Tranh tụng tại phiên tòa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tranh tụng tại phiên tòa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.1. Tranh tụng tại phiên tòa trong tố tụng tranh tụng 6
1.2. Cơ sở của việc đổi mới hoạt động tố tụng hình sự nước ta theo hướng tranh tụng tại phiên tòa 21
Chương 2: THỰC TRẠNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 32
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa 32
2.2. Thực trạng tranh tụng tại phiên tòa 44
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA 80
3.1. Hoàn thiện pháp luật 80
3.2. Cơ chế đảm bảo thực hiện tranh tụng tại phiên tòa 87
3.3. Về lương và chế độ chính sách 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm tăng lên gần 10.000 vụ so với năm 2002 nhưng tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm lại giảm đi hơn một nửa (1,08% và 0,45%), qua đó có thể thấy chất lượng án giải quyết đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2002 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 3,71%; sửa án 11,5%. Năm 2002, các Tòa án các cấp tuyên bố không phạm tội đối với 47 bị cáo. So với năm 2002, năm 2003 tỷ lệ các vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã giảm 4% số bản án, quyết định bị sửa đã giảm 2,4%, số bản án quyết định bị hủy chiếm 0,9% trong tổng số các bản án, quyết định của các Tòa án các cấp, số người bị kết tội oan tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn (năm 2002 có 23 trường hợp bị kết tội oan, năm 2003 chỉ còn 7 trường hợp - Theo Báo tổng kết ngành Toà án nhân dân năm 2002, 2003); các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố không phạm tội đối với 41 trường hợp. Trong số các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa thì có một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không có lỗi vì có tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm hay do có thay đổi về chính sách hình sự.
Năm 2004 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 0,71%, sửa là 4,85%. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy là 0,21%, bị sửa là 0,02%. Năm 2004 chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Tòa án các cấp có nhiều chuyển biến tốt hơn so với các năm trước, có 5 trường hợp kết án oan người vô tội đều đã được Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố không phạm tội; qua công tác giám đốc việc xét xử, không phát hiện trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật mà Tòa án kết án oan người vô tội.
Thông qua số liệu thống kê số lượng giải quyết án của Tòa án nhân dân các cấp một điều có thể rút ra được rằng sau khi Nghị quyết 08/NQ-TW được quán triệt đến từng cán bộ Thẩm phán, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đã được nâng lên và ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giải quyết án, mặc dù tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến rất phức tạp, các tội phạm có xu hướng gia tăng. Sau khi có Nghị quyết 08/NQ-TW các vụ án trọng điểm, phức tạp và những vụ án dư luận quan tâm, theo dõi đã được tổ chức xét xử kịp thời với những mức hình phạt thích đáng, đúng pháp luật vừa đáp ứng được đòi hỏi của đông đảo nhân dân, vừa đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa chung. Những vụ án đó phải kể đến vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội, vụ án Trương Thị Thanh Hương cùng đồng bọn ở tỉnh An Giang, một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội, vụ án nhận hối lộ tại Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn.
Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luật tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới và theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã thể hiện được tính khách quan, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cả Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm khác nhau đều được Hội đồng xét xử tôn trọng và giành thời gian phiên tòa thỏa đáng cho các bên tranh luận xác định sự thật khách quan. Cùng với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử còn chấp nhận Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ mới. Các chứng cứ đã được Kiểm sát viên phân tích, đánh giá khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phát biểu tại phiên tòa. Hội đồng xét xử xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ mới, chứng cứ có trong hồ sơ, quan điểm của Kiểm sát viên, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng để ra phán quyết cuối cùng, đảm bảo đúng yêu cầu của Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị là: "Bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa".
Ngành Tòa án đã tiến hành tổ chức các phiên tòa hình sự mẫu theo hướng cải cách một bước về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa nhằm rút kinh nghiệm chung để tiếp tục triển khai, phổ biến, nhân rộng trong việc giải quyết các loại án. Và thực tế cũng đã cho thấy số lượng các vụ án xét xử theo đúng tinh thần của Nghị quyết 08/NQ-TW cũng đã tăng dần.
2.2.3. Một số phiên tòa điển hình của việc xét xử theo hướng tranh tụng trước yêu cầu cải cách tư pháp
2.2.3.1. Phiên tòa mẫu
Nghị quyết 08/NQ-TW ra đời ngày 2/1/2002, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp đã kịp thời có hướng dẫn việc tổ chức những phiên tòa mẫu để các Tòa án học tập. Phiên tòa đầu tiên mà Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chọn làm phiên tòa xét xử theo tinh thần của Nghị quyết 08/NQ-TW là phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Lắn, tức Lũng "đầu bò", cùng 20 bị cáo khác về các tội "tổ chức đánh bạc, gá bạc và đánh bạc". Tiếp theo Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đã chọn hai vụ án đặc biệt nghiêm trọng để tổ chức phiên tòa mẫu theo hướng đổi mới hoạt động xét xử theo Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị. Đó là vụ trọng án cướp của giết người xảy ra vào ngày 17/9/2002 mà ba bị cáo Ngô Anh Dũng, Nguyễn Anh Tú và Nguyễn Quý Anh đều bị Viện kiểm sát đề nghị mức án là tử hình. Vụ trọng án xảy ra tại trước cửa khách sạn số 7 phố Lê Văn Hưu, bị cáo Nguyễn Văn Cường bị truy tố về tội giết người.
Qua những phiên tòa mẫu, nhìn chung những người tham gia phiên tòa, những người quan tâm và giới chuyên môn đã có những nhận xét khá tốt. Dưới sự điều khiển của Chủ tọa, phiên tòa đã thể hiện việc đề cao tinh thần dân chủ, công khai tại phiên tòa. Chủ tọa chỉ gợi mở vấn đề chứ không tham gia thẩm vấn, tranh luận, trong suốt quá trình thay mặt Viện kiểm sát và các luật sự bào chữa tham gia thẩm vấn, tranh luận. Hội đồng xét xử cũng để Viện kiểm sát và các Luật sư đề cập sâu hơn, kỹ hơn trong tranh luận về các tình tiết định khung, định tội. Các Luật sư bào chữa và thay mặt quyền công tố đều sử dụng những quyền được pháp luật cho phép để đối đáp với nhau thật gay gắt nhằm bảo vệ luận điểm của mình. Quyết định của Hội đồng xét xử căn cứ vào những chứng cứ được các bên đưa ra trong quá trình tranh luận. Để có được kết quả này là cả một quá trình chuẩn bị phiên tòa khá công phu từ việc nghiên cứu hồ sơ của Hội đồng xét xử, có kế hoạch điều khiển phiên tòa và xét hỏi những khi cần thiết, đến việc triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng tạo tiền đề cho quá trình tranh tụng. Kiểm sát viên và Luật sư cũng đều phải có quá trình nghiên cứu hồ sơ và các chứng cứ kỹ lưỡng để có thể đấu lý với nhau tại phiên tòa.
Dù vậy, cũng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status