Đánh giá sự ô nhiễm môi trường các bãi thu gom và tái chế rác thải điện, điện tử thuộc khu vực Triều Khúc - Thanh Trì - Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Đánh giá sự ô nhiễm môi trường các bãi thu gom và tái chế rác thải điện, điện tử thuộc khu vực Triều Khúc - Thanh Trì - Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 6
1.1 Tổng quan về rác thải điện,điện tử . . 6
1.1.1 Tình hình rác thải điện, điện tử trên thế giới . 6
1.1.2 Đặc điểm rác thải điện, điện tử 7
1.1.3 Tình hình thu gom, tái chế và xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam 10
1.2 Chỉ thị sinh học . 12
1.3 Độc tính kim loại nặng . 16
1.4 Các phương pháp phân tích kim loại nặng . 19
1.4.1 Phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng (ICP- MS) 19
1.4.2 Các phương pháp khác xác định kim loại nặng . 23
1.5 Các phương pháp xử lý mẫu trầm tích và sinh vật 26
1.5.1 Nguyên tắc xử lý mẫu . 26
1.5.2 Một số phương pháp xử lý mẫu động vật nhuyễn thể xác định hàm lượng kim loại nặng .
28
1.5.3 Một số phương pháp xử lý mẫu đất, trầm tích xác định hàm lượng kim loại nặng
29
1.5.4 Một số phương pháp xử lý mẫu thực vật xác định hàm lượng kim loại nặng .
30
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 31
2.1 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu . 31
2.2 Hóa chất và công cụ . 31
2.3 Lấy mẫu, xử lý mẫu, bảo quản mẫu . 33
2.3.1 Lấy mẫu 33
2.3.2 Xử lý mẫu sơ bộ và bảo quản mẫu 38
2.4 Phương pháp xử lý mẫu động vật nhuyễn thể . 40
2.5 Xử lý mẫu trầm tích . 41
2.6 Xử lý mẫu thực vật . 41
2.7 Xử lý thống kê số liệu phân tích 42
2.7.1 Phân tích thành phần chính (PCA) 42
2.7.2 Phân tích nhóm (CA) . 43
2.7.3 Phần mềm máy tính . 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 44
3.1 Tối ưu hóa điều kiện phân tích bằng ICP – MS 44
3.1.1 Chọn đồng vị phân tích 44
3.1.2 Độ sâu mẫu ( Sample Depth – SDe) . 45
3.1.3 Công suất cao tần ( Radio Frequency Power – RFP) 45
3.1.4 Lưu lượng khí mang ( Carier Gas Flow Rate – CGFR) 45
3.1.5 Tóm tắt các thông số tối ưu của thiết bị phân tích . 46
3.2 Đánh giá phương pháp phân tích . 47
3.2.1 Khoảng tuyến tính . 47
3.2.2 Đường chuẩn . 48
3.2.3 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 50
3.2.4 Đánh giá độ đúng của phép đo . 52
3.3 Lựa chọn và đánh giá các quy trình xử lý mẫu động vật nhuyễn thể . 53
3.3.1 Đánh giá hiệu suất thu hồi các quy trình xử lý mẫu động vật nhuyễn thể . 53
3.3.2 Đánh giá độ chụm ( qua độ lặp lại) quy trình xử lý mẫu động vật nhuyễn thể . 56
3.4 Đánh giá quy trình xử lý mẫu trầm tích . 58
3.4.1 Đánh giá hiệu suất thu quy trình xử lý mẫu trầm tích . 58
3.4.2 Đánh giá độ chụm (qua độ lặp lại) quy trình xử lý mẫu trầm tích 60
3.5 Đánh giá quy trình xử lý mẫu thực vật . 61
3.5.1 Đánh giá hiệu suất thu quy trình xử lý mẫu thực vật . . 61
3.5.2 Đánh giá độ chụm (qua độ lặp lại) quy trình xử lý mẫu thực vật 62
3.6 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu ốc bươu vàng . 63
3.7 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu trầm tích . 66
3.8 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu nước bề mặt . 67
3.9 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu thực vật . 69
3.10 Phân tích thống kê đa biến xác định nguồn gốc và phân bố ô nhiễm kim loại nặng
70
3.10.1 Mẫu trầm tích . 70
3.10.2 Mẫu ốc . 75
3.10.3 Mẫu thực vật( cây rau rệu) 79
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN . 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ại các vùng hồ Dongjiu, Taihu của Trung Quốc để đánh giá mức độ ô nhiễm các kim loại Al, Ba, Be, Ca, Cd, Co, Cr, Cu, Fe, Li, K, Mg, Mn, Na, Ni, Pb, Sr, Ti, V và Zn. [53]
Tessieretal đã nghiên cứu và phát triển quy trình chiết rút các dạng liên kết của kim loại trong mẫu đất và trầm tích, đồng thời cũng đưa ra phương pháp xác định hàm lượng tổng tất cả các dạng của kim loại. Tác giả đã sử dụng các axit mạnh như HF, H2O2, HNO3, HClO4 để xử lý mẫu và thu được kết quả tốt.[51]
1.5.4. Một số phương pháp xử lý mẫu thực vật xác định hàm lượng kim loại nặng
Đồng Minh Hậu, Hoàng Thị Thanh Thủy, Đào Phú Quốc đã phá mẫu thực vật để nghiên cứu khả năng hấp thu kim loại nặng trong bùn nạo vét kênh Tân Hóa- Lò Gốm để xác định Cr,Cu, Zn bằng HCl đậm đặc và HNO3 đậm đặc theo tỷ lệ thể tích là 3:1. Mẫu được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ ngọn lửa AAS ở những bước sóng hấp thụ tối ưu cho từng nguyên tố[5].
