Báo cáo Công nghệ sản xuất rượu tại Công ty Rượu Hà nội - pdf 18

Download miễn phí Báo cáo Công nghệ sản xuất rượu tại Công ty Rượu Hà nội



MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1. LỊCH SỬ CÔNG TY
2. CƠ CẤU SẢN XUẤT VÀ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CỦA CÔNG TY 3
PHẦN HAI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH VÀ QUY TẮC VẬN HÀNH
A-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN
I- NẤU BỘT
1. Hoà bột
2. Nồi nấu
II- ĐƯỜNG HOÁ
III- CÔNG ĐOẠN LÊN MEN:
IV- THÁP CẤT:
1- CẤU TẠO:
2- QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN KỸ THUẬT THÁP CẤT
B -- XÍ NGHIỆP RƯỢU MÙI
I - THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC
II. THIẾT BỊ NẤU ĐƯỜNG
III- CẤT HƯƠNG LIỆU:
IV. THIẾT BỊ PHA CHẾ
V. LỌC TRONG
VI. RỬA CHAI, CHIẾT CHAI, DÁN NHÃN, ĐAI KÉT:
C. LÒ HƠI
D. PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM: 4
PHẦN BA: KẾT LUẬN 38
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uột gà (mở van đáy để đưa nước vệ sinh xuống cống xả hết) đóng van đáy.
- Khi cần thiết vào thùng yêu cầu thực hiện đúng quy trình an toàn lao động đã học. phải có người cảnh giới ở ngoài và dùng đèn £ 36V.
- Xát trùng thùng: Mở hộp sắt trong thùng khoảng 15 phút, chỉ mở hơi vừa phải. Khi thấy hơi bay nhẹ ra khỏi ống thở là được.
- Xả môi trường từ nồi nấu xuống đồng thời chạy cánh khuấy. Khi môi trường hết đo thể tích, nhiệt độ ghi sổ, xong mới mở nước dội nguội.
- Hạ nhiệt độ môi trường xuống 550 C (±10C) cho sắn Suprer và thuốc sát trùng theo tỷ lệ đã quy định giữ nhiệt độ môi trường 30 phút.
- Lấy mẫu xã định độ đường lần 1.
- Mở nước dội nguội môi trường xuống 360 - 370C.
- Lấy mẫu dịch xác định độ đường đợt 2 đồng thời kiểm tra môi trường qua kính.
- Mở van đáy cho bơm dịch sang thùng lên men.
Trước khi bơm phải kiểm tra van, thiết bị an toàn.
- Khi ngừng sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài thùng đường hoá.
III- CÔNG ĐOẠN LÊN MEN:
a. Cấu tạo:
Có hệ thống 14 thùng, phục vụ cho cả 2 quá trình gây men và lên men (Gây men hiện giờ không hoạt động do đã dùng men khô).
Thùng có hình trụ, dung tích 60m3. Trên đỉnh thùng có cửa Tudom để tiện việc vệ sinh và sửa chữa. Có 3 đường ống dẫn: Nước, CO2, men nước. Một ống phân phối nước để làm lạnh về vệ sinh nắp trên cửa thùng. Có máy chứa nước rửa ở phía dưới thân thùng rồi qua hệ thống dẫn nước rửa ra ngoài, đảm bảo vệ sinh cho nhà xường.
Đường hoá được bơm vào thùng vào ống ở đỉnh thùng.
Trong có thiết bị khuấy trộn, gồm 4 cánh khuấy mái chèo và 1 cánh khuấy chân vịt đặt sát đáy thùng.
Phần thùng có cửa Tuđom. Đáy có đường ống dẫn hơi nóng vào để sát trùng, dẫn dầm sang tổ cất. Một ống dãn nước rửa khi làm vệ sinh trong thùng.
b. Các công đoạn lên men:
- Trước khi sản xuất phải kiểm tra toàn bộ thùng, động cơ giảm tốc, cánh khuấy, hệ thống đường ống, van, bơm an toàn, vệ sinh mới đưa vào sử dụng.
- Khi mở van nào trên hệ thống đường ống nhất thiết phải treo biển “Đang mở”.
- Khi bơm môi trường, chuyển men hay giao dấm cho tổ cất thùng nào phải theo sự chỉ đạo của ca trưởng hay tổ trưởng. Yêu cầu ghi sổ đầy đủ.
- Sau mỗi chu kỳ lên men phải vệ sinh sạch, dùng nước tia sạch môi trưởng trên cánh khuấy và thành thùng, mở van đáy tháo nước vệ sinh ra cống.
- Sau đó sát trùng thùng bằng hơi nóng 15’. Mở van hơi nóng vào đáy thùng vừa phải, khi thấy hơi bay nhẹ ra khỏi miệng thùng là vừa.
- Khi cần thiết vào thùng vệ sinh phải:
+ Dùng đèn hạ thế £ 36V để chiếu sáng trong thùng.
+ Mở cửa Tuđom, xả nước để đuổi hết khí CO2 hơi cồn ra khỏi thùng.
+ Tắt cánh khuấy, tháo đáy Curoa giảm tốc. treo biển “Sửa chữa”.
+ Dùng thang ngắn trèo vào, không được trèo vào cánh khuấy.
+ Phải có người ở ngoài theo dõi, phụ giúp khi vệ sinh xong đóng cửa Tuđom, đóng van đáy, kiểm tra lại toàn bộ thiết bị thùng trước khi sử dụng.
- Khi giao nhận ca yêu cầu phụ ca ghi chép sổ sách đầy đủ rõ ràng, các thông số kỹ thuật, tính trạng thiết bị cho ca sau.
