Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tiêu - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tiêu



MỤC LỤC
Trang
 
Phần 1. Mở đầu. 1
Phần 2 . NỘI DUNG. 3
Chương I . Tổng quan tài liệu .3
I.1 Lý thuyết về phân giải các hợp chất photpho .3
I.1.1Vai trò của photpho đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.3
I.1.2 Vòng tuần hoàn của photpho trong tự nhiên.3
I.1.3 Các dạng của photpho trong tự nhiên.4
I.1.4 Các dạng chế biến phân photpho.5
I.1.4.1 Phân photpho chế biến bằng axit.5
I.1.4.2 Phân photpho chế biến bằng nhiệt.5
I.1.5 Vi sinh vật phân giải hợp chất photphat khó tan.6
I.1.6 Cơ chế phân giải photphat khó tan nhờ vi sinh vật .6
I.1.6.1 Phân giải photphat do sự tạo thành axit của vi sinh vật.7
I.1.6.2 Sự phân giải photphat khó tan nhờ phản ứng
cacbondioxit (CO2 và H2S).7
I.2 Những thành tựu nghiên cứu vi sinh vật phân giải lân trên
thế giới và ứng dụng.8
I.3 Tình hình nghiên cứu vi sinh vật phân giải lân và ứng dụng
trong phân bón vi sinh ở Việt Nam.10
I.3.1 Tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh vật phân giải
Photphat khó tan ở Việt Nam .10
I.3.1.1 Các loại phân lân vi sinh. .11
I.3.1.2 Hiệu quả sử dụng các loại phân lân vi sinh.11
I.3.1.3 Yêu cầu về chất lượng, thời gian bảo quản phân lân vi sinh.13
CHƯƠNG II: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.13
II.1 Vật liệu và thiết bị.13
II.1.1Vật liệu.13
II.1.1.1 Chủng vi sinh vật .13
II.1.1.2 Giống cây trồng thí nghiệm đối với vi khuẩn phân giải lân.13
II.1.2 Thiết bị thí nghiệm.13
II.1.3 Hoá chất .13
II.2 Môi trường nuôi vi sinh vật phân giải Photphat .14
II.2.1 Môi trường Pikovskaya.14
II.2.2 Môi trường Pikovskaya lỏng.14
II.2.3 Môi trường nước chiết đất.15
II.3 Phương pháp nghiên cứu.15
II.3.1 Phương pháp lấy mẫu.15
II.3.2 Phương pháp phân lập trên môi trường thạch đĩa.15
II.3.3 Phương pháp giữ giống.15
II.3.4 Phương pháp đếm số lượng tế bào.15
II.3.5 Phương pháp xác định khả năng phân giải Ca3(PO4)2.16
II.3.6 Quan sát hình thái tế bào vi khuẩn bằng phương pháp
nhuộm đơn và nhuộm Gram.16
II.3.6.1 Phương pháp nhuộm đơn.16
II.3.6.2 Phương pháp nhuộm Gram.17
II.3 .7 Phương pháp nhuộm của Miler.17
II.3.8 Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của chủng vi khuẩn phân giải lân.18
II.3.8.1 Ảnh hưởng của pH ban đầu.18
II.4.8.2 Ảnh hưởng của nguồn Cacbon khác nhau.18
II.3.8.3 Ảnh hưởng của nguồn Nitơ khác nhau.18
II.3.8.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau. .18
II.3.9 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải lân
đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương DT84.19
CHƯƠNG III: Kết quả và thảo luận .20
III.1 Phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng chuyển hoá Photphat khó tan.20
III.2 Lựa chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính phân giải Photphat khó tan cao.21
III.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của chủng vi khuẩn phân giải Photphat khó tan .22
III.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của chủng vi khuẩn DV9 . .23
III.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng sinh trưởng và phát triển
của chủng vi khuẩn DV9 .23
III.4.2 Ảnh hưởng của pH ban đầu lên khả năng sinh trưởng và phát
triển c ủa chủng vi khuẩn DV9.24
III.4.3 Ảnh hưởng của nguồn cacbon lên khả năng sinh trưởng và
phát triển của chủng vi khuẩn DV9 .25
III.4.4 Ảnh hưởng của nguồn Nitơ lên khả năng sinh trưởng và phát
triển của chủng vi khuẩn DV9 .26
III.5 Môi trường có triển vọng dùng trong sản xuất để nuôi chủng DV9 .26
III.6 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn DV9
trong môi trường nước chiết đất có bổ xung N, P, K. .27
III.7 Xác định ảnh hưởng của chủng DV9 đối với cây trồng .28
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .31
IV.1 Kết luận.31
IV.2 Đề nghị.31
Phần 3: Tài liệu tham khảo.32
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ật phân giải Photphat khó tan ở Việt Nam .