M.G.M Alam, E.T.Snow, A Tanaka đã phá mẫu các loại rau như bí ngô, khoai môn, đu đủ để xác định các kim loại nặng trong mẫu được trồng ở làng Samta, Bangladesh bằng HNO3 và HF. Mẫu sau khi phân huỷ được xác định bằng phương pháp ICP-MS thu được các kết quả về nồng độ trung bình các kim loại nặng (μg/g) là:As (0,17);Cd (0,023); Cr (0,07); Cu (3,5); Co (0,02); Fe (12,7); Mn (34,70; Pb (4,5); Zn (25,2) .[ 37]
Các tác giả F.Queirolo, S.Stegen, M.Restovic, M.Paz, P.Ostapczuk, M.J.Schwuger, L.Munoz đã dùng HNO3 đặc và HClO4 đặc theo tỷ lệ về thể tích là 4:1 để phá các mẫu lương thực như ngô, khoai tây, hành, đậu để xác định Pb, Cd. Mẫu sau khi phá được xác định bằng phương pháp ICP-MS thu được nồng độ của Cd từ 0,56 -3,9 ng/g và của Pb là từ 0,6-25,4 ng/g.[ 31]
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
Tại các làng nghề tái chế rác thải như khu vực Triều Khúc – Hà Nội, nước thải của quá trình tái chế được thải trực tiếp xuống các ao, hồ, ruộng xung quanh đó. Do đó đối tượng nghiên cứu để đánh giá ô nhiễm môi trường được lựa chọn là các sinh vật tích tụ như trai, ốc, hến sống tại các ao, hồ, ruộng bị ô nhiễm, các mẫu thực vật, các mẫu trầm tích (bùn đáy ao) sâu 30 cm và mẫu nước ngay tại ao, hồ để đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng và khả năng lan truyền ô nhiễm từ nước, trầm tích vào động vật, thực vật thủy sinh.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu các quy trình xử lý mẫu động vật nhuyễn thể (ốc bươu vàng), trầm tích (bùn đáy ao), thực vật của các ao, hồ khu vực Triều Khúc, đánh giá các quy trình xử lý mẫu để tìm ra quy trình xử lý mẫu tốt nhất đối từng loại mẫu.
- Phân tích xác định tổng hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu ốc,thực vật, bùn ao và mẫu nước bằng phương pháp phân tích ICP – MS trên cơ sở tối ưu hóa các điều kiện đo và đánh giá phương pháp phân tích.
- Phân tích mẫu thực tế lấy tại các ao hồ thuộc khu vực thu gom và tái chế rác thải điện tử thuộc khu vực Triều Khúc để đánh giá mức độ ô nhiễm, sau đó sử dụng phương pháp phân tích thống kê đa biến đánh giá nguồn gốc và mối tương quan về mức độ tích tụ kim loại nặng trong động, thực vật thủy sinh tại khu vực này.
2.2. Hóa chất và công cụ
- Hóa chất được sử dụng là các loại hóa chất siêu tinh khiết của Merck như: HNO3, HClO4, H2O2, H2SO4, HF…dung dịch chuẩn đa nguyên tố dùng cho phân tích ICP-MS.
- công cụ thí nghiệm: bình Kendal dung tích 100 ml, cốc Teflon 50 ml, bình định mức các loại 100ml, 50ml, 25ml, cốc 50ml, phễu lọc, pipet các loại, bếp điện, giấy lọc…
- Thiết bị: máy đo ICP-MS (ELAN 9000) và các thiết bị phụ .
