Xử lý nước thải nhà máy rượu - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Xử lý nước thải nhà máy rượu



Vật liệu lọc tốt nhất là vật liệu có diện tích bề mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích lớn, độ bền cao theo thời gian, giá rẻ và không bị tắc nghẽn. tuỳ từng trường hợp vào điều kiện địa phương có thể chọn: Than đá cục, đá cục, cuội sỏi lớn, đá ong có kích thước trung bình 60 - 100mm nếu kích thước vật liệu nhỏ hơn sẽ giảm độ rỗng, gây tắc nghẽn cục bộ nếu kích thước lớn hơn thì diện tích mặt tiếp xúc bị giảm nhiều, làm giảm hiệu quả xử lý. Chiều cao lớp vật liệu từ 1,5 - 2,5m.
- Những thập niên gần đây, do kỹ thuật sản xuất nhựa PVC phát triển, những tấm nhựa đúc lượn sóng, gấp nếp và các dạng khác nhau của quả cầu nhựa đã được dùng làm lớp vật liệu lọc. Do vật liệu lọc nhẹ, dễ lắp đặt và tháo dỡ nên chiều cao bể lọc sinh học đã được tăng lên từ 6 - 9m gọi là tháp lọc sinh học tăng chiều cao làm giảm diện tích mặt bằng của bể lọc sinh học.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mở đầu
Rượu là đồ uống được sản xuất từ lâu trên thế giới. Hiện nay ở nước ta rượu thường được sản xuất từ tinh bột sắn vì các nguyên nhân như nguyên liệu rẻ tiền, phong phú và ổn định. Khi sản xuất rượu từ tinh bột sắn thì lượng nước thải là khá lớn và thường bị ô nhiễm hữu cơ như tinh bột sót. Do đó nước thải nhà máy rượu thường được xử lí bằng phương pháp sinh học như bể aroten, lọc sinh học..
Trong đồ án này em đưa ra phương pháp xử lí bằng lọc sinh học vì lọc sinh học có các ưu điểm:
Xử lí nước có độ ô nhiễm cao
Thời gian xử lí ngắn
Đồng thời có thể xở lí hiệu quả nước cần có quá trình khử Nitrat và phản Nitrat.
Tuy nhiên cũng có nhược điểm như phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, không khí có mùi hôi, có nhiều ruồi.
I . Phương pháp Lọc sinh học:
Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc (môi trường lọc). Thường nước thải được tưới từ trên xuống qua lớp vật liệu lọc bằng đá hay các vật liệu khác nhau, vì vậy người ta còn gọi hệ thống này là bể lọc nhỏ giọt (trickling fillter). Tuy nhiên, gọi như vậy không thật chính xác vì đây thực chất là một quá trình chiết sinh học hơn là một quá trình lọc. Với sự phát triển của vật liệu làm môi trường lọc, các vật liệu tổng hợp thay thế cho vật liệu lọc bằng đá thì thuật ngữ tháp sinh học được dùng rộng rãi hơn và tháp thường cao tới 6m chứ không phải là 1,8m như bể lọc với vật liệu lọc bằng đá.
I.1 Mô tả quá trình hình thành sinh vật trên vật liệu hạt rắn.
Phần lớn vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trên bề mặt vật rắn, khi có đủ độ ẩm và thức ăn là các hợp chất hữu cơ, muối khoáng và oxy. Chúng dính bám vào bề mặt vật rắn bằng chất gelatin do chính vi khuẩn tiết ra và chúng có thể dễ dàng di chuyển trong lớp gelatin dính bám này. Đầu tiên vi khuẩn cư trú hình thành tập trung ở một khu vực, sau đó màng vi sinh không ngừng phát triển, phủ kín toàn bộ bề mặt vật rắn bằng một lớp đơn bào. Chất dinh dưỡng (hợp chất hữu cơ, muối khoáng) và oxy có trong nước thải cần xử lý khuyếch tán qua màng biofilm vào tận lớp xenlulô đã tích luỹ ở sâu nhất mà ở lớp đó ảnh hưởng của oxy và chất dinh dưỡng không còn tác dụng.
Sau một thời gian, sự phân lớp hoàn thành: lớp ngoài cùng là lớp hiếu khí, được oxy khuyếch tán thâm nhập, lớp trong là lớp yếm khí không có oxy. Bề dày của 2 lớp này phụ thuộc vào loại vật liệu đỡ (vật liệu lọc), cường độ gói và nước qua lớp lọc. Bề dày lớp hoạt tính hiếu khí thường khoảng 300 - 400mm.
I.2.Cơ chế quá trình lọc sinh học
Màng sinh học gồm các vi khuẩn, nấm và động vật bậc thấp được nạp vào hệ thống cùng với nước thải. Mặc dù lớp màng này rất mỏng song cũng có hai lớp: lớp yếm khí ở sát bề mặt đệm và lớp hiếu khí ở ngoài. Do đó quá trình lọc sinh học thường được xem như là quá trình hiếu khí nhưng thực thất là hệ thống vi sinh vật hiếu - hiếm khí.