Hình 4. Sơ đồ thiết bị lên men
c. Các thông số công nghệ
Trước khi lên men ta cần sát trùng thùng lên men bằng cách cho 0,3lít foocmon sau đó mở hơi nhẹ 15 phút đậy nắp thùng 30 phút.
Dịch đường hoá (đối với sắn) + 16kg men khô La ngà + Đạm URê được cho với tỷ lệ 0,025% (cho đạm vào sau 1 giờ để cho con dấm không bị sốc) được ủ trong 90h. Giữ nhiệt độ ổn định ở 340C – 350C. Ban đầu thì khuấy trộn, nhưng khi ủ thì không khuấy nữa. sau 50h ÷ 56h thì đậy nắp cửa Tuđom. Liên tục lấy mẫu đi phân tích, nếu có vấn đề gì thì có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong trường hợp dịch lên men bị nhiễm khuẩn thì ta cần sát trùng bằng Na2SiF6. Lúc đó cả men và khuẩn đều bị diệt sạch. Đem rải môi trường vào các thùng mới để lên men lại từ đầu.
IV- THÁP CẤT:
1- CẤU TẠO:
Là hệ thống liên hoàn 3 tháp, hoạt động liên tục 24/24h, sản phẩm chưng cất cửa tháp trước được sử dụng là nguyên liệu cho tháp sau. Một phần thàn của tháp sau được cất lại ở tháp trước.
Tháp A1 gồm 14 đĩa. A2 gồm 8 đĩa. A3 là 12 đĩa. Các tháp đều có lớp bọc cách nhiệt ngoài. Nguyên liệu được đưa vào qua các đĩa ở thân tháp. Sản phẩm dễ bay hơi ta lấy trên đỉnh tháp, khó bay hơi thì ở đáy tháp, nhưng sản phẩm có độ bay hơi trung bình lấy ở thân tháp, vị trí mà tại đó nồng độ chất đó là lớn nhất.
Hệ thống tháp được cấp nhiệt bằng hơi nước nóng, đi từ đáy tháp lên. Cạnh 3 tháp chính là các hệ thống ngưng tụ, làm nguội, các thùng cao vị, thùng hoà trộn, thùng chứa.
Chất đi vào đi ra đều được đo bằng các lưu lượng kế.
2- QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN KỸ THUẬT THÁP CẤT
2.1. Quy trình vận hành an toàn tháp A1
a. Công tác chuẩn bị
- Đóng tất cả các van.
- Bơm nước lên bể nước.
- Bơm dấm lên bể chứa.
- Kiểm tra van cánh bướm phải mở bình ngưng C1 qua CR1 60%
- Mở nước các thiết bị ngưng tụ và làm lạnh.
- Đóng cầu dao điện, kiểm tra các động cơ hoạt động.
b. Công tác khởi động:
- Chạy máy nén khí.
- Chỉnh bộ lọc gió, giảm áp khí nén ở áp suất 1,4kg/cm2.
- Đưa mũi nhọn về phía MANU để điều chỉnh kim độ.
- Mở van ống thuỷ đáy và đỉnh để theo dõi áp suất.
- Mở van hơi đầu nguồn, cuối nguồn, chỉnh van cuối nguồn thật ổn định từ 2 đến 2,2kg/cm2.
- Mở hơi vào tháp xông móng từ từ bằng cách chỉnh kim đó lên đều từ 0,1÷0,5 cho đến khi ổn định thời gian từ 40÷60 phút. Khi đáy A1 lên 104÷1050C và mâm nhạy cảm lên 870C.
- Chạy bơm tuần hoàn, nhớ mở van nước làm nguội bơm.
c. Công tác vận hành với dấm chín:
- Chạy dấm khi đã chín nóng (kiểm tra bằng tay trên ống bơm tuần hoàn – 2 ống đều nóng) bắt đầu cho nhập liệu vào tháp từ 1÷4m3/h.
- Chạy bơm bã, nhớ mở nước làm nguội bơm.
- Tăng lượng hơi và dấm vào tháp đến mức ổn định theo thông số cất, giữ nhiệt độ đáy A1 từ 1040 ÷ 1050C. nhiệt độ mâm nhạy cảm từ 870÷ 890 bằng cách chỉnh lượng cồn thô ra.
- Khi tất cả đã ổn định sau 2h không thay đổi ta đưa hệ chính MANU sang AUTO đế chính tự động mà vẫn giữ nguyên áp suất, nhiệt độ.
- Mở van lấy dầu ở mâm nhạy cảm, chính lưu lượng kế 20 l/h.
- Giữ ổn định các thông số kỹ thuật để chưng cất cho tốt.
- Chính lượng nước vào các thiết bị ngưng tụ và làm lạnh của A1, nhiệt độ của C1 bằng 750C. CR1 = 350C ÷ 400C
d. Thao tác lúc ngưng tháp:
- Đóng van nhập liệu vào tháp, ngừng bơm dấm.
- Ngừng bám bã và đóng van.
- Ngừng bơm hoàn toàn và đóng van,
- Đóng hơi vào tháp từ từ bằng cách điều chỉnh MANU và hạ dần kim đó đến 10 phút sau mới ngừng hẳn.
- Đóng van gió nén vào các bình lọc gió giảm áp khí nén.
- Ngưng máy nén khí và xả nước đọng.
- Cắt điện vào các động cơ.
- Đóng nước các bình ngưng tụ sau 30 phút.
e. Vệ sinh tháp sau khi chưng cất.
- Tháp phải nguội hẳn ta cho bơm nước lã vào tháp qua ống nhập liệu dấm xả đáy.
- Mâm bị nghẹt không xuống được ta cho mở nắp và xử lý ngay mâm bị nghẹt.
2.2. Quy trình vận hành tháp A2, A3:
a. Công tác chuẩn bị:
- Đóng tất cả các van nhập li
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status