Kinh nghiệm của các nước trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Kinh nghiệm của các nước trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước



Vai trò của gia đình đối với BNTTPL rất quan trọng, các thành viên trong gia đình phải thực sự thông cảm với tình trạng bệnh tật của BN, luôn quan tâm, chăm sóc giúp đỡ họ, có tình cảm thương yêu nhẹ nhàng, thái độ ân cần với BN, giúp BN tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, tạo các công việc làm phù hợp và đưa BN dần dần hoà hợp với cộng đồng [38, 54, 58]. Chính các thành viên trong gia đình phải là những người có kiến thức cơ bản nhất về bệnh TTPL, cần đưa BNTTPL đi khám bệnh, nhắc nhở BN uống thuốc đều theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, họ cần biết những dấu hiệu thay đổi sớm để thông báo cho cán bộ y tế, nhờ đó mà kịp thời ngăn ngừa tái phát hay diễn biến những cơn bùng phát cấp tính. Công trình nghiên cứu của Peuter E (1985) đã chứng minh rằng: Khi các triệu chứng báo hiệu của bệnh TTPL được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khẩn trương (ngoại trú tại nhà) thì chỉ có 6% BN phải nhập viện hay nhập viện
lại [12]. Nhờ các hoạt động chăm sóc của những người thân trong gia đình mà bệnh của họ được ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho BN
phục hồi chức năng sinh hoạt và tái hoà nhập với cộng đồng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TTPL là 0,3% - 0,37% dân số. Hạn chế loại này là chỉ có 80% - 90% dân số được điều tra theo báo cáo. Vì nhận thức không đúng hay mặc cảm về bệnh TTPL, gia đình không khai sự thật, BN tâm thần lại phủ định bệnh, không chịu đi khám nên trong 10% - 20% dân số không được điều tra này có thể có một số không ít người bệnh bị TTPL [23, 24].
Loại thứ ba: Gồm các điều tra tại các xã, phường với dân số 4.500 - 12.000. Loại nghiên cứu này tiến hành trên từng hộ làm như điều tra dân số, điểm tên từng người để phỏng vấn phát hiện BN. Dùng các câu hỏi có tính đến mặc cảm dấu bệnh của gia đình BN (nhất là các trường hợp bị bệnh trong quá khứ nay đã ổn định). Tham khảo sổ đăng kí khám bệnh, nằm viện của các cơ sở tâm thần địa phương. Cách này đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực nhưng phát hiện được cả những bệnh nhân bị bệnh nhẹ hay các bệnh nhân ổn định, cho phép thu nhập các thông tin để phân tích cặn kẽ hơn. Các công trình sau đây thuộc loại này: Điều tra các bệnh nhân tâm thần ở xã Cao Dương năm 1972 của Đào Đình Huy. Nguyễn Văn Trí và CS, điều tra cơ bản bệnh tâm thần ở Nghĩa Bình năm 1981 - 1985. Điều tra các bệnh tâm thần ở xã Lam Sơn, xã Bắc Sơn và phường Lê Đại Hành (Hải Phòng) năm 1985 của Nguyễn Duy Hoà và CS. Điều tra của Nguyễn Văn Trí và CS ở Bình Định năm 1985. Trần Bá Mạc và CS điều tra ở Hà Nam Ninh năm 1986 [20]. Quản lý BNTTPL tại xã Phượng Dực của Trần Văn Cường. Bùi Đức Trình và CS điều tra ở 1 xã tỉnh Bắc Thái năm 1990 [31]. Điều tra bệnh TTPL ở Bình Thuận (phúc tra năm 1992), ở Tự Nhiên năm 1994 và ở Tiên Kiên năm 1995 của Nguyễn Văn Siêm và CS [25]. Bùi Thế Khanh điều tra tại Duyên Thái năm 1997 [17]. Các nghiên cứu thuộc loại này chẩn đoán theo các tiêu chuẩn ICD. Kết quả cho tỷ lệ mắc chung của bệnh TTPL là 0,52% - 0,72% dân số. Loại nghiên cứu này còn đề cập đến các chỉ số dịch tễ học khác của bệnh TTPL như:
- Tỷ lệ mắc điểm: 0,47% - 0,53% dân số.
- Tỷ lệ mới mắc: 0,029% - 0,056% dân số.
- Nguy cơ mắc: 1,25% - 1,44% dân số [23, 24].
Các số liệu của loại nghiên cứu thứ 3 này tương tự như các số liệu của các nước khác trên thế giới. Ngoài ra còn có các phân tích về tuổi, giới, thể di truyền, thể lâm sàng, thuyên giảm và tái phát, các yếu tố ảnh hưởng tới tiến triển và tiên lượng bệnh. Tại các địa điểm nghiên cứu loại này, BN tâm thần được tổ chức chăm sóc cấp thuốc tại xã, theo dõi và đánh giá.
Theo Nguyễn Viết Thiêm (1995), Pineruaschuhaibar (1992) nhận thấy: Trong số BN tâm thần điều trị nội trú tỷ lệ BNTTPL chiếm 14,1% - 61,2% [30].
Tại các cơ sở chuyên khoa có tới 80% - 90% số BN nằm viện là BNTTPL và 70% - 80% số BN đến khám là BNTTPL [24].
Theo Nguyễn Việt (1990), TTPL chủ yếu là bệnh ở tuổi trẻ, đa số các trường hợp phát bệnh từ 15 - 25 tuổi [37]. Cũng với nhận định này, Nguyễn Viết Thiêm (1995) cho biết lứa tuổi thường gặp của bệnh nhân TTPL là 16 đến 35 chiếm 65,9% [30].
