Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ Ở XÃ 6
1.1. Những vấn đề lý luận chung về dân chủ 5
1.2. Dân chủ trong lịch sử Việt Nam và vấn đề dân chủ ở xã hiện nay 13
Chương 2: THỰC TRẠNG DÂN CHỦ Ở XÃ 36
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về dân chủ ở xã 36
2.2. Thực tiễn thực hiện quy chế dân chủ ở xã 57
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ 76
3.1. Một số nội dung cần hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở xã 76
3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định quy phạm pháp luật về dân chủ ở xã 91
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ức triển khai thực hiện Quy chế hay triển khai hình thức, kém hiệu quả thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ sai phạm. Hình thức kỷ luật đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân xã do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định"
2.1.2.2. Nội dung cơ bản của qui chế thực hiện dân chủ ở xã
Nội dung qui chế dân chủ ở cơ sở là quy định cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã. Mục đích của quy chế thực hiện dân chủ ở xã là nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qui chế cũng qui định rất rõ rằng dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nhìn chung qui chế thực hiện dân chủ ở xã có 5 nội dung cơ bản sau:
Nội dung 1: Những việc cần thông báo để nhân dân biết
Quyền "dân biết" là sự cụ thể hóa một quyền công dân cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp: đó là quyền được thông tin.
Trong xã hội dân chủ, người dân có quyền được biết về tất cả mặt hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động quản lý nhà nước: Biểu hiện cụ thể nhất qua các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước. Dân có biết thì mới hiểu rõ và làm đúng các quy định pháp luật. Nếu dân biết, họ sẽ tự bảo vệ được các quyền, lợi ích của mình, tránh sự xâm hại từ phía các cá nhân khác, hay thậm chí từ phía chính quyền. Nếu dân biết, đó là cơ sở trước tiên để họ thực hiện được các quyền dân chủ tiếp theo như "bàn", "làm" và "kiểm tra".
Điều 5 Nghị định 79/CP đã qui định rõ 14 việc chính quyền xã phải có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết. Nói như vậy không có nghĩa là người dân chỉ được biết 14 loại việc đó; trên thực tế, người dân có thể và hoàn toàn có quyền biết một số lượng công việc rộng hơn nữa điều này có được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, nhưng 14 loại việc nói sau đây chính là những việc mà chính quyền cơ sở (Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) bắt buộc có "trách nhiệm" phải thông báo cho người dân ở cơ sở được biết.
1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm:
a) Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của ủy ban nhân dân xã và của cấp trên liên quan đến địa phương;
b) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân;
c) Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
4. Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm;
5. Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, làng, ấp, bản, khóm (thôn, làng, ấp, bản, khóm sau đây gọi chung là thôn) và kết quả thực hiện;
6. Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;
7. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo;
8. Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã;
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn;
10. Công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã;
11. Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã;
12. Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;
13. Bình xét các hộ cùng kiệt được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế;
14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã [15, Điều 5]
Xét từ phía người dân việc dân được biết là quyền, chứ không phải nghĩa vụ của dân, nếu ý thức cao được đây là quyền lợi của chính mình, thì người dân ở cơ sở sẽ luôn tự giác để thực hiện được quyền lợi đó. Người dân có thể yêu cầu, kiến nghị lên thôn, tổ dân phố hay chính quyền xã - nếu những quyền"dân biết" nói trên chưa được thực hiện hay thực hiện không đầy đủ. Trong trường hợp những quyền dân biết nói trên bị vi phạm từ phía chính quyền, người dân có thể khiếu nại hay tố cáo.
Từ phía chính quyền cơ sở: Để thực hiện yêu cầu trên, qui chế cũng qui định rõ chính quyền xã được thông tin dưới hình thức nào tại Điều 6:
Chính quyền xã có trách nhiệm phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Trưởng thôn cung cấp các thông tin theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này để nhân dân biết bằng các hình thức sau:
1. Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở ủy ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hóa;
2. Hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở;
3. Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã;
4. Tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, các cuộc họp của ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và của cuộc họp của thôn;
5. Gửi văn bản tới hộ gia đình hay Trưởng thôn" [15, Điều 6]
Nội dung 2: Về quyền dân bàn
"Quyền dân bàn" có nghĩa là: người dân có quyền bàn bạc, thảo luận hay tham gia ý kiến vào một số công việc của chính quyền. Quyền dân làm - ở đây hiểu là quyền của người dân được bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc nhất định ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status