Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU Y ĐỨC CỦA CÁN BỘ Y TẾ NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7
1.1. Y đức và tầm quan trọng của y đức người cán bộ y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 7
1.2. Yêu cầu y đức của người cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay 29
Chương 2: Y ĐỨC CỦA CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 38
2.1. Thực trạng y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định 38
2.2. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao y đức cho cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay 53
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhiệm, dễ cáu gắt, lời nói bất nhã, vẻ lạnh lùng thậm chí còn bị tiêm đau hơn.
Hiện tượng tiêu cực khá phổ biến khác đó chính là đối với bệnh nhân dùng thẻ bảo hiểm y tế, do quy định trần điều trị trong ngày, nên khi cho thuốc, vật tư dạng thuốc, cán bộ y tế tính toán để khỏi vượt quá 70% để còn hưởng 30% làm quỹ khen thưởng cho mình, cố gắng chỉ chi thuốc thiết yếu, thuốc nội, thuốc rẻ tiền trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế quy định. Bên cạnh đó còn rất nhiều phiền hà đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế như bệnh nặng muốn được chuyển viện thì cũng cần có quan hệ với bác sỹ mới được viết giấy chuyển, hay cùng là bệnh nhân bệnh tình như nhau nhưng người khám dịch vụ được khám trước còn người có bảo hiểm phải khám sau, bệnh nhân phải biếu quà cho thầy thuốc để được chăm sóc tốt hơn.v.v.. Hay hiện tượng vì lợi nhuận cá nhân mà liên kết với các hiệu thuốc tư nhân kê đơn bán thuốc cho bệnh nhân nặng hơn, thuốc đắt tiền cho bệnh nhân để kiếm lời...
Chủ nghĩa thực dụng, lối sống vô đạo đức, không cần tình nghĩa, nguội lạnh lương tâm, chôn vùi danh dự. Lối sống chỉ có mục đích duy nhất là thoả mãn tham vọng cá nhân mà họ có thể sử dụng mọi phương tiện xấu xa tàn bạo để đạt được mục đích đó của mình, đó là giàu có, giàu có nữa và luôn luôn giàu có thêm, nhưng đó không phải là sự giàu có của xã hội, mà đó là sự giàu có của cá nhân riêng lẻ, nhỏ nhen. Bên cạnh đó có một số cán bộ y tế lại có thái độ “vị khoa học”, chỉ trọng tài mà giảm sự rèn luyện đạo đức, thờ ơ với các chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ chú ý đến chuyên môn, khoa học kỹ thuật, chưa quan tâm, đến đời sống chính trị xã hội, pháp luật, nội dung của y tế xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra còn có những cán bộ y tế bị lôi cuốn bởi các công ty nước ngoài, bỏ cơ quan nhà nước đi làm ở những nơi có thu nhập cao hơn.
Tất cả các hiện tượng sai trái trên đây đều đi ngược lại những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, vi phạm những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ y tế xã hội chủ nghĩa là trái với lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”. Do đó chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và khắc phục chúng, đem lại môi trường xã hội trong sạch, làm lành mạnh trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Trong cấu trúc nhân cách, đạo đức luôn luôn giữ vai trò quyết định, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tài năng. Tài năng chỉ được hình thành và phát triển đúng hướng phục vụ cho lợi ích chân chính của con người trên nền tảng đạo đức hướng thiện. Ngược lại, đạo đức hướng thiện cũng phải dựa trên cơ sở tài năng, năng lực chuyên môn. Đạo đức không phải là những thuyết giáo sáo mòn “đạo cao, đức trọng”, xa rời cuộc sống. Sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức trở thành một trong những nguyên tắc căn bản của đạo đức mới - đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Người cán bộ y tế trong bất cứ xã hội nào cũng được xã hội đánh giá rất cao. Bởi trong hoạt động nghề nghiệp của mình, họ đã “cải tử hoàn sinh” cho nhiều người, họ đã đem lại niềm vui hạnh phúc cho nhiều gia đình. Phần lớn họ là những người có sự hiểu biết sâu rộng, nhiều người thực sự là tấm gương, là niềm mơ ước của thế hệ trẻ. Thực tế đó nhiều khi làm cho không ít cán bộ y tế ngộ nhận, dẫn đến nảy sinh tư tưởng coi thường người khác, đề cao quá mức vai trò của bản thân mình đối với xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi người cán bộ y tế phải có đức tính khiêm tốn trong giao tiếp, trong hoạt động nghề nghiệp. Tính khiêm tốn của người thầy thuốc trước hết là biết trân trọng con người, dù cho đối tượng phục vụ của mình là ai, họ là người như thế nào. Ở đây, cần trở lại quan niệm của Protago: “Con người là thước đo của mọi vật” là giá trị của mọi giá trị... để có thái độ phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.
Thực tế cho thấy rằng, trong số lao động phải qua đào tạo, chưa một nghề nào đào tạo một cán bộ, một chuyên gia lại đòi hỏi lâu như nghề y, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả, những tri thức mà họ thu nhận được ở nhà trường đã đủ cho cả cuộc đời hoạt động của người thầy thuốc, khi ra trường còn biết bao điều họ cần học thêm. Không có một chuyên gia nào, một thầy thuốc nào dám khẳng định không phải học nữa, mà vẫn tiếp tục phát triển được. Thực tế cho thấy những thầy thuốc tiếp tục phát triển tốt nghề nghiệp chuyên môn của mình là những người không ngừng say mê học tập Lênin từng dạy chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”.
Xã hội chúng ta đang sống hiện nay đó là “xã hội học tập” hay “học tập suốt đời”. Đào tạo phải gắn kết hợp với đào tạo lại, không đào tạo lại sẽ không tiếp cận được với những tri thức khoa học, kỹ thuật mới, tiên tiến. Thông tin phải được “cập nhật” nếu không sẽ trở nên lạc hậu trước xã hội đầy biến động.
Đối với người thầy thuốc, công việc học tập nâng cao trình độ không chỉ ở nhà trường mà còn có thể học tập thông qua đồng nghiệp, qua thực tế, qua các hình thức hoạt động nghề nghiệp.
Kết luận chương 1
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là phạm trù có tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc chính vì vậy nên nó luôn luôn có sự thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của tồn tại xã hội. Hơn nữa việc đánh giá nó chỉ có thể định tính, chứ không thể định lượng được, vì vậy việc xác định cái xấu cái tốt, cái thiện cái ác nhiều khi rất khó xá khăn. Cái đó còn, tuỳ theo thời điểm lịch sử xã hội khác nhau.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Trước những vận hội của đất nước, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, tập trung trí tuệ sáng tạo, nhân tài vật lực để phát triển kinh tế xã hội. muốn đủ sức mạnh và trí tuệ để lãnh đạo thì Đảng ta phải thực sự trong sạch vững mạnh. Người cán bộ đảng viên phải là người đầu tàu gương mẫu, có đức có tài để nhân dân tin tưởng noi theo.
Ngành y tế cũng vậy là ngành khoa học ngành chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đòi hỏi mỗi cán bộ ngành y tế, đặc biệt là đội ngũ thầy thuốc, đội ngũ trí thức xẫ hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước đào tạo rèn luyện có trình độ chuyên môn cao để phục vụ nhân dân phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”
Tuy nhiên, trong sự phát triển hiện nay của đất nước mặt tiêu cực của xã hội đã và đang len lỏi gặm nhấm dần những bản chất tốt đẹp cũng như huỷ hoại dần bộ phận đội ngũ cán bộ y tế. Thể hiện cán bộ y tế thiếu ý thức trách nhiệm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status