Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên - pdf 18

Download miễn phí Luận văn cách giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO THANH, THIẾU NIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 21
I Quan niệm về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 25
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh, thiếu niên và việc giáo dục thanh, thiếu niên trở thành “thế hệ cách mạng cho đời sau“ 26
2 Thực trạng thanh, thiếu niên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 48
3 Mấy vấn đề lý luận đặt ra cho việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong bối cảnh hiện nay 58
II Nhận thức chung về cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 65
1 Khái niệm cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 65
2 Một số vấn đề cơ bản về cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 68
3 Những nguyên tắc cơ bản của cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. 78
Chương II: VỀ THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO THANH, THIẾU NIÊN TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA 83
I Điều kiện lịch sử hình thành cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 83
1 Những nhân tố tác động tới việc giáo dục thanh, thiếu niên. 83
2 Tình hình và những vấn đề đặt ra đối với thanh, thiếu niên. 87
3 Chủ trương của Đảng trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh, thiếu niên 91
 
II Tình hình thực hiện cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên 96
1 Những phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian qua 96
2 Kết quả thực hiện cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên 104
3 Những nhận xét rút ra 122
CHƯƠNG III: ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO THANH, THIẾU NIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 134
I Những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. 134
1 Những vận động mới của tình hình quốc tế và trong nước. 134
2 Về tình hình của thanh, thiếu niên hiện nay. 149
3 Quan điểm của Đảng đối với công tác thanh, thiếu niên và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay. 157
II Nội dung cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay 163
1 Nguyên tắc xây dựng cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên trong điều kiện hiện nay 165
 
2 cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay. 169
KẾT LUẬN 194
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 197
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên từng bước được thực hiện với cách giáo dục rất phong phú, đa dạng, với nhiều phương pháp và hình thức sinh động. Có thể thấy một số phương pháp và hình giáo dục nổi bật sau:
a). Thông qua các công trình nghiên cứu, sách báo tuyên truyền.
Trước năm 1991, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở việc giáo dục tấm gương, đạo đức của Người và được thông qua chủ yếu với những cách giáo dục thông qua hoạt động của các phong trào của Đoàn, Đội trong nhà trường. Từ sau năm 1991, với việc Đảng ta xác định rõ vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh được sự chú ý của toàn xã hội, Tuy nhiên, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chưa có bước phát triển nào có ý nghĩa đột phá vì những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được xác định đầy đủ và cụ thể. Nói chung, trong thập niên cuối của thế kỉ XX, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách bài bản chỉ được thực hiện trong hệ thống trường Đảng.
Tuy nhiên, việc chính thức khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động đã trở thành quan điểm chỉ đạo để công tác nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn Đảng toàn dân nói chung cũng như đối với thanh, thiếu niên được chú trọng hơn cả về chiều rộng và chiều sâu. Lần đầu tiên ở nước ta có một chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là chương trình KX 02 nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện trong thời gian từ 1991 đến năm 1995 với 13 đề tài khoa học làm rõ tiểu sử, sự nghiệp, nguồn gốc ra đời và hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Tiếp theo Chương trình khoa học KX 02, một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt trong khuôn khổ các Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội có các mã số KHXH-01, KHXH-04, KHXH-05, v.v... được tiến hành từ 1996 đến sau năm 2000.
Cùng với các Chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, một số ngành, địa phương cũng có các đề tài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh với ngành, địa phương mình như Bộ công nghiệp, Bộ Y tế, Viện Khoa học - Giáo dục (Bộ Giáo dục), Học viện thanh niên, BTL Bộ đội Biên phòng, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia, Đại học sư phạm, v.v. Một số nhà nghiên cứu cũng đầu tư công sức nghiên cứu biên soạn một số cuốn sách.
Các công trình của các Chương trình khoa học nêu trên sau khi hoàn thành được công bố đã góp phần căn bản vào việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với các đối tượng trong xã hội trong đó có thanh, thiếu niên.
Ngoài các đề tài khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh, các báo, tạp chí cũng đăng tải một số lượng bài nghiên cứu khá lớn giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội.
Qua khảo sát kể từ khi chương trình nghiên cứu KX 02 kết thúc (1995) đến năm 2000 (trước Đại hội IX) đã có 397 cuốn sách nghiên cứu các chủ đề về tư tưởng Hồ Chí Minh được xuất bản. Cũng trong khoảng thời gian ấy có tới 6.974 bài viết về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh được công bố trên các tạp chí, báo ở trong nước (cả trung ương và các địa phương), trong đó có 699 bài viết về tiểu sử và những hoạt động; 1131 bài viết về Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá lớn; 2392 bài viết về Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam; 2572 bài viết về tình cảm của nhân dân việt Nam, nhân dân thế giới với Hồ Chí Minh.
Có thể nói số đầu sách, bài báo tạp chí nói trên là những tư liệu giáo dục rất quan trọng để hình thành cách giáo dục đối với toàn xã hội cũng như đối với thanh, thiếu niên.
b)- Thông qua cách giảng dạy trong nhà trường.
Như trên đã nói, chỉ từ sau Đại hội Đảng lần thứ IX, với việc xác định khoa học và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh theo khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, đã tạo ra một bước tiến mới trong nội dung và cách giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Đặc biệt là sau khi Đảng ta có chỉ thị 23 (năm 2003), việc triển khai đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở các bậc học được đặt ra và thực hiện từ năm 2004, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành pháp lệnh đối với ngành giáo dục, đào tạo ở nước ta thì việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua cách giảng dạy ở hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta có bước phát triển về chất.
Năm 2003, Giáo trình chuẩn quốc gia Tư tưởng Hồ Chí Minh, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn đã được xuất bản. Đây là những cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tư tưởng Hồ Chí Minh và trở thành sách công cụ, phục vụ công tác học tập, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ một cách bài bản.
Để đưa môn học tư tưởng Hồ Chí Minh vào các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm học 2003-2004, Bộ Giáo dục Đào tạo đã chính thức đưa môn học này vào chương trình chính khoá trong chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc. Đây là một bước đi có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên. Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của các trường đại học, cao đẳng lại được biên soạn thành Giáo trình của Bộ Giáo dục Đào tạo gồm 7 chương chính và 1 chương tham khảo (khoảng 30-40 tiết học).
Nói chung, những nội dung của các giáo trình và bài học trên đây được biên soạn trên cơ sở của các đề tài nghiên cứu khoa học, bảo đảm nội dung khoa học và tính khách quan lịch sử, thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta.
Gần đây, thực hiện nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02-11-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá X, Bộ giáo dục đào tạo đã ra quyết định số 2194/QĐ-BGDĐT về việc xây dựng đề án “Đổi mới kết cấu nội dung chương trình, giáo trình các môn học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học và cao đẳng,” để trình Ban Bí thư phê duyệt thực hiện. Đây là một trong những đề án quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam có tác động tới viẹc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ.
Trong bộ môn giáo dục công dân của hệ thống trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng bắt đầu đưa vào một số hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh để giáo dục cho học sinh.
Nói chung, sau khi có Chỉ thị 23, song song với các cách khác, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được thực...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status