Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây



Cơ sở vật chất, tài chính là điều kiện không thể thiếu để hiện đại hoá nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và tài chính góp phần trực tiếp quyết định tới chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy một trong những tiêu chuẩn cơ bản ở những trường chuẩn Quốc gia hiện nay là có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của chương trình học, nhất là các bộ môn đòi hỏi phải thực hành thường xuyên. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có đặc điểm là thực hiện ngoài giờ học trên lớp với những hình thức phong phú, do vậy đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp này là rất cần thiết.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhiệm) và học tập (với học sinh).
Trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải chú ý kỹ năng tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực hiện ở lớp mình. Người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cố vấn cho cán bộ lớp. Cán bộ lớp là các em học sinh có năng lực tổ chức điều hành hoạt động theo kế hoạch nếu được giáo viên hướng dẫn. Nếu làm tốt điều này sẽ phát huy vai trò tích cực tự giác, sáng tạo của học sinh, tránh được kiểu tiếp thu thụ động, khuôn mẫu. Từ đó các em sẽ có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Chẳng hạn: Giáo viên cho lớp sinh hoạt theo chủ đề: "Thanh niên Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" trong tháng chào mừng 26/3.
Vậy người giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ: phân công người dẫn chương trình, trang trí sân khấu, hoạt động dưới hình thức nào ? toạ đàm bình luận hay gắp thăm câu hỏi xen kẽ liên hoan văn nghệ....
Vạch rõ nội dung sinh hoạt, hình thức sinh hoạt, hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động, người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng nhất và cứ như vậy các lần tiếp theo học sinh sẽ tự tổ chức được.
Qua khảo sát thì ở cả 5 trường THPT Phú Xuyên cần chú trọng hơn rất nhiều đến việc thực hiện bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh và giáo viên.
Nếu trong thời gian tới cán bộ quản lý có kế hoạch điều chỉnh đặc biệt là quan tâm nhiều hơn nữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, huy động tối đa nhân lực vật chất, phương tiện thì việc thực hiện các biện pháp nêu trên sẽ ở mức cao hơn, sẽ hạn chế thấp nhất tỷ lệ yếu, chưa đạt...
2.2. So sánh giữa các trường THPT trong huyện Phú Xuyên về thực trạng, hiệu quả quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Số liệu khảo sát:
- Khảo sát 2 trường thị trấn với 7 cán bộ quản lý ( thay mặt là hiệu trưởng)
3 cán bộ Đoàn trường
200 học sinh
30 giáo viên (trong đó 10 người là giáo viên chủ nhiệm).
- Địa bàn nông thôn: 3 trường còn lại với 11 cán quản lý ( thay mặt là hiệu trưởng)
7 cán bộ đoàn trường
400 học sinh
190 giáo viên (trong đó 50 người là giáo viên chủ nhiệm)
Khảo sát cho thấy giữa 2 khu vực (Thị trấn và Nông thôn) có sự chênh lệch nhất định. Sự khác nhau giữa 2 khu vực đó thể hiện khá nhiều khía cạnh được chúng tui trích dưới đây:
- Hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL.
Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng 3 “Đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
Bảng 3: Đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên về hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL.
Mức độ
Khu vực
Tốt %
Khá %
TB %
Yếu %
Không đạt %
HT
GV
HT
GV
HT
GV
HT
GV
HT
GV
Thị trấn
3,5
3,0
26,3
20,5
34,1
40,7
34,7
35
1,4
0,8
Nông thôn
2,14
2,0
20,6
15,2
37
42,4
36,3
37,5
3,96
2,9
*Nhận xét:
Điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau ở hai khu vực thị trấn và nông thôn đã ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế hoạch khác nhau đối với cả cán bộ quản lý và giáo viên.
Ví dụ: Theo đánh giá của các hiệu trưởng thí: Số ý kiến đánh giá các việc thực hiện kế hoạch (hiện thực hoá kế hoạch) của hiệu trưởng các trường thị trấn ở mức tốt và khá là 29,8%, trung bình 34,1%, còn tỷ lệ tốt khá của trường địa bàn nông thôn là 22,74%, trung bình là 37%.