Khi dòng nước thải chảy trùm lên lớp màng nhớt này, các chất hữu cơ được vi sinh vật chiết ra còn sản phẩm của quá trình trao đổi chất (CO2) sẽ được thải ra qua màng chất lỏng. Oxy hoà tan được bổ sung bằng hấp thụ từ không khí.
Theo chiều sâu từ mặt xuống dưới đáy bể lọc, nồng độ chất hữu cơ trong nước thải giảm dần và tại một vùng nào đó các vi sinh vật ở trạng thái đói thức ăn. Thường BOD được chiết ra chủ yếu ở 1,8m phần trên của lớp đệm. Phần sinh khối vi sinh vật thừa sẽ bị tróc ra, theo nước ra ngoài bể lọc.
Nước thải được phun đều lên lớp đệm tạo ra lớp màng nhớt gọi là màng sinh học, phủ trên các đệm. Quá trình oxy hoá xảy ra như cơ chế nói trên. Sinh khối vi sinh vật tách ra khỏi nước trong thiết bị lắng thứ cấp.
Lọc sinh học được ứng dụng để làm sạch một phần hay toàn bộ chất hữu cơ phân huỷ sinh học trong nước thải và có thể đạt chất lượng dòng ra với nồng độ BOD tới 15mg/l.
Bể lọc sinh học có thể được vận hành theo một bậc hay nhiều bậc
Hiệu suất làm sạch nước thải trong các bể lọc sinh học phụ thuộc vào các chỉ tiêu sinh hoá, trao đổi khối, chế độ thuỷ lực và kết cấu thiết bị. Trong đó cần chú ý các chỉ tiêu sau: BOD của nước cần làm sạch, bản chất các hợp chất hữu cơ, tốc độ oxy hoá, cường độ hô hấp của các vi sinh vật, khối lượng các chất được màng sinh học hấp thụ, chiều dày màng sinh học, thành phần các vi sinh vật sống trong màng, cường độ sục khí, diện tích và chiều cao bể lọc, các đặc tính của bể lọc (kích thước đệm, độ xốp và bề mặt riêng), các tính chất vật lý của nước thải, nhiệt độ quá trình và tải lượng thuỷ lực, cường độ tuần hoàn, mức độ phân bố đều nước thải theo diện tích tiết diện, độ thấm ướt của màng sinh học.
I.3.Hiệu quả và phân loại:
Phân loại theo đặc điểm kết cấu các bể lọc sinh học được chia thành: thiết bị lọc với đệm hình khối; thiết bị lọc với đệm hình tấm.
Người ta còn phân bể lọc thành các loại: lọc loại giọt (thông khí tự nhiên); lọc tải lượng cao (thông khí nhân tạo) và tháp lọc.
Trong thiết kế có thể sử dụng các thông số ở bảng 2.19 làm cơ sở tính toán.
Loại thiết bị
Chiều cao làm việc Hlv.m
Tải lượng thuỷ lực q.m3/m2.ngày
Tuần hoàn
Loại giọt
1,5 - 2
1 - 3
Khi BOD5<220:Không
Khi BOD5<300: Có
Tải lượng cao
2 - 4
10 - 30
Khi BOD5<300:Không
Khi BOD5>300: Có
Vi khuẩn trong màng vi sinh dính bám hoạt động có hiệu quả cao hơn vi khuẩn trong môi trường thể tích (hạt cặn lơ lửng).
Quá trình xử lý bằng vi sinh dính bám hiếu khí trong các bể lọc sinh học đang được dùng hiện nay cũng có thể lại phân làm hai loại.
- Loại có vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước.
Loại có vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước.
Trong tài liệu này em xin giới thiệu về loại vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước.
II.Bể lọc sinh học có vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước.
II.1.Cấu tạo
Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Trong bể lọc, chất các lớp vật liệu có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích lớn nhất trong điều kiện có thể. Nước thải được hệ thống phân phối phun thành giọt đều khắp trên bề mặt của lớp vật liệu. Nước sau khi chạm lớp vật liệu chia thành các hạt nhỏ chảy thành màng mỏng qua khe lớp vật liệu đi xuống dưới. Trong thời gian chảy như vậy nước thải tiếp xúc với màng nhầy gelatin tăng lên ngăn cản oxy của không khí thấm vào trong lớp màng nhầy được. Do không có oxy, tại lớp trong của màng nhầy sát với bề mặt cứng của vật liệu lọc, vi khuẩn yếm khí tp tạo ra sản phẩm phân huỷ yếm khí cuối cùng là khí metan và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật cứng rồi bị nước cuốn xuống phía dưới. Trên mặt hạt vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới, hiện tượng này được lập đi lập lại tuần hoàn và nước thải được làm sạch BOD và các chất dinh dưỡng. Để tránh hiện tượng tắc nghẽn trong hệ thống phun, trong khe rỗng lớp vật liệu, trước bể sinh học nhỏ giọt phải thiết kế song ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status