Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp



Mục lục
 
Chương I:
Đầu tư và tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng đối với nền kinh tế
Trang
I/ Vai trò, đặc trưng của Đầu tư: 3
1. Vai trò của đầu tư 3
2. Đặc trưng của đầu tư 4
II/ Tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 5
1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 5
2. Tín dụng và các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại 5
3. Tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng TM đối với nền kinh tế 8
4. Vai trò tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng 9
III/ Chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại 10
1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại 10
2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Trung, dài hạn của NHTM 11
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn 13
IV/ Cơ chế chính sách có liên quan đến việc nâng cao chất lương tín dụng trung, dài hạn. 15
1. Những quy định chung về cho vay trung, dài hạn 15
2. Qui trình tín dụng đầu tư tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 17
 
Chương II:
thực trạng tín dụng đầu tư trung, dài hạn tại ngân hàng
đầu tư và phát triển thanh hoá
 
I/ Bối cảnh kinh tế x• hội trên địa bàn tỉnh thanh hoá 20
1. Những thuận lợi trong thời gian tới 20
2. Khó khăn 20
II/ Về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hoá. 21
1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá 21
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá (từ 1996-2000) 22
III/ Thực trạng công tác tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá 25
1. Thực hiện qui trình thẩm định 25
2. Tình hình hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với các dự án 39
IV/ Những kết quả và tồn tại rút ra từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng ĐT và PT Thanh Hoá 47
1. Những kết quả đạt được 47
2. Một số khó khăn tồn tại 50
 
Chương III:
GiảI pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trung, dàI hạn tại ngân hàng đt và pt thanh hoá
 
I/ Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT và PT về tín dụng trung, dài hạn 55
II/ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn 56
1. Xác định tính chiến lược của chính sách tín dụng trung, dài hạn 56
2. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 57
3. Phân tích tài chính doanh nghiệp trước khi cho vay 59
4. Đa dạng hoá các cách huy động vốn trung, dài hạn 61
5. Tiêu chuẩn hoá cán bộ để nâng cao chất lượng tín dụng 62
6. Phát triển hệ thống thông tin 64
III/ Kiến nghị 64
1. Đối với Nhà nước 65
2. Đối với địa phương 66
3. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam 66
4. Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh hoá 67
 