Hệ thống phân tích ICP-MS điển hình có dạng như hình 6. Hình 7 là hình ảnh thiết bị phân tích ICP-MS được sử dụng để phân tích mẫu tại khoa Hoá- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Hình 6: Sơ đồ khối về nguyên tắc cấu tạo của hệ ICP- MS
1. Hệ bơm dẫn mẫu vào buồng tạo sol khí.
2. Bộ tạo sol khí mẫu.
3. Đèn nguyên tử hóa mẫu.
4. Bộ khử đầu ngọn lửa ICP.
5. Hệ thấu kính ion.
6. Hệ phân giải phổ khối.
7. Trường tứ cực và bộ lọc ion.
8. Detector.
9. Hệ điện tử.
10. Bơm chân không.
11. Bơm chân không loại tubor phân tử.
12. Hệ buồng chân không của máy.
13. Bộ phận cấp khí Ar.
Hình 7: Hình ảnh máy ICP – MS (ELAN 9000)
2.3. Lấy mẫu, xử lý mẫu, bảo quản mẫu
2.3.1. Lấy mẫu
* Vị trí lấy mẫu: Các mẫu ốc, trầm tích, thực vật và mẫu nước được lấy ở các ao, hồ thuộc khu vực Triều Khúc-Thanh Trì – Hà Nội. Trên khu vực này, hầu hết các hộ gia đình đều thu gom và tái chế phế liệu. Phế liệu từ các nơi được nhập về, chất thành đống trên nền gạch hay nền đất xung quanh nơi cư trú và được phân loại, rửa sạch, nghiền nhỏ, phơi khô rồi xuất đi các cơ sở tái chế nhựa. Một số hộ gia đình trực tiếp nấu nhựa, tạo các hạt nhựa cung cấp cho các cơ sở sản xuất nhựa. Nước thải của quá trình tái chế trên được các hộ gia đình này thải ra các mương nước, ao, hồ, đồng ruộng xung quanh khu vực, làm cho môi trường khu vực này ô nhiễm. Các mẫu thuộc các đối tượng khác nhau nhưng được lấy tại cùng một vị trí để đánh giá đúng tình trạng môi trường khu vực động vật nhuyễn thể đang sống.
Mỗi mẫu sau khi lấy đều được ghi kèm các thông tin về vị trí lấy mẫu và loại mẫu đồng thời thu thập thêm thông tin, hồ sơ về bãi tập kết và thu gom rác thải điện tử.
- Mẫu ốc được lấy theo hai mùa là mùa khô và mùa mưa
Mùa khô (ngày 11 tháng 3 năm 2009)
Địa điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu được ghi lại như bảng 2
Bảng 2: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu ốc mùa khô
Vị trí lấy mẫu
Ngày / giờ lấy mẫu
Ký hiệu mẫu
Xóm Chùa
Mẫu được lấy tại mương nước thải, cách bãi tập kết rác thải 20 m
9h ngày 11/3/2009
Ốc 1
Xóm Án
Mẫu được lấy tại đầm để hoang, có nước sát bề mặt đầm cách vị trí bãi tập kết rác thải 10 m
9h25’ ngày 11/3/2009
Ốc 2
Xóm Lẻ
Mẫu được lấy tại đầm trồng rau muống, cách vị trí bãi tập kết rác thải 30 m
10h13’ ngày 11/3/2009
Ốc 3
Xóm Cầu-vị trí 1
Tại ao cạnh sân bóng Triều Khúc, cách vị trí bãi tâp kết rác thải điện tử 5 m, nước thải quá trình tái chế được thải trực tiếp xuống ao
10h 42’ngày 11/3/2009
Ốc 4
Xóm Cầu –vị trí 2
Tại mương nước thải cách vị trí bãi tập kết rác 35 m.
11h 25’ngày 11/3/2009
Ốc 5
Mùa mưa ( Ngày 20 tháng 7 năm 2009)
Địa điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu được ghi lại như bảng 3
Bảng 3: Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu ốc mùa mưa
Vị trí lấy mẫu
Ngày / giờ lấy mẫu
Ký hiệu mẫu
Xóm Án- vị trí 1
Mẫu được lấy tại đầm để hoang, có nước sát bề mặt đầm ngay cạnh vị trí bãi tập kết rác thải
8h15’ ngày 20/7/2009
Ốc 6
Xóm Án- vị trí 2
Mẫu được lấy tại đầm để hoang, có nước sát bề mặt đầm cách vị trí bãi tập kết rác thải 5 m
8h20’ ngày 20/7/2009
Ốc 7
Xóm Án- vị trí 3
Mẫu được lấy tại đầm để hoang, có nước sát bề mặt đầm cách vị trí bãi tập kết rác thải 10 m
8h 20’ ngày 20/7/2009
Ốc 8
Xóm Lẻ- vị trí 1
Mẫu được lấy tại đầm trồng rau muống, cách vị trí bãi tập kết rác thải 30 m
8h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status