến tranh trước đây chiếm ưu thế sẽ giảm, nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ảnh hưởng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá.
2.1.4. Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật
* Trình độ văn hoá
Nhìn chung trình độ học vấn của người khuyết tật rất thấp. Có tới gần 34.4% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, 21.24% chưa tốt nghiệp tiểu học, số có trình độ văn hoá từ Phổ thông cơ sở trở lên chỉ chiếm có 21.9%.
Xét theo giới tính thì người khuyết tật là nam giới có trình độ học vấn cao hơn so với người khuyết tật là nữ giới và ở các cấp học cao hơn thì khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hoá giữa nam giới và nữ giới càng lớn, ở cấp Phổ thông trung học, tỷ lệ nam giới đạt được trình độ này cao hơn gần 3 lần so với nữ giới.
Xét theo dạng khuyết tật: tỷ lệ chưa biết chữ cao nhất đối với dạng khuyết tật về nhận thức, chiếm tới gần 48.2%, tiếp đến là dạng khuyết tật về khiếm thị và dạng tật về khả năng tự chăm sóc bản thân (chiếm 38.68 % và 36.83%).
Trong các nhóm dạng tật thì nhóm dạng tật vận động có trình độ văn hoá cao nhất, tỷ lệ có trình độ văn hoá từ PTCS trở lên chiếm tới 24.5%, tiếp đến là nhóm tật giao tiếp, chiếm khoảng 22.7%. Các nhóm tật còn lại dao động từ 15 – 21%. Như vậy rõ ràng giữa các nhóm dạng tật khác nhau thì khả năng học tập có sự khác biệt, do vậy chính sách hỗ trợ cũng cần lưu ý sự khác biệt này.
Trình độ học vấn của người khuyết tật rất thấp và không có xu hướng cải thiện trong tương lai nếu như không có các biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và cộng đồng. Kết quả điều tra năm 2008 cho thấy, trẻ em bị khuyết tật có độ tuổi từ 6 -18 tuổi đang đi h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status