Giao thức truyền dẫn và báo hiệu trong GPRS - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Giao thức truyền dẫn và báo hiệu trong GPRS



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG GPRS 1
1.1 Giới thiệu về dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS 1
1.2 Các dịch vụ của GPRS 2
1.3 Các tính năng mới trong GPRS 3
1.4 Các chức năng chính của GPRS 3
1.4.1 Các chức năng điều khiển truy cập mạng 3
1.4.2 Các chức năng điều khiển và định tuyến gói 3
1.4.3 Quản lý di động 4
1.4.4 Quản lý tuyến logic 4
1.4.5 Quản lý tài nguyên vô tuyến 4
1.4.6 Quản lý mạng 5
1.4.7 Một số ứng dụng của GPRP 5
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC MẠNG GPRS 6
2.1 Cấu trúc tổng thể của mạng GPRS 6
2.2 Các thành phần trong mạng GPRS 7
2.2.1 Thiết bị di động MS (Mobile Station) 8
2.2.2 Nút cổng giao tiếp hỗ trợ GPRS- GGSN 8
2.2.3 Nút dịch vụ hỗ trợ GPRS- SGSN 9
2.2.4 Phân hệ trạm gốc BSS 10
2.2.5 Bộ định vị thường trú HLR 11
CHƯƠNG III: GIAO DIỆN VÔ TUYẾN 13
3.1 Kênh điều khiển chung PCCCH (Packet Common Control Channel) 13
3.2 Kênh điều khiển quảng bá PBCCH (Packet Broadcast Control Channel) 13
3.3 Kênh lưu lượng, Kênh lưu lượng dữ liệu gói PDTCH (Packet Data Traffic Channel) 13
3.4 Các kênh điều khiển riêng 14
CHƯƠNG IV: GIAO THỨC TRUYỀN DẪN VÀ BÁO HIỆU TRONG GPRS 15
4.1 Giao thức thiết lập kênh truyền dẫn GPRS (GTP) 15
4.1.1 Tổng quan 15
4.1.2 Mặt phẳng báo hiệu 16
4.1.3 Mặt phẳng truyền dẫn 20
4.1.4 Giao thức IP sử dụng trong GTP 22
4.2 Giao thức hội tụ phụ thuộc mạng con SNDCP (Subnetwork Dependent Convergenc Protocol) 23
4.2.1 Tổng quan 23
4.2.2. Các dịch vụ nguyên thuỷ 24
4.2.3 Các chức năng dịch vụ 24
4.2.4 Các chức năng giao thức 26
4.2.5 Các định dạng SNDCP 34
CHƯƠNG V: TRUYỀN DỮ LIỆU TRÊN MẠNG GPRS 36
5.1 Các trạng thái của quá trình quản lý di động 36
5.2 Chuyển đổi trạng thái 37
5.3 Quan hệ giữa SGSN và MSC/VLR 38
5.4 Chức năng kết nối mạng (Attach) 39
5.5 Chức năng rời mạng 40
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ông được sử dụng cả Domain của VPLMN.
Tên điểm truy cập VPN: Là một nhãn phù hợp với các chuẩn về DSN nhằm mô tả điểm dịch vụ của các mạng dữ liệu gói.
Các chức năng mới trong HLR:
Chèn xen dữ liệu về các thuê bao.
Xoá các dữ liệu về các thuê bao.
Gửi thông tin định tuyến cho SMS.
Báo cáo tình trạng truyền SM.
Gửi thông tin định tuyến cho GPRS.
Báo cáo lỗi.
Chương III: Giao diện vô tuyến
Các kênh logic dữ liệu gói được xắp xếp vào các kênh vật lý dành cho dữ liệu gói. Kênh vật lý dành cho dữ liệu gói được gọi là kênh dữ liệu gói (PDH).
3.1 Kênh điều khiển chung PCCCH (Packet Common Control Channel)
PCCCH gồm các kênh logic dùng báo hiệu điều khiển chung dữ liệu gói.
Kênh điều khiển truy cập ngẫu nhiên PRACH (Packet Random Access Channel) được sử dụng ở hướng lên. MS sử dụng PRACH để khởi đầu quá trình truyền dữ liệu hay thông tin báo hiệu. Kênh PRACH được xắp xếp vào cụm kênh truy cập AB.
Kênh nhắn tin PPCH (Packet Paging Channel) được sử dụng ở hướng xuống. PPCH sử dụng các nhóm tìm gọi một MS trước khi truyền gói theo hướng xuống. PPCH sử dụng các nhóm tìm gọi để cho phép sử dụng chế độ DRX. PPCH có thể được sử dụng cho tìm gọi trong cả dịch vụ chuyển mạch gói lẫn chuyển mạch kênh. Tìm gọi cho dịch vụ chuyển mạch kênh trên PPCH được ứng dụng cho các MS lớp A và B trong chế độ vận hành mạng I.
Kênh cho phép truy cập PAGCH (Packet Access Grant Channel) được sử dụng ở hướng xuống. PAGCH chỉ sử dụng trong giai đoạn thiết lập kênh truyền gói để thông báo kênh được chỉ định cho một MS trước khi truyền gói.
