Phân tích hệ thống điều khiển PLC Công ty giấy Việt Trì - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Phân tích hệ thống điều khiển PLC Công ty giấy Việt Trì



 
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: tổng quan công ty giấy việt trì
§1-1: Lịch sử công ty giấy Việt Trỡ.
§1-2: Tổng quan dây truyền sản xuất giấy 25000t/năm.
1.2.1. Mục đích và yêu cầu.
1.2.2. Sơ đồ công nghệ xeo giấy bao gói công nghiệp.
§1-3: tổng quan về hệ thống QCS, DCS.
A. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm QCS.
1.3.1. Cấu tạo phần cứng của QCS
1.3.2. Giới thiệu các đầu đo.
B. hệ thống điều khiển phân tán.
1.3.1. Khu vực trạm vận hành.
1.3.2. Khu vực điều kiển.
1.3.3. khu vựchiện trường.
Chương 2: tổng quan công nghệ máy cuộn lại
§ 2-1: giới thiệu chung.
§ 2-2: tổng quan công nghệ máy cuộn lại.
2.2.1. Giới thiệu thiết bị.
2.2.2. Cấu tạo các bộ phận chính.
Chương 3: phân tích hệ thống trang bị điện máy cuộn lại
§ 3-1: trang bị điện truyền động chính.
3.1.1. Đặc điểm truyền động và TBĐ của truyền động chính.
3.1.2. Sơ đồ nguyên lý mạch lực động cơ truyền động chính.
§ 3-2: trang bị điện truyền động hệ thống dao cắt
3.2.1. Những yêu cầu trang bị điện hệ thống dao cắt.
3.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch lực động cơ dao cắt (Sliter)
§ 3-3: trang bị điện – động cơ truyền động trục đấm lõi ).
3.3.1. Khái niệm và yêu cầu của động cơ trục đấm lõi .
3.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch lực động cơ trục đấm lõi .
§ 3-4: TBĐ các động cơ truyền động phụ, động cơ trục đón giấy
3.4.1. Đặc điểm về các truyền động phụ.
3.4.2. Sơ đồ mạch lực của các động cơ truyền động phụ.
3.4.3. Trang bị điện của động cơ trục đón giấy.
Chương 4:
§ 4–1: tìm hiểu về PLC Alen – Bradley.
4.1.1. Khái niệm về PLC.
4.1.2. Cấu trúc của PLC.
4.1.3. Phương pháp lập trình.
4.1.4. Ngôn ngữ lập trình.
§ 4–2: phân tích - thuyết minh sơ đồ PLC.
4.2.1. Sơ đồ tổng thể bộ PLC của Allen – Bradley.
4.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển vào, ra của phần
4.2.3. Lưu đồ chung hệ thống điều khiển
 
Trang
 
4.2.4. Thuyết minh sơ đồ điều khiển PLC cuộn lại.
§ 4–3: phân tích - thuyết minh sơ đồ PLC slitter.
4.3.1. Sơ đồ mạch điều khiển vào, ra PLC bộ phận SLITER.
4.3.2. Lưu đồ tác động điều khiển SLIFTER.
4.3.3. Thuyết minh sơ đồ điều khiển PLC SLITER.
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c quay băng tải. Kết thúc việc kiểm tra ấn nút (Therading off).
Kiểm tra hoạt động của lô đè giấy: Tuỳ theo vị trí hiện tại của lô đè mà người vận hành có thể ấn nút (Rider ) để lô đè đi xuống hay ấn nút (Rider ) cho lô đè đi lên, khoảng dịch chuyển của lô đè được giới hạn bằng hai sensor giới hạn đặt ở phía trên và phía dưới hành trình. Khi lô đẽ tịnh tiến người vận hành phải quan sát xem lô có chuyển động đều , cân hay không. Chú ý trước khi kiểm tra cơ cấu khác nên để lô đè ở vị trí trên cùng và được giữ bằng 2 móc an toàn chắc chắn.
