Tổng qua về mạng máy tính cục bộ CCNA - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Tổng qua về mạng máy tính cục bộ CCNA



MUC LỤC
ĐỀ TÀI: TỔNG QUA VỀ MẠNG MÁY TÍNH CỤC BỘ CCNA
CHƯƠNG I
MẠNG CỤC BỘ
I CẤU HÌNH MẠNG (TOPOLOGY) 7
I.1 Các mô hình (Topology) mạng 7
I.2 Mô hình mạng Bus tuyến tính 7
I.3 Mô hình mạng Ring 8
I.4 Mô hình mạng dạng sao 8
II CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG MẠNG 9
II.1 Các Card mạng NIC ( Network Interface Card) 9
II.2 Các Repeater 10
II.3 Các Hub 10
II.4 Cầu nối Bridge 11
II.5 Bộ dẫn đường Router 12
II.6 Bộ chuyển mạch Switch 13
III CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP MÔI TRƯỜNG TRUYỀN 15
III.1 Tổng quan về Tokenring và các dạng của nó 15
III.2 Tổng quan về FDDI và các dạng của nó 16
III.3 Ethernet và IEEE 802.3 19
IV CÁC CHUẨN CỦA MẠNG 20
IV.NIC dùng các địa chỉ MAC như thế nào? 20
IV.2 So sánh lớp 1 và lớp 2 với các chuẩn LAN khác nhau 21
IV.3 So sánh mô hình IEEE với mô hình OSI 21
V MÔI TRƯỜNG, CÁC KẾT NỐI VÀ SỰ ĐỤNG ĐỘ 22
VI.1 Cáp soắn STP 22
VI.2 Cáp UTP 22
VI.3 Cáp đồng trục 23
VI.4 Cáp quang 24
VI.5 Truyền tin không dây 25
VI.6 Sự kết cuối và đặc tả cáp 25
VI.7 Đụng độ và miền đụng độ trong môi trường chia sẻ 26
CHƯƠNG II
MÔ HÌNH OSI
I MÔ HÌNH THÔNG TIN TỔNG QUÁT 29
I.1 Nguồn, đích và các gói dữ liệu 29
I.2 Môi trường truyền dẫn 29
I.3 Giao thức 30
II MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI 31
II.1 Mục đích của mô hình tham chiếu OSI 31
II.2 Tên 7 lớp của mô hình tham chiếu OSI 32
II.3 Sự đóng gói 34
CHƯƠNG III
CÁC GIAO THỨC MẠNG (PROTOCOLS)
I CÁC GIAO THỨC CÓ THỂ ĐỊNH TUYẾN 36
I.1 Các giao thức được định tuyến 36
I.2 Các giao thức được định tuyến khác 36
I.3 Các giao thức có thể định tuyến và không thể định tuyến 36
II CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN 36
II.1 Định nghĩa giao thức định tuyến 36
II.2 Tuần tự của sự đóng gói định tuyến 37
II.3 Định tuyến đa giao thức 37
III CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN BÊN TRONG (INTERIOR)VÀ BÊN NGOÀI (EXTERIOR) 38
III.1 Hệ thống tự trị 38
III.2 các giao thức định tuyến Interior ngược với các giao thức định tuyến Exterior 39
III.3 Các giao thức định tuyến IP bên trong (Interior IP Routing protocol) 40
III.4 Các tác vụ cấu hình định tuyến IP 40
III.5 Sử dụng các lệnh Router và Network 40
III.6 Các ví dụ về định tuyến tĩnh 41
III.7 Các ví dụ về định tuyến động 42
III.8 Các Router nhân biết các mạng như thế nào 43
IV. RIP 43
V. IGRP và EIGRP 44
VI. OSPF 45
 
CHƯƠNG IV
TCP/IP
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TCP/IP VÀ CÁC LỚP 46
I.1 Các giao thức TCP/IP của Internet và mô hình OSI 46
II.2. Chồng giao thức TCP/IP và các lớp của TCP/IP 46
II CÁCH ĐÁNH ĐỊ CHỈ IP VÀ ĐỊNH TUYẾN 49
II.1 Cách đánh địa chỉ lớp mạng 49
II.1.1 Mục đích của địa chỉ IP 49
II.1.2 Điạ chỉ IP trong IP header 50
II.1.3 Các lớp địa chỉ IP 50
II.1.4 Khoảng địa chỉ được dành riêng 51
II.1.5 Cơ sở phân mạng con 53
II.1.6 Tạo một mạng con 54
 
 
II ĐỊNH TUYẾN 55
II.1 Sự xác định đường dẫn 55
II.2 Đánh địa chỉ host và mạng 56
II.3 Định tuyến đa giao thức 57
II.4 Các hoạt động của giao thức lớp mạng 58
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

es Alliance
TIA- Telecomunication Industry Association
Tổ chức IEEE đã đưa ra các yêu cầu trong các đặc tả 802.3 và 802.5 cho các hệ thống Ethernet và Token Ring và các chuẩn FDDI. UL công bố các đặc tả cáp chủ yếu liên quan dến các chuẩn an toàn, tuy nhiên họ cũng đánh giá phẩm chất của môi trường lập mạng UTP và STP nhằm đơn giản hoá công việc đảm bảo các vật liệu được dùng trong xây dựng LAN phù hợp với các đặc tả.