Kết luận 68
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đầu tư xây dựng công trình.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu đưa vào tính toán chi phí sản xuất của dự án để đánh giá mức độ chuẩn xác của phương án tính toán trong nghiên cứu khả thi (dự án). Điều chỉnh, bổ sung những khoản chi phí chưa tính đến hay còn thiếu.
+ Căn cứ vào phương án nguồn vốn, tiến độ rút vốn và lịch trả nợ đối với các nguồn vay đầu tư dự án để xác định lãi vay vốn đưa vào chi phí sản xuất.
+ Phân tích rủi ro của dự án:
Nhằm giảm bớt nguy cơ lựa chọn đầu tư vào những dự án mới, đồng thời không bỏ qua những dự án tốt, trong thẩm định dự án cần đặc biệt quan tâm tới việc phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro giúp xác định được mức độ chắc chắn của các yếu tố xác định và kết quả hoạt động của dự án, nhờ vậy sẽ có khả năng loại trừ những dự án có mức độ rủi ro cao hay có cơ sở cho việc quản lý rủi ro bằng cách phân tán chia sẻ rủi ro của dự án thông qua các điều kiện hợp đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án.
Các yếu tố có thể gây nên rủi ro trong quá trình đầu tư và vận hành dự án:
- Thời gian thực hiện dự án kéo dài
- Vốn đầu tư tăng do dự trù thiếu hay do trượt giá.
- Biến động của tỷ giá hối đoái
- Thay đổi phương án nguồn vốn đầu tư dự án
- Chi phí sản xuất tăng
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Khả năng phát huy công suất thiết kế của dự án.
- Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Đối với các dự án đầu tư có vay vốn nước ngoài cần lưu ý tới một điều bất lợi đối với khả năng đảm bảo trả nợ của chủ đầu tư cho vốn vay trong nước, đó là: Trong mọi hoàn cảnh, chủ đầu tư phải đảm bảo trả nợ nước ngoài đúng cam kết. Vì vậy, nếu dự án gặp rủi ro thì Ngân hàng cho vay trong nước sẽ là người gánh chịu hậu quả trước
d. Phân tích độ nhạy của dự án:
Phân tích độ nhạy của dự án là một công cụ thường được áp dụng trong phân tích rủi ro, phân tích độ nhạy cho phép xác định mức độ quan trọng của các yếu tố (nguồn rủi ro) và chiều hướng tác động của các yếu tố đó tới kết quả dự án.. Phân tích độ nhạy được thực hiện bằng cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính của dự án (NPN - giá trị hiện tại ròng, R - tỷ số lợi ích/chi phí, IRR - tỷ suất sinh lợi nội bộ...) theo biến thiên của yếu tố ảnh hưởng. Tính toán điểm hoà vốn và sản lượng hoà vốn của dự án.
- Một cách khác là nhìn vào phần trăm thay đổi trong NPV, R, IRR tương ứng với % thay đổi trong giá trị của yếu tố ảnh hưởng. Cách này cũng giống như phương pháp hệ số co giãn, nó cho ta một giá trị phản ánh mức độ nhạy cảm của một chỉ số về giá trị đầu tư với giá trị giả định của biến số đang xem xét.
e. Quản lý rủi ro:
Có thể vận dụng các chiến lược quản lý rủi ro sau:
- Tối thiểu hoá rủi ro: Tránh những rủi ro vượt quá một ngưỡng nhất định - chỉ chấp nhận những rủi ro dự án không vượt quá giá trị của ngưỡng đó. Có 3 tiêu chuẩn ngưỡng cơ bản: Mức tổn thất tối đa, xác suất lớn nhất làm xảy ra tổn thất, giá trị tổn thất kỳ vọng tối đa.
- Giảm thiểu tác động của rủi ro: Giảm nhẹ tác động của tổn thất bằng các chia nhỏ rủi ro (lập quĩ dự phòng), mua bảo hiểm, sửa đổi dự án, đồng tài trợ...
+ Xác định nguồn trả nợ:
- Nguồn từ dự án: từ khấu hao cơ bản hình thành từ đầu tư dự án, một phần từ lợi nhuận để lại của dự án.
- Nguồn do doanh nghiệp huy động từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài dự án, khấu hao từ tài sản cũ của doanh nghiệp chú ý kiểm tra tính khả thi của các nguồn huy động này.
+ Xác định lịch trả nợ và mức trả nợ vay:
- Xác định cụ thể cho từng loại vốn vay.
- Cân đối nguồn trả nợ theo tỷ lệ tham gia của từng loại vốn vay trong tổng nguồn vốn chủ đầu tư đã vay để đầu tư dự án.
- Trong thời gian ân hạn của vốn vay nước ngoài, tranh thủ thu nợ trong nước, ưu tiên thu nợ vay bằng ngoại tệ và nợ trung hạn trong nước.
+ Các điều kiện đảm bảo an toàn vốn vay:
Tuỳ theo từng trường hợp có thể yêu cầu các điều kiện đảm bảo sau:
- Doanh nghiệp chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài dự án đầu tư để đảm bảo trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn và mức trả đã cam kết đồng thời yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển để tập hợp dần nguồn trả nợ Ngân hàng, đảm bảo số dư tối thiểu trên tài khoản bằng một kỳ trả nợ trước mỗi kỳ hạn trả nợ.
- Yêu cầu bên thứ 3 ký với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ Ngân hàng đúng cam kết. Trong trường hợp này phải kiểm tra kỹ năng lực tài chính của người bảo lãnh, đảm bảo tính khả thi.
- Yêu cầu doanh nghiệp cam kết chuyển toàn bộ tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án vào tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập quĩ dự phòng rủi ro.
- Doanh nghiệp cam đoan phần tài sản cố định đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển sẽ là tài sản đảm bảo vốn vay của Ngân hàng.
- Thế chấp tài sản thuộc nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá trình độ năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư, đặc biệt là của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của công nhân.
1.2. Đánh giá thẩm định của dự án cụ thể:
Trong những năm gần đây, có thể nói chi nhánh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng trong công tác thẩm định, trong quá trình thẩm định đã bám sát được mục tiêu, phương hướng của Nhà nước, của địa phương và hướng dẫn của ngành, có quan điểm đúng đắn trong việc lựa chọn các dự án có hiệu quả, kiên quyết loại bỏ những dự án không đảm bảo hiệu quả, đồng thời cũng tích cực chủ động tìm kiếm các dự án mới để tham mưu cho UBND tỉnh có chủ trương để đầu tư, Ngân hàng có kế hoạch tài trợ. Trong 5 năm gần đây (1996-2000) số dự án trình Ngân hàng trung ương của chi nhánh đều được xét duyệt 100%. Thực hiện nghiêm túc, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, hiện nay ở Chi nhánh Thanh Hoá đã và đang được lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm công tác này đặc biệt quan tâm chú ý.
Sau đây là một dự án cụ thể đã được chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá tiến hành đánh giá thẩm định vào đầu năm 1998. Đã được Ngân hàng trung ương đồng ý chấp nhận, uỷ quyền để chi nhánh ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước. Chỉ đến 9/1998 chi nhánh Thanh Hoá dã ký xong hợp đồng tín dụng và đã giải ngân với tổng số vốn 30 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn năm, cụ thể:
Dự án: Đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến đường công suất 4000 tấn mía/ngày.
Chủ đầu tư: Công ty đường Lam Sơn thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT
Sau khi chi nhánh tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của công ty đường Lam Sơn, chi nhánh đã tiến hành kiểm tra hồ sơ,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status