Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 6
1.1. Sự cần thiết phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 6
1.2. Hình thức và đặc điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 40
2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 40
2.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 47
2.3. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81
3.1. Phương hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81
3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 84
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, quản lý kế toán, truy cập internet và gửi thư điện tử, ít sử dụng vào mục đích đào tạo, phục vụ nghiên cứu, phát triển sản phẩm [32].
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh DNNVV nói riêng, chưa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ, mặc dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
2.2.1.3. Thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV thường tập trung khai thác những những thị trường và mặt hàng mới, những thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn ít chú ý hay không muốn đảm nhận. Tuy nhiên, phần lớn DNNVV tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nội địa (chiếm tỷ lệ 78,8%) [33]. Nhiều doanh nghiệp chưa hề biết đến thị trường nước ngoài và chưa có khả năng tham gia xuất khẩu,
Thực trạng nền kinh tế cho thấy các DNNVV đang có nguy cơ mất thị trường ngay trên nước mình do nạn hàng ngoại nhập lậu và nhập chính ngạch tràn lan, hơn nữa các mặt hàng này thường có chất lượng tốt hơn hàng hoá trong nước. Nguy cơ này gia tăng nặng nề hơn khi Việt Nam đã tham gia vào AFTA và WTO.
2.2.1.4. Lao động và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc quản trị nhân sự trong các DNNVV có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động trong DNNVV phải là những người năng động có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Tuy nhiên lao động trong các DNNVV hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ văn hoá cấp II là chủ yếu (chiếm 40-45%), ít được đào tạo qua trường lớp cơ bản bình quân chiếm 60-70% đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Với trình độ tay nghề, kỹ thuật thấp như vậy, họ chỉ làm được những công việc giản đơn. Trong điều kiện cạnh tranh, xu hướng tất yếu là doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật, vì vậy DNNVV cần khắc phục tình trạng này thông qua hoạt động đầu tư vào các chương trình đào tạo, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các trung tâm tư vấn, hỗ trợ DNNVV về đào tạo.
Về trình độ của đội ngũ quản lý DNNVV, theo số liệu thống kê của Cục phát triển doanh nghiệp, trong số hơn 60.000 DNNVV ở phía Bắc được điều tra, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp.
Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn [28]. Điều đáng chú ý, trong số các chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các DNNVV Việt Nam.
2.2.2. Tình hình tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay có thể khẳng định dịch vụ ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng đã đến được với các DNNVV. Các DNNVV với đại đa số là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với đặc thù qui mô nhỏ và kéo theo đó là hàng loạt các đặc điểm về quản lý doanh nghiệp cũng đã tạo nên các đặc trưng cho việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Hiện nay, nguồn thu từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các ngân hàng thương mại Việt Nam (70%). Xu hướng này cho thấy những thách thức và cơ hội trong phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV Việt Nam nói riêng.
Hiện nay, bên cạnh các ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng TMCP Châu Á, ngân hàng TMCP Quốc tế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Kỹ thương, Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh là những ngân hàng đã sớm xác định thị trường doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là DNNVV), thị trường cho vay bán lẻ là thị trường mục tiêu lâu dài, thì đến nay các ngân hàng thương mại nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây chỉ xác định những doanh nghiệp lớn, các tổng công ty là khách hàng chủ yếu thì nay cũng đã hoạch định chiến lược tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV như: Ngân hàng Ngoại thương đổi mới công nghệ, phát triển thị trường tín dụng bán lẻ dành 3.000 tỷ VND để cho vay DNNVV; Ngân hàng Công thương là ngân hàng nhà nước đi tiên phong trong việc cho vay DNNVV, đến nay dư nợ cho vay DNNVV chiếm tới 50 - 60% tổng dư nợ của ngân hàng.
Đối với phần lớn DNNVV Việt Nam, vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp thường đến từ hai nguồn chính là: nguồn vốn phi chính thức (bao gồm vốn tự có, lợi nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư, đóng góp của các cổ đông sáng lập, vay từ những quan hệ cá nhân của chủ doanh nghiệp…) và nguồn vốn chính thức (các khoản tín dụng và đầu tư của các định chế tài chính (ngân hàng, quỹ…). Với nguồn vốn tự có hạn chế và sức ép về chi phí từ các khoản vay không chính thức, các DNNVV tất yếu đi theo xu hướng dựa vào các nguồn vốn chính thức, đặc biệt là vốn từ ngân hàng. Theo đánh giá chung, có tới 70% chủ DNNVV khởi sự bằng nguồn vốn không chính thức, bên cạnh đó, trong thời gian qua ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là vốn tín dụng ngân hàng và số vốn các ngân hàng thương mại cho các DNNVV vay chiếm khoảng 40% tổng dư nợ.
Bảng dưới đây là thống kê của Ngân hàng Nhà nước về kết quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV
33,6
30,4
17,8
Tỷ trọng tín dụng trên tổng dư nợ
44,2
45,6
44,8
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
22,5
33,2
26,9
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo tại Hội thảo "Các thị trường tài chính và tài trợ cho DNNVV “, Hà nội tháng 11/2006.
Theo báo cáo của Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước (T9/2008), từ 6 Ngân hàng Thương mại Nhà nước, 31 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 33 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp đang còn quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163.673 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm trên 50% với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ.
Trong tổng vốn của DNNVV, vốn tự có chiếm tỷ trọng là 36,25%, vốn vay ngân hàng chiếm 45,31%, còn lại vốn khác chiếm 18,44%. Vốn tự có bình quân 1 doanh nghiệp là 1,33 tỷ đồng, bình quân vốn vay ngân hàng của 1 DNNVV là 1,79 tỷ đồng.
Theo số liệu của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7%, khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%.
Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,5% so với 31/12/2006. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%; ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status