Cơ sở vật lý môi trường - pdf 18

Download miễn phí Cơ sở vật lý môi trường



Sự ô nhiễm nguồn nước là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi truờng nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại đối con người và sinh vật. Sự ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hay các hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật. Sự ô nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn.
- Sự ô nhiễm nhân tạo. Chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay các hoạt động trong nông nghiệp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t triển lại được mà phải tìm ra con đưường phát triển thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.
Ngày 16/6/1972 Liên Hiệp Quốc đã tổ chức Hội nghị toàn thế giới về môi trường. Nhiều việc làm có ý nghĩa quan trọng đã được thực hiện sau hội nghị này, thành lập Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), xây dựng chiến lược quốc gia bảo vệ thiên nhiên của các nước(NCS)...
Năm 1992 Liên Hiệp Quốc lại triệu tập Hội nghị thượng đỉnh của thế giới về môi trường tại Rio de Janiero, Brazil. Hội nghị có ý nghĩa lịch sử này đối với quá trình phát triển của nhân loại đã xem xét các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu như :
Biến đổi khí hậu toàn cầu, dâng cao mực nước biển và đại dương.
Đa dạng sinh học.
Ô nhiễm môi trường.
Môi trường và phát triển, cùng kiệt đói và môi trường.
Môi trường và văn hoá đạo đức của xã hội loài người.
Hội nghị đã ra tuyên bố về Môi trường và Phát triển bền vững. Tuy nhiên một thập kỷ năm 2002 tại Johanesbourg-Nam Phi sau các nước lại có một hội nghị đặc biệt quan trọng bàn về chủ đề này với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài việc khẳng định những ván đề đã nêu ra ở Rio, tai hội nghị lần này chúng ta thấy rằng chúng ta đã làm được quá ít so với những gì mong muốn so với thông điệp Riô, khí hậu toần cầu vẫn nóng lên với tốc độ đáng lo ngại , điều này nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết như han hán, lũ lụt.. trên phạm vi toàn cầu, sự đa dạng sinh học tại nhiều nơi đã biến mất: cháy rừng Australia, Mỹ, Indonesia, ấn độ.. đã phá huỷ đi nhũng hệ sinh thái rừng lâu năm mà không biết bao giờ chúng ta mới có thể tái tạo lại được, nồng độ các khí nhà kính tăng , lỗ hổng ôzôn ngày càng rộng, nạn khủng bố, chiến tranh vẫn tiếp diễn phức tạp vân vân .. qua những điều này thông qua những giảp pháp hữu hiệu hơn được tất cả các nước tham gia kí kết.
Nước ta,vấn đề môi trường đã được đặc biệt quan tâm vào những năm đầu thập kỷ 80. Hội đồng bộ trưởng đã giao cho uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước chụi trách nhiệm nghiên cứu vấn đề bảo vệ và quản lý môi trường. Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 Chương trình nghiên cứu tài nguyên và môi trường đã được nhà nước tiếp tục chỉ đạo và cấp kinh phí hoạt động.
Cuối năm 1990 với sự hợp tác của chương trình phát triển của LHQ (UNDP), chương trình Môi trường của LHQ(UNEP) và cơ quan Phát triển Quốc tế của Thuỵ Điển (SIDA), Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã tổ chức hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Tháng 6/1991 Hội đồng bộ trưởng( nay là chính phủ) đã chấp nhận và chính thức ban hành kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững.
Năm 1992 Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường được thành lập. Tiếp theo là các sở KHCNMT trong các tỉnh thành, các vụ KHCNMT của Bộ, Ngành cũng được xây dựng. Tháng 12/1993 Quốc hội thông qua Luật bảo vệ Môi trường. Tháng 10/1994 nghị định đầu tiên hướng dẫn ban hành Luật được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
ô nhiễm môi trường- những tác động làm thay đổi các thành phần môi trường tạo nên sự mất cân bằng trạng thái môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật và môi trường tự nhiên. một cách cụ thể hơn thì : ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên thông qua sự thay đổi các thành phần vật lý, hoá học, các nguồn năng lượng, mức độ bức xạ, độ phổ biến của sinh vật…Những thay đổi này ảnh hưỡng trực tiếp tới sức khoẻ con người thông qua con đường thức ăn, nước uống và không khí, hay ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người do thay đổi các điều kiện vật lý, hoá học và suy thoái môi trường tự nhiên. Vì vậy khi chúng giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường là chúng ta đang bảo vệ chính chúng ta khỏi những bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta, tiền của đầu tư cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội khác.
2-Vấn đề năng lượng và môi trường
Năng lượng là nền tảng cho nền văn minh và sự phát triển của xã hội loài người là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hoá của mọi sinh vật. Khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu về năng lượng cũng đòi hỏi tăng mạnh. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người năng lượng thường xuyên chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên mà con người sử dụng là năng lượng mặt trời, được dùng để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô lương thực, thực phẩm, đồ dùng và nhiên liệu gỗ củi. Năng lượng than đá đã thống trị thế kỷ 18-19. Sang đến thế kỷ 20 năng lượng dầu mỏ dần dần thay thế cho năng lượng than đá, và vai trò của nó đã được năng lượng hạt nhân chia sẻ cùng. Các dạng năng lượng khác năng lượng mới ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng nước, năng lượng thuỷ triều, gió, năng lượng vi sinh vật thu được với những phương pháp và công nghệ tiên tiến khác nhau cũng đang mở rộng phạm vi của mình.
Nhu cầu năng lượng của con người đã tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển.Tại các nước có nền công nghiệp phát triển các nguồn năng lượng thương mại chiếm tuyệt đại bộ phận. Còn tại các nước phát triển thì ngược lại các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải nông nghiệp) chiếm phần chính. Mỗi quốc gia có cơ cáu năng lượng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ về khai thác tài nguyên của mình và mức độ tiêu thụ năng lượng bình quân giữa các quốc gia là khác nhau, ví dụ mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người ở Mỹ khoảng 10.000 KWh, trong khi đó con số này ở Việt Nam chỉ vào khoảng 200 KWh, hay ở Pháp 77% điện năng được cung cấp bởi điện hạt nhân còn lai là các nguồn khác như than, thuỷ điên.... Còn ở Trung Quốc - nước có dân số đông nhất thế giới - than đá chiếm 80% năng lượng sử dụng. Tuy nhiên nguồn nhiệt năng này lại được cung cấp bởi than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nguồn năng lượng hoá thạch) có thể nói rằng đây là những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất cho môi trường.
Theo báo cáo hàng năm của LHQ cả thế giới tiêu thụ nguồn nhiên liệu tương đương khoảng hơn 8 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó có 90% có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch như: dầu, than đá, khí đốt tự nhiên. Khối lượng lớn nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ thải vào môi trường 37.051.670 tấn CO2. Riêng ở Việt Nam năm 2000 cả nước tiêu thụ nhiên liệu tương đương 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường 113.696 tấn CO2 quy đổi.
Than đá có thành phần chủ yếu là cacbon.Với trữ lượng than trên thế giới hiện nay ước tính là 700 tỷ tấn và theo tốc độ sử dụng hiện nay trữ lượng này chỉ còn đủ dùng trong khoảng 180 năm nữa. Trong thăm dò, điều tra, khảo sát, khai thác có thể gây thiệt hại tới tài nguyên đất, tài nguyên rừng, các lưu vực sông suối tại các vùng thăm dò khảo sát. Khai thác lộ thiên thường cho phép thu hồi 80% - 90% tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status