Tái tạo xương hàm dưới - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Tái tạo xương hàm dưới



Trong vòng khoảng 30 năm qua, quan điểm cố định cứng (Rigid Fixation) đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các kỹ thuật phẫu thuật sọ mặt.
Sự phát triển của nẹp tạo hình hàm dưới dựa trên cơ sở của các hệ thống nẹp vít điều trị gãy xương. Nẹp tái tạo XHD đã được đưa vào sử dụng trên lâm sàng từ 1973.
Đặc điểm của nẹp : + Có thể uốn được theo ba chiều không gian
+ Có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với đường cong của XHD mà không mất đi các đặc tính cơ sinh học, đây là một đặc điểm quan trọng của nẹp tạo hình XHD.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đặt vấn đề
Mất đoạn XHD là một tình trạng bệnh lý khá thường gặp trong bệnh lý miệng - hàm mặt. Nguyên nhân thường do cắt bỏ các khối u lành và ác tính, nhiễm trùng hoại tử xương, tai nạn do điều trị tia xạ, tai nạn hoả khí...
Xương hàm dưới là xương chính tạo nên cấu trúc 1/3 dưới của khuôn mặt, chứa cung răng, là nơi bám của các cơ nhai và các cơ lưỡi, do vậy có vai trò quan trọng về chức năng ăn nhai, thở, nói và về thẩm mỹ. Vì vậy mất đoạn xương hàm dưới gây ra các hậu quả nặng nề về chức năng, về thẩm mỹ và tâm lý cho bệnh nhân, có thể khiến cho bệnh nhân trở thành người tàn phế do bị cô lập về mặt xã hội .
Vấn đề tái tạo lại xương hàm dưới, vì thế, cũng đã được nghiên cứu từ rất lâu nhằm mục đích phục hồi lại tối đa chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật tái tạo lại xương hàm dưới bằng nẹp đã được áp dụng trên thế giới từ khoảng năm 1975. Nhiều phương pháp tái tạo xương hàm dưới khác cũng được phát triển như phẫu thuật ghép xương rời hay ghép vạt vi phẫu, nhưng phương pháp tái tạo bằng nẹp tạo hình hàm dưới vẫn giữ nguyên tính hiệu quả của nó trong phẫu thuật tái tạo tức thì xương hàm dưới cũng như làm khung đỡ cho ghép xương rời. Đặc biệt, phương pháp này do ưu điểm là kỹ thuật khá đơn giản, thời gian phẫu thuật không kéo dài, áp dụng được trên nhiều bệnh nhân, phù hợp với các điều kiện ở nước ta khi kỹ thuật ghép vạt vi phẫu chưa thể áp dụng được rộng rãi.
ở nước ta, việc sử dụng nẹp tạo hình trong phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới được áp dụng tại viện răng hàm mặt Hà Nội từ khoảng năm 1998 với trung bình khoảng 30 ca/ năm, song các nghiên cứu về áp dụng phương pháp này hầu như chưa có. Vì vậy, chúng tui tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích sau :
- Đánh giá kết quả phục hồi về chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân của phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới bằng nẹp tạo hình hàm dưới.
- Sơ bộ đánh giá các tai biến và biến chứng thường gặp.
- Góp phần đưa ra các chỉ định phù hợp của phương pháp.
chương 1:
Tổng quan tài liệu
1. Phương pháp điều trị tái tạo xương hàm dưới .
Các phương pháp nhằm tái tạo lại XHD đã có từ rất lâu. Vai trò khuôn mặt như tấm hộ chiếu xã hội của mỗi cá nhân giải thích sự tồn tại của các phương pháp làm phục hình hàm mặt để bù đắp lại phần tổ chức mất ngay từ thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên ở Ai cập và Trung quốc cổ đại.
Cách đây hàng trăm năm, các thầy thuốc đã cố gắng phục hồi lại sự liên tục của XHD bị khuyết bằng phẫu thuật. Trí tưởng tượng của phẫu thuật viên tạo hình đã tạo ra rất nhiều kỹ thuật và vật liệu sử dụng, kể từ những ngày đầu tiên khi Martin mô tả phương pháp phục hồi tức thì XHD bị cắt đoạn bằng một khí cụ phục hình vào năm 1889. Partch, vào năm 1897, đã sử dụng một bản kim loại để bắc cầu tổn khuyết vùng cằm. Bernt(1898), dùng chất liệu cellulo, còn White dùng vòng bạc. Scudoler(1912) thông báo Ollier và Martin thay thế đoạn XHD bằng một miếng cao su cứng, còn Konig lại dùng ngà voi.
Sang đầu thế kỷ XX, các chất liệu kim loại có độ dung nạp tốt được sử dụng, như là Castiglano dùng Vitalium(1914), Attie Cantunia và Risptein dùng lưới thép không rỉ(1953), Walsh dùng Ticonium(1954). Các chất liệu dị loại nhựa cũng được sử dụng(Aubry, Pillet dùng Acrylic-1950).