Theo đánh giá của giáo viên, thì số ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng đạt từ trung bình trở lên ở thị trấn đạt 64,2%, ở địa bàn nông thôn : 59,6%.
Lý do ở các trường thị trấn thực hiện tốt hơn kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là nhận thức của học sinh nhanh nhạy hơn các khu vực khác nhưng quan trọng là các em có điều kiện vui chơi, hoạt động xã hội nhiều. Do vậy các em dễ tiếp cận và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tốt hơn các em nông thôn, vùng sâu xa, hơn nữa ở nông thôn thời gian tham gia sản xuất khá lớn học sinh ít có điều kiện vui chơi, sinh hoạt tập thể vì thế các em khó tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Mặt khác do chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan. Nhất là bản thân một số nhà trường cơ sở vật chất còn hạn chế nên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường không được chú trọng.
Tuy nhiên mức độ chênh lệch này là không quá lớn vì cho dù thị trấn hay nông thôn thì các trường THPT ở Phú Xuyên vẫn là một địa bàn kinh tế nông nghiệp là chính, ít có cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ vì thế sự chênh lệch không giống như địa bàn nông thôn với thị xã và thành phố.
Để hạn chế dần sự chênh lệch này bản thân các trường phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng phải coi đó là một nội dung trong nhiệm vụ năm học cần thực hiện, phát huy tối đa nguồn lực, tăng cường tuyên truyền cho học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội khác góp phần xã hội hoá các hoạt động dạy học và giáo dục nói chung của các nhà trường.
- Việc Tuyên truyền của cán bộ quản lý về hoạt động GDNGLL.
Bảng 4: Đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Mức độ
Khu vực
Tốt %
Khá %
TB %
Yếu %
HT
GV
HT
GV
HT
GV
HT
GV
Thị trấn
8,2
7,12
27,5
28,7
39,7
41,5
24,6
22,68
Nông thôn
5,1
5,3
24,21
25,26
42,7
43
27,99
26,1
Qua khảo sát chúng tui thấy các ý kiến đánh giá từ cả phía hiệu trưởng và giáo viên ở cả hai khu vực tương đối thống nhất. Nhận xét chung là: việc tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn hạn chế: chỉ có 35,7% ý kiến đánh giá ở (thị trấn) cho rằng mức độ tuyên truyền đạt khá tốt, còn ở khu vực nông thôn mức độ khá và tốt chỉ là 29,31%.
Có 22,68% ý kiến đánh giá của giáo viên ở khu vực thị trấn cho rằng việc tuyên truyền nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với họ là yếu, chưa đạt yêu cầu mong muốn. Tỷ lệ này ở trường nông thôn là 26,1%.
Đại đa số các ý kiến của hiệu trưởng và giáo viên ở cả hai khu vực đều đánh giá việc thực hiện hoạt động này ở mức độ TB .
ở thị trấn là 39,7% (ý kiến hiệu trưởng) và 41,5% (ý kiến giáo viên).
ở nông thôn là 42.7% (ý kiến hiệu trưởng) và 43,0% (ý kiến giáo viên)
So sánh giữa các trường thì mức độ tuyên truyền nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở thị trấn cao hơn ở nông thôn vì điều kiện vật chất thuận lợi hơn, dễ thực hiện hơn.
Tuy tỷ lệ khá tốt còn ở mức thấp, tỷ lệ trung bình và yếu ở mức cao, nhưng do thực tế khách quan, các trường sẽ dần dần cải thiện được thực trạng này. Việc tuyên truyền của hiệu trưởng là rất quan trọng, nếu tuyên truyền tốt giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Bảng 5: Khảo sát đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với học sinh.
Mức độ
Khu vực
Tốt %
Khá %
TB %
Yếu %
HT
HS
HT
HS
HT
HS
HT
HS
Thị trấn
9,5
11,5
29,5
25,9
3...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status