Giới tính: Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Đăng Dung, Geddes và Black J. 1993 cho biết: ở tuổi trưởng thành tỷ lệ BN nam/BN nữ tương đương nhau [12]. Nguyễn Việt, Trần Viết Nghị và CS cũng nhận xét tương tự: Giới nam và nữ cho tỷ lệ xấp xỉ như nhau [38]. Tuy nhiên một số tác giả khác lại cho kết quả tỷ lệ mắc ở giới nam cao hơn so với giới nữ như:Nguyễn Văn Siêm, Bùi Thế Khanh, La Đức Cương và Trần Cao Cường.
1.1.3. Bệnh nguyên - bệnh sinh bệnh tâm thần phân liệt
Mặc dù đã có hơn một thế kỷ, với rất nhiều các công trình nghiên cứu về bệnh sinh - bệnh nguyên của bệnh TTPL nhưng cho đến nay vấn đề vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Nhiều tác giả đã đi đến thống nhất bệnh TTPL do nhiều nguyên nhân gây ra, do sự tác động qua lại của các nhân tố thuộc tính cơ thể (yếu tố bẩm sinh) với các nhân tố ngoại lai. Các giả thiết có thể tóm tắt như sau:
Yếu tố di truyền
Nhiều công trình khoa học đã khẳng định vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh TTPL.
Kallmann (1967), nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cùng trứng là 59,2% [42]. Debray J. (Pháp) cũng cho kết quả tương tự: Nguy cơ bị TTPL chỉ có ở anh chị em ruột, 12% con cái và 6% bố mẹ những người mắc bệnh TTPL. Nhưng khi cả bố và mẹ bị bệnh có tới 30% - 40% số con nguy cơ bị bệnh [36].
Nghiên cứu sự phát bệnh TTPL trên những trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng cho thấy sự tương đồng (cả hai cùng bị TTPL) ở tỷ lệ như sau: [42].
Kiểu sinh
Tác giả
Sinh đôi khác trứng
Sinh đôi cùng trứng
Kallmann (1967)
9,1%
59,2%
Caillard (1978)
0% - 11%
14% - 68%
Mendlewicz
9% - 14%
36% - 86%
( Trong 5 điều tra khác nhau)
Kallmann còn cho biết thêm: Nếu sinh đôi cùng trứng mà nuôi dưỡng ở những môi trường khác nhau thì tỷ lệ này là 77,6%, nếu nuôi chung trong một gia đình thì tỷ lệ đến 91,5% [42]. Trần Văn Lập và CS (1986), nghiên cứu trên 1.906 BNTTPL thấy số BN có yếu tố gia đình chiếm 40% [19].
Yếu tố sinh hoá
Những công trình nghiên cứu về sinh hoá cho thấy, ở những người bệnh TTPL một số triệu trứng có thể liên quan đến rối loạn sản xuất, chuyển hoá, phân huỷ các chất môi giới thần kinh, các amin sinh học, các alphaglobulin di chuyển chậm.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, rối loạn chuyển hoá dopamin (DA) đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh TTPL. Nếu hoạt động của các enzym tổng hợp, phân huỷ bị rối loạn hay sự tiếp nhận các DA của các receptor bị biến đổi thì sự chuyển hoá các chất trung gian hoá học đảm bảo cho sự dẫn truyền thần kinh cũng bị rối loạn. Chính vì vậy mà chúng ta thấy có sự biến đổi rõ rệt DA trong các giai đoạn cấp tính của bệnh TTPL [49, 50].
Một số công trình khác đi sâu nghiên cứu rối loạn chuyển hoá chất cathecholamine, serotonin, GABA trong bệnh TTPL. Meltzer H. (1980), Morovkin (1988), cho rằng bệnh TTPL là do rối loạn chuyển hoá các chất hoá học thần kinh trung gian cathecholamine và hệ dopaminergic [49].
Yếu tố ngoại lai
Bệnh TTPL có thể bị phát sinh sau khi bị nhiễm trùng, sau khi đẻ hay sau các sang chấn tâm thần. Có những ý kiến cho rằng bệnh TTPL có nguyên nhân nhiễm trùng như: Lao, giang mai (tác giả Pháp: Marchand, Leroy, Fursac, Abely), nhiễm trực khuẩn Coly (Claude và Baruk), nhiễm siêu vi trùng (Marchand ở Pháp, Moroxov ở Liên xô, bệnh viện Buscaino ở ý). Crow và CS (1979), chứng minh được sự hiện diện của một vi rút tác dụng chậm trong dịch não tuỷ của 18/47 BNTTPL.
Có quan điểm cho rằng bệnh TTPL là do sự nhiễm độc (Korsakov, Kraepelin). Trạng thái những phản ứng miễn nhiễm ở người bệnh TTPL đã được Semenov nghiên cứu ở Liên Xô cũ [42].
Các yếu tố tâm lý xã hội, các rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hoá xã hội cũng đóng góp một vai trò nhất định trong bệnh TTPL [45, 46].
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh TTPL
Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo WHO năm 1992, chính thức công bố ICD - 10F (bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 phần F). Theo ICD - 10F chẩn đoán TTPL phải dựa vào các tiêu chuẩn sau đây [27]:
Về lâm sàng: Có 9 nhóm triệu chứng đặc trưng của bệnh
Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp, tư duy bị phát thanh.
Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt tới vận
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status