Từ năm 1975, Benoist đã mô tả kỹ thuật làm các nội phục hình bằng kim loại-nhựa để tái tạo lại XHD. Các tác giả khác nhau sau đó đã sử dụng các nội phục hình toàn kim loại mà các thành phần được nối lại với nhau bởi hệ thống các vít(Bowerman, Ponroy, Conley, Benoist). Hệ thống nội phục hình kim loại này có thể coi là tiền thân của các nẹp tạo hình XHD.
Sự tiến bộ của các vật liệu phỏng sinh học có khả năng chịu đựng các lực tác động nhai phức tạp cũng như các hiểu biết chuyên sâu về cố định trong(Internal Fixation) đã làm phát triển kỹ thuật dùng nẹp tạo hình XHD như một phương pháp thực tiễn. Các nẹp tạo hình XHD bằng thép không rỉ và bằng Titanium đã tạo ra một phương pháp đơn giản, nhanh và đáng tin cậy mà vẫn giữ được tốt chức năng của miệng cũng như đạt được kết quả thẩm mỹ tốt. Các nghiên cứu cải tiến về nẹp sau này còn đưa ra các loại nẹp với vít rỗng(THORP : Titanium Hollow Screw Recontruction Plate) nhằm tạo ra một hệ thống nẹp chắc chắn hơn, cứng hơn với ít nguy cơ bị lỏng, rời vít.
Từ những năm 1977, 1978, các phương pháp tái tạo XHD bằng ghép xương tự thân rời hay chuyển xương có mạch nuôi được nghiên cứu phát triển rất đa dạng, nhưng do hạn chế của các phương pháp này là phẫu thuật kéo dài, bệnh nhân cần có đủ sức khoẻ cho cuộc mổ và chấp nhận tổn khuyết ở vùng lấy xương cũng như kíp phẫu thuật phải có kinh nghiệm và đầy đủ phương tiện kỹ thuật, thì phương pháp tái tạo XHD thì đầu bằng nẹp tạo hình vẫn giữ nguyên ưu điểm của nó là nhanh , an toàn, phục hồi tốt chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Hơn thế, nẹp tạo hình XHD còn có tác dụng là khung đỡ cho mảnh ghép trong phẫu thuật ghép xương thì hai.
ở nước ta, trong điều kiện phương tiện kỹ thuật còn chưa đầy đủ ở nhiều nơi, chưa thể phổ cập các phương pháp ghép xương vi phẫu, thì đây là một phương pháp phù hợp. Những tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này thực sự còn chưa nhiều.
2. Sơ lược giải phẫu, sinh lý XHD
XHD là một xương lẻ nhưng đối xứng, bản thân nó tạo thành tầng dưới mặt. Xương có một thân hình móng ngựa do hai cành ngang kết hợp ở khớp phía trước tạo thành. Hai cành lên tiếp với ra sau và thẳng đứng. Những cành này này nhô lên ở phía sau là lồi cầu và phía trước là mỏm vẹt. Lồi cầu tạo với hõm của rãnh ngang xương thái dương thành khớp thái dương - hàm. Giữa lồi cầu và mỏm vẹt là hõm Sigma.Thân XHD có bờ dưới dày, gồ ghề và bờ trên có răng mọc được che phủ bằng lợi. Đây là đặc điểm quan trọng vì có rất nhiều bệnh lý về răng gây tổn hại cho xương. Mặt ngoài xương có các cơ bám da, cơ môi - cằm và mặt trong có gai Spix và lỗ vào của ống răng dưới.
XHD phía ngoài đặc, trong xốp, lòng xương có ống răng, ống răng có hình cong, lỗ vào từ gai Spix, lỗ ra là lỗ cầm ở mặt ngoài XHD, đối diện răng số 4 và số 5.Trong ống răng có chứa bó mạch và TK răng dưới.
Xương là giá đỡ cho nhiều cơ bám, trong đó quan trọng nhất là các cơ điều khiển hoạt động của XHD thông qua khớp thái dương hàm: chúng được chia thành 2 nhóm : Các cơ nâng hàm(cơ nhai) và nhóm cơ hạ hàm
XHD là một xương động, đóng vai trò quan trọng về chức năng nhai, nói, nuốt cũng như về thẩm mỹ, do đó khi tổn thương sẽ để lại di chứng nặng nề không những về chức năng sống mà còn tác động rất lớn tới tâm lý người bệnh, thậm chí làm cho họ tự tách ra khỏi các hoạt động xã hội .
3. Nguyên nhân mất đoạn XHD
Các nguyên nhân này không thay đổi, nhưng tỉ lệ các nguyên nhân này có thay đổi, ví dụ tỉ lệ do ung thư tăng, tỉ lệ do hoả khí giảm.
3.1 Nguyên nhân chấn thương
3.2 U lành
3.3 U ác tính
3.4 Nguyên nhân nhiễm trùng
3.5 Hoại tử XHD do tia xạ
Tất cả các ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status