I.3.1.1 Các loại phân lân vi sinh .
Hiện nay trên thị trường phân lân vi sinh thường được chia làm hai nhóm sau:
+ Phân lân vi sinh vật trên nền chất mang thanh trùng
Quy trình sản xuất phân vi sinh trên nền chất mang thanh trùng được thể hiện thông qua sơ đồ 2. Các loại phân vi sinh vật trên nền chất mang thanh trùng có mật độ vi sinh vật hữu hiệu lớn từ 108- 10 9tế bào / gam, vi sinh vật tạp ít. Sử dụng phân bón vi sinh vật này để nhiễm vi sinh vật vào hạt, tưới vào gốc cây non. Hiệu quả của phân dựa trên năng suất và phẩm chất của nông sản [14].
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất phân lân vi sinh vật trên nền chất mang thanh trùng [14]
Vi sinh vật phân giải lân
Nhân sinh khối
Xử lý tiềm sinh
Đóng gói bảo quản, sử dụng
Phối trộn
Thanh trùng
Than bùn, chất mang
+Phân lân vi sinh vật trên nền chất mang không thanh trùng
Phân lân vi sinh được sản xuất trên nền chất mang không thanh trùng có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp chỉ khoảng 106-108 tế bào /gam và vi sinh vật tạp khá cao. Hiệu quả của phân bón dạng này thường dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang. Chất mang ở đây thường là các chất hữu cơ: than bùn, phế thải nông nghiệp, rác thải thành phố... và các chất vô cơ khó tiêu: Apatit, Photphorit, bột đá vôi... Các loại chất mang hữu cơ thường được ủ háo khí hay yếm khí tuỳ loại nguyên liệu hữu cơ.Nhược điểm của loại phân này là chất lượng không ổn định và khó bảo quản.
I.3.1.2 Hiệu quả sử dụng các loại phân lân vi sinh vật.
Hiệu quả của các loại phân lân vi sinh thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
- Tăng cường cung cấp thêm lân dễ tiêu cho cây trồng
- Tăng cường sức hoạt động của các loại vi sinh vật khác trong đất
- Cung cấp các chất điều hoà sinh trưởng
- Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại cây trồng
Cho đến nay, tuy rằng phân vi sinh vật phân giải lân khó tiêu được sản xuất, bán trên thị trường nhưng số lượng không nhiều vì lý do sau: Hiệu quả của chúng chưa được ổn định, giá thành đắt, khó khăn về bảo quản và vận chuyển [14].
I.3.2 Yêu cầu về chất lượng, thời gian bảo quản phân lân vi sinh .
Theo TCVN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn -Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam quy định tiêu chuẩn phân bón vi sinh vật phân giải Photphat như sau:
- Thời gian bảo hành của phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất Photphat khó tan ít nhất là 6 tháng.
- Mật độ vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất Photphat khó tan phải phù hợp với bảng 2.
Bảng 2: Mật độ vi sinh vật sống có trong phân bón vi sinh vật
Tên chỉ tiêu
Mật độ vi sinh vật CFU/g hay ml mẫu
Chất mang
đã được thanh trùng
Chất mang
không thanh trùng
Khi xuất xưởng
Cuối hạn
bảo hành
Khi xuất xưởng
Cuối hạn
bảo hành
1. Vi sinh vật phân giải hợp chất Photphat khó tan không nhỏ hơn
1,0 x 109
1,0 x 108
1,0 x 107
1,0 x 106
2. Vi sinh vật tạp, không nhỏ hơn
1,0 x 106
1,0 x 108
-
-
Trong đó: CFU là đơn vị hình thành khuẩn lạc.
Cho đến nay, có nhiều nhà sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh như: Phân hữu cơ Thiên Nông, phân lân sinh hoá hữu cơ Komix của công ty hoá sinh nông nghiệp và thương mại Thiên Sinh, phân sinh hoá hữu cơ Biomix của công ty phân bón hoá chất Kiên Giang, Biofer của Hội Phân Bón Việt Nam ...đều sản xuất phân lân vi sinh nhưng số lượng không nhiều, hiệu quả chưa thật ổn định, giá thành đắt, khó khăn về bảo quản và vận chuyển hơn nữa không phải bón cho vùng đất nào cũng phù hợp và cho hiệu quả cao [14].