V.7 Đụng độ và miền đụng độ trong các môi trường chia sẻ
Đụng độ và miền đụng độ
Một tình huống xảy ra khi hai bit lan truyền cùng lúc trên một môi trường mạng, gọi là sự đụng độ. Một mạng nhỏ và chậm có thể hoạch định hoạt động rõ ràng cho phép hai máy tính gửi, nhận thông điệp thì mỗi máy tính sẽ thoả thuận lấy lượt với máy kia có nghĩa là cả hai có thể gửi thông điệp nhưng chỉ có một bit trên hệ thống. Các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra chính là hậu quả của sự tồn tại quá nhiều tải trên mạng, nếu chỉ có một cáp liên kết tất cả các thiết bị trên một mạng thì khả năng gây đụng độ khi có nhiều user cùng gửi dữ liệu tại một thời điểm là rất cao. Nếu các segment của một mạng chỉ được kết nối đến các thiết bị không lọc tải, như các repeater, Ethernet chỉ cho phép một gói dữ liệu truy cập vào cáp tại bất kì một thời điểm nào. Nếu có nhiều hơn một node cố gắng truyền tại một thời điểm thì đụng độ xảy ra và dữ liệu từ mỗi node sẽ bị hỏng.
Vùng mạng trong đó các gói dữ liệu xuất phát và đụng độ được gọi là miền đụng độ, bao gồm tất cả các môi trường truyền dùng chung. Một dây có thể được nối đến dây khác thông qua các cáp patch, các tranceiver, các patch panel, các repeater và ngay cả các hub. Tất cả các loại kết nối lớp 1 này lả bộ phận của miền đụng độ.
Hình 14: Cáp đụng độ
Môi trường chia sẻ
Một vài mạng kết nối một cách trực tiếp, tất cả các host cùng chia sẻ lớp 1
Có vài mạng được nối một cách gián tiếp nghĩa là có một số thiết bị lập mạng mức cao và tồn tại khoảng cách địa lý nào đó giữa hai host thông tin.
Chuyển mạch kênh(circuit-switched) là một mạng kết nối gán tiếp trong đó các mạch điện thực sự duy trì trong suốt thời gian thông tin. Một phần lớn hệ thống điện thoại hiện hành vẫn là mạng chuyển mạch kênh.
Chuyển mạch gói (packet-switched) thay vì dành riêng một liên kết như một mạch riêng biệt giữa hai host thông tin, trong dạng này nguồn gửi các thông điệp dưới dạng các gói tin. Mỗi gói chứa đủ thông tin để được định tuyến hợp lý đến host đích.
Chương II
Mô hình Osi
I. Mô hình thông tin tổng quát
I.1 Nguồn, đích và các gói dữ liệu
Mức cơ bản nhất của thông tin máy tính gồm có các kí số thập phân, hay các bit (0 hay 1) tuy nhiên các máy tính gửi một hay hai bit thông tin sẽ không hưũ hiệu vì vậy các nhóm byte, kilobyte, megabyte là cần thiết. Để cho các máy tính gửi thông tin xuyên qua một mạng, tất cả các hoạt động truyền tin xuyên qua một mạng, tất cả các hoạt động truyền tin trên một mạng đều xuất phát từ một nguồn, sau đó di chuyển đến một đích. Thông tin di chuyển trên một mạng được tham chiếu như là dữ liệu, gói hay gói dữ liệu và một gói dữ liệu là một đơn vị thông tin được nhóm lại theo luận lý, di chuyển giữa các hệ thống máy tính. Bao gồm trong đó là thông tin về nguồn tin cùng với các phần tử khác cần thiết để thực hiện một hoạt động truyền tin cậy với thiết bị đích. Địa chỉ nguồn trong một gói chỉ ra danh định của máy tính đã gởi gói này. Địa chỉ đích chỉ ra danh định của máy tính sau cùng tiếp nhận gói.
