Thiết kế và xây dựng Web site du lịch Angkor - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thiết kế và xây dựng Web site du lịch Angkor



MỤC LỤC
Chương I. Tổng quát về Internet 1
1.1. Sự ra đời của World Wide Web, Internet và Intranet 3
1.2. Các dịch vụ Internet 3
1.2.1. Dịch vụ thư điện tử 3
1.2.2. Dịch vụ Mailling List 3
1.2.3. Dịch vụ Telnet 4
1.2.4. Dịch vụ Truyền tệp (FTP) 4
1.2.5. Dịch vụ Gopher 5
1.2.6. Dịch vụ WWW 5
1.3. Cấu trúc và mô hình hoạt động của dịch vụ WWW : 8
1.3.1. Web Browser 9
1.3.1.1. Netscape Navigator 9
1.3.1.2. Internet Explorer 9
1.3.2. Web Server 10
1.3.2.1. Hoạt động của Web Server 11
1.3.2.2. Phần mềm của Web Server 13
1.4. Một số giao thức thường gặp 13
1.4.1. Họ giao thức TCP/IP 13
1.4.1.1. Mô hình OSI 13
1.4.1.2. Kiến trúc phân lớp trong họ giao thức TCP/IP 15
1.4.1.3. Giao thức liên mạng IP 18
1.4.1.4. Giao thức TCP 19
1.4.1.5. Giao thức UDP 20
1.4.1.6. Giao thức FTP 20
1.4.1.7. Giao thức HTTP 21
1.4.2. Bộ định vị tài nguyên tổng quát URL 24
Chương II. Các công cụ phát triển và Ngôn ngữ lập trình 26
2.1. Ngôn ngữ HTML 26
2.1.1. Giới thiệu 26
2.1.2. Cấu trúc của một văn bản HTML 26
2.1.3. Những thẻ chính được dùng trong ngôn ngữ HTML 26
2.1.4. HTML Động 31
2.1.5. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ HTML 32
2.2. Ngôn ngữ ASP (Active Server Pages) 32
2.2.1. Giới thiệu chung 32
2.2.2. ASP và HTML 32
2.2.3. ASP và Scrip 33
2.2.4 ASP và sự phát triển Web 33
2.2.5 Mô hình ASP 33
2.2.6. Sử dụng các Script trong ASP 34
2.2.6.1. Sử dụng ngôn ngữ Script 34
2.2.6.2. Sử dụng biến 35
2.2.6.3. Sử dụng hằng 37
2.2.6.4. Viết các chương trình con 37
2.2.7. Sử dụng định hướng ASP 41
2.2.8. Sử dụng các Thành phần và Đối tượng 43
2.2.9. Sử dụng Collection 46
2.2.9.1. Khái niệm 46
2.2.9.2. Truy nhập đến các phần tử của Collection 46
2.2.9.3. Ví dụ chương trình xử lý Form 50
2.2.10. Truy nhập cơ sở dữ liệu 53
2.2.10.1. Tạo một data source 55
2.2.10.2 Kết nối với CSDL 55
2.2.10.3. Truy vấn dữ liệu với đối tượng Connection 56
2.3 Các công cụ phát triển trang Web 58
2.3.1 Microsoft Visual Interdev 58
2.3.2. Microsoft FrontPage 2000 59
Chương III. Phương Pháp thiết kế, xây dựng và cài đặt 60
3.1 Mục đích của Web site cần thiết Kừ 60
3.2 Các thành phần để tạo trang Web 60
3.2.1 Thông tin yêu cầu từ khách hàng 60
3.2.2 Xác định tổng thể 60
3.2.3 Xác định mục tiêu chi tiết 61
3.2.4: Phạm vi thông tin 61
3.2.5. Trang Web cụ thể 61
3.2.6. Trình bày trang Web 61
3.3. Các quá trình phát triển Web site 61
3.4. Thiết kế giao diện 63
3.5. Thiết kế hướng tới người sử dụng 63
3.6 Tính ổn định thiết kế 65
Chương IV. Ứng dụng củaWeb site Quảng cáo Du lịch Angkor 66
4.1. Mục đích của Web site 66
4.2. Thiết kế trang Web 66
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 68
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên cùng mạng hay một gateway sẽ được chọn cho chặng tiếp theo.
Chuyển datagram xuống tầng dưới để truyền qua mạng.
