Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai - pdf 18

Download miễn phí Luận văn

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Đảng lãnh đạo nhà nước là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong gần 80 năm qua, Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng và xã hội Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về bản chất của Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước là một trong những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu và tổng kết lý luận về đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước ở địa phương tập trung ở sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (HĐND và UBND) cùng cấp. Đặc biệt ở cấp trung gian-cấp tỉnh, thành, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành (gọi tắt là tỉnh, thành ủy) đề ra chủ trương lãnh đạo cụ thể phù hợp tình hình địa phương, đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống.
Trong mối quan hệ với chính quyền cấp tỉnh, Đảng đã từng bước nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình; đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể củng cố bộ máy tổ chức, cán bộ; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật và thiết lập các quan hệ phối hợp công tác ngày càng chặt chẽ và hợp lý hơn.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương mà cụ thể là sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND cấp tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm tính khoa học và hiệu quả. Sự chồng chéo, trùng lắp giữa lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương trên các lĩnh vực làm cho bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu lực, kém hiệu quả. Những hạn chế đó sẽ gây trở ngại không nhỏ trong điều kiện nước ta hiện nay đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước cần có sự đổi mới căn bản, chuyển từ lãnh đạo theo cách mệnh lệnh, chỉ thị sang cách dân chủ pháp quyền. Vì đặc trưng cơ bản nhất của một nhà nước pháp quyền là tính tối cao của pháp luật, quyền lực thống nhất, sự thứ bậc trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính. Và điều này đặt ra câu hỏi về vị trí, thẩm quyền của cấp ủy đảng trong tình hình mới.
Nghị quyết Trung ương V (khóa X) của Đảng đã chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong cách lãnh đạo của Đảng. Trong thực tế hoạt động của Đảng, vẫn đang còn hiện tượng có nơi cấp ủy bao biện làm thay, có nơi buông lỏng sự lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Đổi mới cách lãnh đạo không quan tâm đến phong cách, lề lối lãnh đạo đã dẫn đến tình trạng họp hành nhiều, nói không đi đối với làm, nói nhiều làm ít; né tránh, đùn đẩy, quan liêu, xa rời này. Từ những lý do trên mà bản thân mạnh dạn chọn đề tài: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc chủ đạo, chi phối toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà chủ yếu thể hiện ở nội dung và cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng (hay cấp uỷ từng cấp) lãnh đạo trên các lĩnh vực là những mảng đề tài lớn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong điều kiện nước ta chỉ một đảng duy nhất cầm quyền:
- Về thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam-những vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh (2007); “Thể chế Đảng Đảng cầm quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Đặng Đình Tân (chủ biên) (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005. “Về xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước hiện nay” của Lê Minh Quân (Tạp chí Cộng sản số 13, tháng 7 năm 2004). “cách lãnh đạo và đổi mới cách lãnh đạo của Đảng” của Nguyễn Sĩ Nồng, NXB CTQG (2008);“Một số vấn đề về xây dựng đảng trong văn kiện Đại hội X” của Lê Minh Thông, (sách tham khảo), NXB CTQG, (2008).
- Về cách lãnh đạo của Đảng, có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu như: “cách Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Trần Đình Huỳnh, Nxb Hà Nội - 2001; “Đổi mới cách lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp quận” của Vũ Hồng Khanh (Tạp chí Cộng sản số 23, tháng 8 năm 2002); “Tiếp tục đổi mới cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” của Lê Đức Bình và Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 19, tháng 7 năm 2003); “Đổi mới cách lãnh đạo của các cấp ở Đảng bộ Sơn La” của Nguyễn Văn Thạo (Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 - 2004); “cách lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội” của Nguyễn Khánh và Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 9 tháng 5-2004); “Châu Thành (Bến Tre) đổi mới cách lãnh đạo của cấp ủy” của Nguyễn Văn Huỳnh (Tạp chí Xây dựng Đảng số 10 - 2004); “Đổi mới cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Thang Văn Phúc (Tạp chí Cộng sản số 9/5-2006); “Tiếp tục đổi mới cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” của Nguyễn Khánh (Báo Nhân dân số: 18620 – 03/8/2006); “Đổi mới cách lãnh đạo của Tỉnh uỷ với Uỷ ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn Tiền Giang” của Xuân Tế - Ngọc Chung (Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 9-2006); “Đổi mới và tiếp tục hoàn thiện cách lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu phát triển đất nước” của Trương Tấn Sang (Tạp chí Cộng sản số 24 tháng 12 – 2006),…

aS05FfV5BT476Ed
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status