Kiểm tra hoạt động của cơ cấu móc an toàn: Khi lô đè đi lên đến vị trí có móc an toàn thì lúc này móc đã được nâng lên cho lô đè đi qua. Lô đè tiếp tục đi lên đến Sensor giới hạn trên của chuyển động lô đè, có tín hiệu cấp khí vào xy lanh của cơ cấu móc an toàn hai móc sẽ đi xuống, đồng thời có tín hiệu tác động giảm áp lực khí cấp vào 2 xy lanh nâng hạ lô đè, lô sẽ chuyển động đi xuống nhờ trọng lượng của lô và tỳ lên đầu đỡ của móc an toàn. Khi hạ lô đè người vận hành ấn nút (Rider ) khí được cấp vào xy lanh nâng lô đè chuyển động đi lên đến Sensor giới hạn trên, cùng lúc đó khí cũng được cấp vao xy lanh nâng móc an toàn đi lên. Lô đè chuyển động đi xuống , khi đã qua cơ cấu móc an toàn thì móc vẫn giữ nguyên trạng thái đi lên mà không tự hạ xuống. Khoảng dịch chuyển của móc an toàn cũng được giới hạn bởi một Sensor và điểm cuối của xy lanh khi hạ móc.
Kiểm tra hoạt động của cơ cấu đẩy giấy : Cơ cấu đẩy giấy chỉ có thể hoạt động được khi lô đè ở vị trí trên cùng và cơ cấu đấm lõi nằm ở vị trí giới hạn dưới (Đây là một điều kiện an toàn của máy). Khi hoạt động người vận hành chỉ chuyển công tắc (Ejection) sang vị trí (Down) thì cơ cấu sẽ chuyển động theo chiều đẩy cuộn giấy , cơ cấu chuyển động theo chiều ngược lại nếu như ta gạt công tắc sang vị trí (Up). Khoảng chạy của cơ cấu cũng được giới hạn bằng 2 Sensor đặt ở đầu và cuối góc quay. Tốc độ quay của cơ cấu chậm và không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động, cơ cấu phải dừng chính sác ở vị trí Sensor tác động .
Kiểm tra hoạt động của bàn đỡ giấy: Bàn đỡ giấy sẽ chuyển động lên vị trí đứng nếu ta ấn vào nút (Cradle ), bàn chuyển động theo chiều ngược lại khi ta ấn nút (Cradle ). Hành trình của bàn cũng được giới hạn bởi 2 Sensor đặt ở 2 vị trí đầu và cuối góc quay của tay đỡ bàn, vị trí dừng của bàn cũng phải chính sác cùng lúc với tín hiệu của Sensor tác động, tốc độ quay chậm đều và không đổi.
Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu đấm lõi: Vận hành ra vào của cơ cấu đấm lõi được thực hiện ở 2 chế độ.
+ Chế độ vận hành riêng từng cụm , người vận hành chỉ việc ấn nút (Core chuck ) của cụm nào thì trục đấm lõi của cụm ấy sẽ tịnh tiến vào và trục sẽ tịnh tiến ra khi ấn vào nút (Core chuck )
+ Chế độ vận hành chung cho cả 2 cụm , người vận hành thao tác ấn nút
(Core chuck ) thì cả 2 trục đấm lõi của cả 2 cụm sẽ cùng tịnh tiến vào và khi ấn vào nút (Core chuck ) 2 trục đấm lõi cùng tịnh tiến đi ra
Để vận hành cụm đấm lõi lên hay xuống chỉ có một chế độ riêng cho từng cụm , khi ấn vào nút (Core chuck ) của cụm nào thì cả cụm đấm lõi tương ứng với nó sẽ đi lên và ngược lại ấn vào nút (Core chuck ) cả cụm sẽ đi xuống. Tốc độ ra vào, lên xuống ổn định không thay đổi và phụ thuộc vào tốc độ động cơ và áp lực khí đưa vào xy lanh nâng hạ cụm đấm lõi
Kiểm tra bộ phận dao cắt: 6 cụm dao đế được vận hành quay khi ấn nút (Slitting on) và dừng khi ấn nút (Slitting off) , tốc độ của dao đế được dặt luôn luôn cao hơn tốc độ của lô trống , khi tăng tốc độ lô trống thì tốc độ dao đế cũng tự động tăng tỷ lệ theo. 6 cụm dao bay được chia ra vận hành theo 2 phần riêng biệt . Dao bay số 1 và số 6 vận hành cùng một công tắc (Trim Slitter), 4 dao bay còn lại (2,3,4,5) cùng vận hành chung một công tắc (2-5 Slitter). Công tắc của Slitter có 3 vị trí ( off- 1st- 2nd ) 1st là vị trí đưa dao bay vào theo phương hướng tâm dao đế (Độ sâu của 2 đỉnh lưỡi dao là 1mm) ; 2nd là vị trí đưa dao bay tiếp xúc với dao đế theo phương dọc trục dao đế (áp lực ép do người vận hành đặt). Khi kiểm tra người vận hành phải chú ý đến sự chính sác , sự đồng bộ hoạt động của các dao cắt và đặc biệt là lực ép dao phải phù hợp với chủng loại giấy cắt thường là 1kg/cm2 ứng với lực cắt của dao là 4 kg/cm2 nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm .
Kiểm tra hoạt động của hệ phanh động lực : Thực hiện việc kiểm tra phanh rất đơn giản chỉ việc bật các công tắc của 6 cụm phanh sang vị trí (On) và mở van cấp khí vào hệ thống phanh áp lực phanh sẽ thể hiện trên đồng hồ áp lực gắn trên Panel điều khiển . Tuy nhiên khi kiểm tra người vận hành chỉ quan sát được phanh có hoạt động tốt hay không còn việc điều khiển áp lực phanh sẽ được thực hiện tự động thông qua hệ thống điều khiển sức căng lấy tín hiệu từ bộ cảm biến sức căng (Load cell) đưa về
Kiểm tra hoạt động của bơm dầu thuỷ lực và hoạt động của các thiết bị liên quan bằng cách ấn vào các nút, công tắc vận hành được đặt trên Panel điều khiển như: (Oil pump-on), (Oil pump-off) cho việc đóng, ngắt bơm dầu và (Trim pulper Remote-local)(on-off),(Trim pulper pump Remote-local) (on-off) cho việc đóng ngắt thuỷ lực và bơm thuỷ lực đánh lề biên
Kiểm tra hệ thống an toàn: Máy cuộn lại được thiết kế có 3 Sensor soi kiểm tra an toàn . Một Sensor là loại (Sensor kép) được đặt ở phía trước máy khi có giấy đi qua Sensor tác động thì máy mới có thể vận hành ở chế độ chạy nhanh được, còn nếu Sensor không tác động thì máy chỉ có thể vận hành ở chế độ chạy chậm ; Hai Sensor còn lại là loại (Sensor đơn) được bố trỉ đặt ở vị trí sau Rear drum roll hai Sensor này luôn luôn soi thẳng vào nhau, khi có vật gì chắn giữa hai Sensor thì chúng sẽ tác động không cho máy chạy ở chế độtốc độ cao. Người vận hành có thể dùng một biện pháp nào đó để kiểm tra an toàn theo nguyên lý trên
Bước 2 : Bắt giấy
Quá trình bắt giấy được tiến hành bằng tay. Trước khi bắt giấy vào máy người vận hành cần tiến hành tuần tự các động tác sau :
+ Đặt cuộn giấy tở lên giá đỡ cuộn giấy bằng cách dùng dàn cẩu 15 tấn cẩu cuộn giấy từ dàn đỡ cuộn giấy đầu máy đặt lên hai giá đỡ cuộn của máy , chú ý khi hạ phải chậm chính sác tránh va trạm vì cuộn giấy tở rất nặng (10tấn). Sau khi đặt xong có thể điều chỉnh sơ bộ độ song song, độ ra vào của cuộn giấy phù hợp với vị trí cần thiết bằng cách quay vít me điều chỉnh cuộn ở giá đỡ cuộn giấy di động, sau đó gạt li hợp nối trục lõi của cuộn tở với cụm phanh động lực bằng công tắc (việc đóng mở li hợp phanh được thực hiện bằng khí động lực)
+ Bật công tắc nguồn cấp điện cho toàn bộ máy ấn nút (Power on) , báo hiệu cho máy sẵn sàng hoạt động là đèn (Ready) sáng; vận hành bơm dầu hạ bàn đỡ xuống vị trí nằm ngang; mở khí điều khiển vận hành đưa lô đè lên vị trí t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status