Mặt khác thành phần, số lượng , hoạt tính của các vi sinh vật phân giải hợp chất Photphat khó tan trong các mẫu đất ở các vùng địa lý khác nhau cũng rất khác nhau [17]. Bởi vậy, việc tìm kiếm và bổ xung các vi sinh vật phân giải lân khó tan từ các vùng đất có khí hậu và điều kiện địa lý đặc thù, để đưa vào ứng dụng trong thực tế mà có hiệu quả là điều rất cần thiết, đòi hỏi các nhà nghiên cứu quan tâm và đầu tư.
Chương II : Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
II.1 Vật liệu và thiết bị:
II.1.1 Vật liệu.
II.1.1.1 Chủng vi sinh vật: Các chủng vi khuẩn được phân lập từ các mẫu đất trồng ngô, lúa, đậu tương và đất vườn trên địa bàn Hà Nội.
II.1.1.2 Giống cây trồng thí nghiệm đối với chủng vi sinh vật phân giải lân khó tiêu.
Sử dụng giống đậu tương DT84 do bộ môn giống cây trồng Trường Đại học Nông Nghiệp cung cấp.
II.1.2 Thiết bị thí nghiệm.
Thiết bị được sử dụng của phòng các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật -Viện CNSH.
Nồi khử trùng ướt (Trung Quốc)
Nồi khử trùng khô (Trung Quốc)
Máy đo pH Mettler Toledo -320 (Nhật)
Kính hiển vi quang học Olympus (Nhật)
Máy lắc do Viện Khoa học Việt Nam chế tạo 220 vòng /phút
Tủ ấm (Trung Quốc)
Cân phân tích ADNHR- 200 (Nhật)
Máy đo độ đục Novaspec II (Pharmacia- Thuỵ Điển)
Và các công cụ khác phục vụ cho thí nghiệm: Micro pipet,ống nghiệm, bình tam giác, hộp Petri ... do Trung Quốc và Đức sản xuất.
II.1.3 Hoá chất.
Các hoá chất sử dụng đều tinh sạch ở mức độ phân tích, đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nghiên cứu (P.A).
Bao gồm : Ca3(PO4)2 ; các loại đường glucose, sacarose; cao nấm men, thạch , Pepton và các nguyên tố vi lượng: FeS04, MnS04.... do phòng “ các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật cung cấp”.
II.2 Môi trường nuôi vi sinh vật phân giải Photphat.
II.2.1 Môi trường Pikovskaya [27,6] (dùng phân lập giữ giống và nghiên cứu khả năng phân giải photphat của các chủng vi sinh vật).
Thành phần: g/l.
Glucoza................................ 10
Ca3(PO4)2.............................. 5
MgSO4................................. 0,1
KCl....................................... 0,2
FeSO4H2O ........................... vệt
NaCl .................................... 0,2
MnSO4 ................................. vệt
Yeast extract (cao nấm men) ..............0,5
Agar (thạch) ........................20
Nước máy.............................1000 ml.
Khử trùng ở 0,8 atm / 30 phút.
II. 2.2 Môi trường Pikovskay lỏng: dùng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật phân giải lân khó tiêu.
Thành phần: g/l.
Glucoza................................10
Ca3(PO4)2..............................5
MgSO4..................................0,1
KCl.......................................0,2
FeSO4H2O............................vệt
NaCl ....................................0,2
MnSO4.................................vệt
Yeast extract (cao nấm men)..............0,5
Nước máy............................1000 ml
Khử trùng ở 0,8 atm / 30 phút.
II.2.3 Môi trường nước chiết đất.
Cân 1.5kg đất (đất Cổ Nhuế ) +1000 ml nước máy, hoà đều rồi đem đun sôi trong 30- 40 phút . Để lắng rồi gạn ra và ly tâm bỏ cặn . Phân phối vào các bình tam giác và đem khử trùng ở 1 atm / 45 phút.
II.3 Phương pháp nghiên cứu.
II. 3.1 Phương pháp lấy mẫu.
Dùng thìa vô trùng lấy đất ở vùng bề mặt ( độ sâu từ 2-5 cm ) cho vào bình tam giác, túi nilon sạch. Mỗi khu đất thường lấy từ 8-10 vị trí khác nhau,mỗi vị trí lấy từ 10-15g đất, buộc kín hay đậy nút và ghi lý lịch, ngày lấy mẫu.
II.3.2 Phương pháp phân lập trên môi trường thạch đĩa [6].
Các mẫu đất lấy ở mỗi địa điểm khác nhau được trộn đều. Cân mỗi mẫu đất 10g cho vào bình tam giác chứa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status