I.2 Môi trường truyền dẫn
Trong khi nghiên cứu về mạng và trong lập mạng môi trường là một miền vật chất mà qua đó các gói dữ liệu di chuyển nó có thể là bất kỳ loại nào sau đây:
Cáp dây điện thoại
Cáp UTP loại 5 (được dùng cho 10 BASE-T)
Cáp đồng trục (được dùng cho truyền hình)
Sợi quang (sợi thuỷ tinh mảnh truyền ánh sáng)
Hoạt động thông tin không dùng dây dẫn hay cáp được gọi là thông tin không dây hay thông tin không gian tự do. đó là khả năng dùng sóng điện từ EM (electromagnetic) các sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ ánh sáng, gồm có sóng năng lượng, sóng radio, sóng viba, ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy... Các sóng điện từ lan truyền trong không khí, nhưng chúng cũng lan truyền qua khoảng chân không (nơi không tồn tại vật chất, không có phân tử, không có nguyên tử.
I.3 Giao thức
Các gói dữ liệu có thể di chuyển từ nguồn đến một đích trên một mạng, điều quan trọng là tất cả các thiết bị trên mạng phải nói cùng một ngôn ngữ hay giao thức. Một giao thức là một tập các quy định giúp thực hiện hoạt động thông tin trên mạng hiệu quả hơn.
Hình 15: Các giao thức máy tính
Lớp n trên một máy tính thông tin với lớp n trên một máy tính khác, các quy định và tiêu chuẩn được dùng trong hoạt động và thông tin này đươc tập hợp lại và đươc gọi là giao thức lớp n.
II. Mô hình tham chiếu OSI
II.1 Mục đích của mô hình tham chiếu OSI
Mô hình tham chiếu OSI là mô hình chủ yếu cho các hoạt động thông tin trên mạng. Mô hình tham chiếu OSI còn cho phép ta nhận ra được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp và hiểu được thông tin di chuyển xuyên qua một mạng như thế nào? Ngoài ra ta có thể dùng mô hình tham chiếu OSI để quan sát cách thức mà thông tin hay các gói dữ liệu di chuyển từ một chương trình ứng dụng này xuyên qua môi trường mạng (dây cáp) đi đến chương trình ứng dụng toạ lạc trên một máy tính khác trên mạng.
Hình 16: Mô hình OSI
Trong mô hình tham chiếu OSI có 7 lớp mỗi lớp mô tả một phần chức năng mạng, Sự tách biệt các chức năng lập mạng được gọi là sự phân lớp (layering) chia mạng thành 7 lớp có ưu điểm sau:
Tách hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn.
Nó chuẩn hoá thành phần mạng để cho phép phát triển một mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm.
Cho phép các loại phần chính và phần mềm mạng khác nhau thông tin được với nhau.
Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng các lớp khác như vậy chúng có thể phát triển nhanh hơn.
Nó chia hoạt động thông tin mạng thành các phần nhỏ hơn làm cho việc học trở lên dễ hiểu hơn.
II.2 Tên 7 lớp trong mô hình tham chiếu OSI.
Mức 1: tầng vật lý (Physical layer)
Thực chất của tầng này là thực hiện nối liền các phần tử của mạng thành một hệ thống bằng các phương pháp vật lý, ở tầng này sẽ có các thủ tục đảm bảo cho các yêu cầu về chuyển mạch hoạt động nhằm tạo ra các đường truyền thực cho các chuỗi bit thông tin.
Mức 2: tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Nhiệm vụ của tầng này là tiến hành chuyển đổi thông tin dưới dạng chuỗi các bit ở mức mạng thành từng đoạn thông tin gọi là frame sau đó đảm bảo truyền liên tiếp các frame tới tầng vật lý, đồng thời sử lý các thông báo từ trạm thu gửi trở lại.
Mức 3: tầng mạng (Network Layer)
Tầng mạng nhằm đảm bảo trao đổi thông tin giữa các mạng con trong một mạng lớn, tầng này còn được gọi là tầng thông tin giữa các mạng con với nhau. Trong tầng mạng cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status