ỹ Đối với gateway, khi nhận được một datagram, nó thực hiện các động tác sau:
Œ Tính checksum, nếu bất cập thì loại bỏ datagram.
 Giảm giá trị của tham số Time-to-Live. Nếu thời gian đã hết thì loại bỏ datagram.
Ž Ra quyết định chọn đường.
 Phân loại datagram, nếu cần.
 Kiến tạo lại IP header, bao gồm giá trị mới của các vùng Time-to-
Live, Fragmentation và checksum.
‘ Chuyển datagram xuống tầng dưới để truyền qua mạng.
ỹ Cuối cùng, khi một datagram được nhận bởi thực thể IP ở trạm đích, nó sẽ thực hiện các công việc sau:
Œ Tính checksum. Nếu bất cập thì loại bỏ datagram.
 Tập hợp các đoạn của datagram ( nếu có phân đoạn).
Ž Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên bằng cách dùng primitive DELIER.
1.4.1.4. Giao thức TCP
TCP là một giao thức kiểu " có liên kết" (connection-oriented), nghĩa là cần thiết lập liên kết (lôgic) giữa một cặp thực thể TCP trước khi trao đổi dữ liệu với nhau.
* Lưu ý TCP data ( độ dài thay đổi) : chứa dữ liệu của tầng trên, có độ dài tối đa ngầm định là 536 bytes một cổng kết hợp với một địa chỉ IP tạo thành một socket duy nhất trong liên mạng. Dịch vụ TCP được cung cấp nhờ một liên kết lôgic giữa một cặp socket. Một socket có thể tham gia nhiều liên kết với các socket ở xa khác nhau. Trước khi truyền dữ liệu giữa 2 trạm cần thiết lập một liên kết TCP giữa chúng và khi không còn nhu cầu truyền dữ liệu thì liên kết đó sẽ được giải phóng. Cũng giống như ở các giao thức khác, các thực thể ở tầng trên sử dụng TCP thông qua các hàm dịch vụ nguyên thuỷ (service primitives), hay còn gọi là các lời gọi hàm (function calls).
1.4.1.5. Giao thức UDP
UDP (User Datagram Protocol) là giao thức "không liên kết" được sử dụng thay thế cho TCP ở trên IP theo yêu cầu của ứng dụng. Khác với TCP, UDP không có chức năng thiết lập và giải phóng liên kết, tương tự như IP. Nó cũng không cung cấp các cơ chế báo nhận (acknowledgment), không sắp xếp tuần tự các đơn vị dữ liệu (datagram) đến và có thể dẫn đến tình trạng mất hay trùng dữ liệu mà không hề có thông báo lỗi cho người gửi. Tóm lại là nó cung cấp các dịch vụ giao vận không tin cậy như trong TCP.
UDP cũng cung cấp cơ chế gán và quản lý các số hiệu cổng (port number) để định danh duy nhất cho các ứng dụng chạy trên một trạm của mạng. Do ít chức năng phức tạp nên UDP có xu thế hoạt động nhanh hơn so với TCP. Nó thường được dùng cho các ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận.
1.4.1.6. Giao thức FTP
FTP là một phương pháp hỗ trợ cho các mạng ở xa. Đây là giao thức cho phép chuyển các tập tin tài liệu đơn giản. Có nhiều máy phục vụ FTP cung cấp một lượng thông tin lớn dưới dạng tập tin. Dữ liệu trong các tập tin này không thể truy cập trực tiếp, thay vào đó toàn bộ tập tin phải được chuyển từ máy phục vụ FTP đến máy phục vụ cục bộ. Đây là chương trình chuyển tập tin cho môi trường TCP/IP và được thực hiện tại tầng ứng dụng (Application Layer) trong mô hình OSI. Giao thức phổ biến nhất được dùng để gửi tập tin giữa các máy tính là File Transfer Protocol (FTP). FTP cho phép chuyển cả hai loại tập tin dạng văn bản và dạng nhị phân.
1.4.1.7. Giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol)
WWW dựa trên một kỹ thuật biểu diễn thông tin có tên gọi là Hypertext trong đó các từ được chọn trong văn bản có thể được (mở rộng ) bất kì lúc nào để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về nó. Sự mở rộng ở đây được hiểu theo nghĩa là chúng có chứa các văn bản khác có liên quan đến các thông tin bổ sung như hình ảnh ,âm thanh… hay các tài liệu hỗn hợp .
