Xử lý rác hữu cơ làm phân bón - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Xử lý rác hữu cơ làm phân bón



Lời nói đầu .1
Phần I:Tổng quan tài liệu .3
I.1 . Đặc điểm của phế thải hữu cơ 3
I.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt (Rác thải đô thị ) .4
I.3. Xenluloza và enzim phân giải xenluloza .5
I.3.1 Xenluloza 5
I.3.1.1 Cấu trúc và đặc tính .5
I.3.1.2. Sự phân bố .7
I.4. Các phương pháp sinh học xử lý chất thải rắn .7
I.4.1. Phương pháp chôn lấp .7
I.4.2.Phương pháp làm phân ủ .8
I.4.2.1.Phương pháp ủ rác thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn .9
I.4.2.2.Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn và có thổi khí 9
I.4.2.3.Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa .9
I.4.2.4. Phương pháp lên men trong lò quay 9
I.4.2.5 Phương pháp xử lý rác công nghiệp .9
I.5. Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn và có thổi
khí 9
I.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình ủ .10
I.5.1.1. Phân loại và ngiền rác .10
I.5.1.4.Độ thông khí .10
I.5.1.3. pH .11
I.5.1.4.Độ thông khí .11
I.5.1.4.Tỷ lệ C:N .11
I.6. Các giải pháp xử lí rác thải và than bùn làm phân bón hữu cơ vi sinh ở Việt nam . .11
I.6.2. Các giải pháp xử lí rác 11 I.6.3. Xử lí than bùn làm phân hữu cơ .12
I.7. Vấn đề xử lí thịt quả cà phê làm phân hữu cơ .13
I. 8. 1. Lignin . .13.
Phần II. Dây chuyền công nghệ và thuyết minh 14.
I. Lựa chọn dây chuyền công nghệ(trang bên) . .14
I.1. Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn và có thổi khí 14
I.2. Tính ưu việt của phân ủ (phân hữu cơ) từ rác thải 14
II. thuyết minh .15
1. Công đoạn phân loại .15
2. Công đoạn đảo trộn 15
3.Công đoạn ủ .16 4.Công đoạn ủ chín 17
5.Sàng phân loại .17
6. Quạt tinh chế .17
7. Tinh chế .17
8. Khâu đóng bao .17
Phần III.tính toán và lựa chọn thiết bị công nghệ .19
Tài liệu tham khảo .23
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đặc tình rất khác biệt trong các thành phấn của rác thải sinh hoạt.
Thành phần cơ học.
Một trong những đặc điểm rõ nhất thấy ở phế thải đô thị ở Việt nam là thành phần các chất hữu cơ có trong đó. Số lưọng này thường chiếm rất cao, khoảng 55ữ 65%. Trong thành phần phế thải đô thị, các cấu tử phi hữu cơ (Kim loai, thuỷ tinh, rác xây dựng…) chiếm khoảng 12ữ 15%. Phần còn lại là những cấu tử khác. Cơ cấu thành phấn cơ học trên đây của phế thải đô thị Việt nam không phải là những tỉ lệ bất biến, mà nó biến động luôn luôn theo các tháng trong năm, và luôn thay đổi theo mức sống của cộng đồng.
ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỉ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm 35ữ 40%. Như vậy so với thế giới rác thải đô thị của Việt nam có tỉ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều. Chính nhớ đặc điểm này, nên nghiên cứu các phương pháp xử lí rác sinh hoạt ở Việt nam bằng công nghệ vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ-vi sinh là một hướng đi hết sức đúng đắn và cấp thiết.
Thành phần hoá học.
Trong các cấu tử hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phấn hoá học của chúng chủ yếu là C, H, O, N, S và các chất tro.
Phụ thuộc vào các cấu tử hữu cơ, hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong một khoảng rộng. Kết luận này có thể được minh hoạ qua số liệu ở bảng 1 .
Bảng 1. Thành phần hoá học của các cấu tử hữu cơ trong phế thải đô thị.
Cấu tử hữu cơ
Thành phần, %
C
H
O
N
S
Tro
Thực phẩm
48.0
6.4
37.6
2.6
0.4
5.0
Giấy
43.5
6.0
44.0
0.3
0.2
6.0
Carton
44.0
5.9
44.6
0.3
0.2
5.0
Chất dẻo
60.0
7.2
22.8
-
-
10.0
Vải
55.0
6.6
31.2
1.6
0.15
-
Cao su
78.0
10.0
-
2.0
-
10.0
Da
60.0
8.0
11.6
10.0
0.4
10.0
Gỗ
49.5
6.0
42.7
0.2
0.1
1.5
Qua số liêu ở bảng 1 nhận thấy rằng, nếu phế thải đô thị phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi trường, môi sinh và đặc biệt là các nguồn nước sẽ bị ô nhiễm một cách gê gớm. Ngược lại nếu chúng được xử lí, tạo ra nguồn phân hữu cơ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng lớn sẽ được trả về cho đất, tạo ra được sự cân bằng vè sinh thái
Trong thành phần hữu cơ của rác thải sinh hoạt thì xenluloza và các chất đồng hành chiến tỉ lệ nhiều nhất và quan trọng nhất.
I.3. Xenluloza và enzim phân giải xenluloza
I.3.1 Xenluloza.
I.3.1.1 Cấu trúc và đặc tính.
Xenluloza là thành phần chủ yếu của thành tế bào thực vật, chiếm tới 50% tổng số hydratcacbon trên trái đất, trong vách tế bào thực vật, Xenluloza tồn tại trong mối liên kết chặt chẽ với các polisaccarit khác : Hemi- xenluloza, pectin và lignin tạo thành liên kết bền vững. Hàm lượng xenluloza trong các chất khác nhau là khác nhau, trong giấy là 61%, trấu là 31%.