Siêu văn bản (hypertext) là một loại văn bản thông thường nhưng lại chứa một hay nhiều tham chiếu tới các văn bản khác. WWW minh hoạ bằng hình vẽ sau, nó gồm tất cả các "nút" (các trang Hypertext) được nối với nhau bởi một liên kết (hyperlink). Trong mỗi trang Hypertext gồm các anchors.
Các anchors được nối tới các trang được biểu diễn bởi các mũi tên trực tiếp như trong hình vẽ sau:
Anchor định vị các trang mà trang hypertext hiện thởi có thể liên kết tới.
Hình 1.7
Có 2 dạng đặc trưng của trang hypertext đó là Network hypertext và stand-alone hypertext. Sự khác nhau giữa 2 lọai này được minh hoạ như hình vẽ sau.
Network hypertext có thể liên kết ra ngoài hay bên ngoài có thể liên kết vào được,còn stand-alone hypertext mang tính chất cục bộ.
Hình 1.8
Tổ chức Web giống như Hypermedia như hình vẽ :
Hình 1.9
Hypermedia được truy cập bởi các helper application (gồm các phần mềm Web Browser liên quan để thực hiển thịcác thông tin media tới người dùng)
Web Server và Web Browser giao tiếp với nhau thông qua giao thức HTTP.
Để phát triển các ứng dụng giao tiếp trên Web tựa HTML, người thiết kế Web phải nắm được các Browser tương tác với các HTTP Server như thế nào. Quá trình tương tác này bao gồm hai phần liên quan với nhau.
Phần thứ nhất có thể hiểu là giao thức HTTP mà thông qua đó Web Browser gửi thông tin đến HTTP Server. HTTP cung cấp các kỹ thuật trao đổi thông tin về các phiên làm việc (Transaction) như trạng thái kết quả và bản chất thông tin truyền tải (loại MIME ) giữa máy trạm và máy chủ. Giao thức này cũng hỗ trợ một số phương pháp giao tiếp (như GET, POST, HEAD) nhằm để chỉ ra dữ liệu được truyền tải như thế nào giữa Client và Server.
Phần thứ hai đó là cách thức HTTP Server xử lý các Request (thông qua URL) từ máy trạm. Nếu yêu cầu từ máy trạm đến là một file, Server sẽ định vị file đó và gửi về cho máy yêu cầu, còn trường hợp Server không tìm thấy file đó sẽ trả về một đoạn thông báo lỗi tương ứng. Trong một số trường hợp, yêu cầu gửi không phải là chỉ tới một file xác định mà là một số yêu cầu đặc biệt như truy cập vào cơ sở dữ liệu. Khi đó, HTTP Server không tự xử lý yêu cầu mà đẩy cho chương trình liên quan đến việc khai thác truy nhập cơ sở dữ liệu (các chương trình này được gọi là gateway program), tiến trình xử lý request của chương trình này là tiến trình xử lý độc lập với hoạt động của HTTP Server. Quá trình đẩy request từ HTTP Server sang gateway programs được thực hiện thông qua các ứng dụng CGI (Common Gateway Interface).
HTTP thuộc loại giao thức " không trạng thái (stateless)", nghĩa là khi Server đã trả kết quả yêu cầu cho máy trạm, kết nối giữa máy chủ và máy trạm bị huỷ bỏ, đồng thời máy chủ cũng không lưu vào bộ nhớ về sự kiện vừa hoàn thành.
Tất cả các giao tiếp HTTP đều truyền dữ liệu dưới dạng 8 bits ký tự (octets) theo từng dòng . Điều này đảm bảo tính đúng đắn cho việc truyền dữ liệu dưới tất cả các dạng bao gồm hình ảnh, chương trình, tài liệu HTML.
Một phiên bản làm việc dưới giao thức HTTP 1.0 có 4 bước:
Œ. Máy trạm yêu cầu kết nối với máy chủ - Web browser liên lạc với máy chủ thông qua địa chỉ Internet và số hiệu cổng kết nối.
. Máy trạm thực hiện gửi yêu cầu - Máy trạm gửi yêu cầu tới máy chủ. Cấu tạo một yêu cầu gồm có: HTTP request header chứa thông tin về HTTP method được sử dụng trong quá trình truyền thông tin về má...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status