Xenluloza là một polime mạch thẳng gồm các anhydroglucoza trong mối liên kết β – 1,4 glucozit. Phân tử anhydroglucoza trong xenluloza có dạng ghế bành, phân tử sau quay 180o so với phân tử trước. Mức độ trùng hợp của xenluloza tự nhiên có thể đạt 10000-14000 đơn vị glucoza trên phân tử, trọng lượng tương ứng là 1,5 triệu dalton với chiều dài phân tử có thể lớn hơn hay bằng 5.10-6m.
Các chuỗi xenluloza này có đường kình khoảng 3 nm thường có các nhóm –OH tự do, vì vậy các chuỗi xenluloza gần nhau thường kết hợp với nhau tạo thành các vi sợi có đường kính khoảng 10-40 nm, những vi sợi hợp lại với nhau thành bó sợi to và được bao bọc bởi lignin và hemi- xenluloza.
Phân tử xenluloza có cấu trúc không đồng nhất thường có 2 vùng xen kẽ.
Vùng kết tinh có trật tự cao và bền vững với các tác động bên ngoài.
Vùng vô định hình có cấu trúc không chặt chẽ do đó kếm bền vững hơn.
Vùng vô định hình có thể hấp thụ nước và trương lên do vậy dễ bị tấn công bởi enzym. Trong khi đó ở vùng kết tinh, mạch liên kết hydro ngăn cản sự trương nở này và trong nhiều dung môi hữu cơ, các dung dịch axit và kiềm loãng cũng không có tác dụng, các enzym chỉ có thể tác dụng lên bề mặt của các sợi. Xenluloza là hợp chất phức tạp và bền vững không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, các dung dịch kiềm loãng cũng không có tác dụng, chỉ bị thuỷ phân khi đun nóng với axit và kiềm. Liên kết glucozit không bền với axit thành các sản phẩm thuỷ phân không hoà tan, có độ bền kém hơn xenluloza khi thuỷ phân hoàn toàn sẽ thu được sản phẩm cuối cùng là đường hoà tan D-glucoza. Dung dịch kiềm làm trương phồng mạch xenluloza và hoà tan một phần xenluloza phân tử nhỏ. Trong khi đó ở điều kiện bình thường một số vi sinh vật có thể thuỷ phân xenluloza thành đường đơn.
I.3.1.2. Sự phân bố.
Xenluloza được tổng hợp hàng năm với số lượng lớn, sinh khối thực vật của trái đất là 1,8.1011 tấn, khối lượng xenluloza lớn này ngoài việc chứa trong quần thể thực vật là chủ yếu còn có chứa trong động vật và vi sinh vật nhưng với số lượng rất nhỏ
Trong các phế liệu, xenluloza thường có mặt ở dạng sau:
phế liệu nông nghiệp: rơm rạ, lá cây, vỏ lạc, vỏ trấu, lõi thân nghô…
phế liệu công nghệ thực phẩm: vỏ và xơ quả, bã mía, bã cà phê, bã sắn, khoai…
phế liệu trong công nghiệp chế biến gỗ: rễ cây, mùn cưa, gỗ vụn…
các chất thải gia đình: rác, giấy loại…
I.4. Các phương pháp sinh học xử lý chất thải rắn.
I.4.1. Phương pháp chôn lấp.
Chôn lấp là phương pháp xử lý lâu đời. ở nhiều nơi, người ta đào một hố sâu để đổ rác xuống và lấp lại. Sau thời gian rác được chuyển hoá thành mùn, nhưng phương pháp này theo Willson và cộng sự có những nhược điểm sau:
Đòi hỏi nhiều diện tích đất.
Làm giảm thể tích rác ít và thời gian xử lý lâu.
Có mùi hôi thối, sinh ra các khí độc như CH4, H2S, NH3 và nước rác rò rỉ làm ô nhiễm môi trường xung quanh và mạch nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật và cây trồng.
chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Tuy nhiên nơi chôn rác phải không có mạch nước ngầm, dưới đáy phải có lớp đệm, rác chôn phải dược làm xẹp bằng cơ giới, rác đã phân huỷ có thẻ dùng làm phân bón.
I.4.2.Phương pháp làm phân ủ.
Ưu điểm.
Rác hay than bùn không bị bỏ đi mà được tái chế thành sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp.
một nhà máy chế biến phân ủ đặt ở trung tâm giảm chi phí vận hành so với việc chôn lấp.
dễ dàng thu gom các nguyên liệu táI chế được: Kim loại, nilon.
có thể xử lí được nước thải mùi cóng, phân xí máy với chi phí thấp hơn hà máy xử lí nước thảI hiện đại.
các nguyên tắc trong sản xuất phân ủ từ rác thải đô thị và chế phẩm nông nghiệp có thể áp dụng cho xử lí một số rác thải công nghiệp.
Phân ủ là một loại mùn vụn có tác dụng giữ nước cao. Ưu diểm lớn nhất là nó giúp cảI tạo đất. Phân ủ có giá trị đặc biệt đối với vùng đất nhiều sét
Nhược điểm.
Vốn và chi phí vận hành tương đối lớn, diện tích cũng khá lớn.
gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị sản phẩm.
đòi hỏi người vận hành phải được đào tạo với trình độ phù hợp.
còn thiếu kinh ngiệm trong vận hành nhà máy hiện đại.
các phương pháp ủ rác hiện đại đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chi phí lớn, nhà máy không được thiết kế tốt có thể gây ra ô nhiễm, gây bệnh bụi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status