Kênh thông báo PNCH (Packet Notification Channel): được sử dụng ở hướng xuống. PNCH được sử dụng để gửi một thông báo quảng bá điểm-đa điểm (Point-to-Multi Point Multicast) đến một nhóm trước khi truyền gói PTM-M. Chế độ DRX giám sát PNCH. Hơn nữa, một chỉ thị bản tin PTM-M mới có thể được gửi trên các kênh tìm gọi riêng rẽ với mục đích thông báo cho các MS quan tâm đến PTM-M khi các MS này lắng nghe PNCH.
3.2 Kênh điều khiển quảng bá PBCCH (Packet Broadcast Control Channel)
Chỉ có ở hướng xuống, PBCCH quảng bá thông tin hệ thống. Nếu PBCCH không được cấp phát thì thông tin hệ thống cho dữ liệu gói sẽ được quảng bá trên BCCH.
3.3 Kênh lưu lượng, Kênh lưu lượng dữ liệu gói PDTCH (Packet Data Traffic Channel)
PDTCH là kênh được cấp phát cho truyền dữ liệu. Được dành riêng tạm thời cho một hay một nhóm MS trong trường hợp PTM-M. Nếu sử dụng nhiều khe thời gian một MS có thể sử dụng nhiều kênh PDTCH song song để truyền gói riêng rẽ. Tất cả các kênh lưu lượng gói đều là kênh song hướng (uplink-PTDCH/U, downlink-PTDCH/D).
3.4 Các kênh điều khiển riêng
Kênh điều khiển liên kết PACCH (Packet Associated Control Channel): PACCH truyền thông tin báo hiệu tới một MS đã xác định. Thông tin báo hiệu bao gồm thông tin điều khiển công suất và thông tin trả lời. PACCH cũng mang các bản tin chỉ định, chỉ định lại kênh truyền bao gồm: chỉ định dung lượng các kênh PTDCH và việc chiếm kênh PACCH. PACCH chia sẻ tài nguyên với các kênh PTDCH, đó là quá trình chỉ định hiện tại cho một MS. Hơn nữa, MS đang chỉ sử dụng dịch vụ chuyển mạch gói thì có thể tìm gọi các dịch vụ chuyển mạch kênh trên PACCH.
Kênh điều khiển sớm định thời, hướng lên PTCCH/U (Packet Timing Advance Channel/ Uplink) để truyền các cụm truy nhập ngẫu nhiên để cho phép đánh giá sự sớm định thời của một MS trong chế độ truyền gói.
Kênh điều khiển sự sớm định thời, hướng xuống PTCCH/D (Packet Timing Advance Channel/ Downlink) để truyền các quá trình cập nhật thông tin sớm định thời tới nhiều MS. Một kênh PTCCH/D được sử dụng với nhiều PTCCH/U.
Chương IV: Giao thức truyền dẫn và báo hiệu trong GPRS
Cấu trúc thông tin dữ liệu gắn liền với nguyên tắc phân chia lớp giao thức và phân biệt giữa mặt phẳng báo hiệu và truyền dẫn. Mặt phẳng báo hiệu chứa các giao thức điều khiển và hỗ trợ việc truyền thông tin người dùng. Các chức năng có liên quan đến GPRS bao gồm: điều khiển kết nối, định tuyến và quản lý di động. Mặt phẳng truyền dẫn gồm có các giao thức dùng cho truyền thông tun người dùng và các thủ tục kèm theo như điều khiển luồng, phát hiện và khôi phục lỗi.
Hình 4.1 sau giới thiệu mặt phẳng truyền dẫn tới 3 lớp theo mô hình tham khảo OSI:
Um
Gb
Gn
Gi
Application
IP/X25
SNDCP
LLC
RLC
MAC
GSM RF
Relay
RLC BSSGTP
MS
BSS
SGSN
GGSN
Network
Service
MAC
GSM RF
L1-bis
Relay
SNDCP
GTP
UDP/TCP
LLC
BSSGP
IP
L2
L1
Network
Service
L1-bis
IP/X25
GTP
UDP/TCP
IP
L2
L1
Hình 4.1. Mặt phẳng truyền dẫn GPRS.
4.1 Giao thức thiết lập kênh truyền dẫn GPRS (GTP)
4.1.1 Tổng quan
GTP là giao thức cho các nút GSN trong mạng đường trục GPRS. Giao thức này gồm các thủ tục về báo hiệu và truyền dữ liệu GTP. GTP định nghĩa giao diện Gn giữa các GSN trong cùng một mạng PLMN và giao diện GP giữa các GSN của các mạng PLMN khác nhau.
GTP được sử dụng cho việc truyền các gói dữ liệu của nhiều giao thức (X25,TCP/IP) trên mạng đường trục giữa các GSN. Trong mặt phẳng báo hiệu, GTP mô tả giao thức điều khiển và quản lý một tuyến truyền dẫn. Tuyến này cho phép các SGSN tạo quyền truy cập mạng GPRS cho một MS. Báo hiệu được dùng cho tạo, thay đổi và xoá bỏ kênh truyền. Trong mặt phẳng truyền dẫn GTP sử dụng một cơ chế thiết lập kênh truyền để cung cấp dịch vụ truyền dẫn dữ liệu gói của người dùng. Khả năng lựa chọn tuyến phụ thuộc vào dữ liệu của người dùng có cần một liên kết tin cậy hay không. Giao thức GTP chỉ được thực hiện giữa các SGSN và GGSN và là mối quan hệ nhiều-nhiều.
4.1.2 Mặt phẳng báo hiệu
Mặt phẳng báo hiệu có quan hệ với các chức năng quản lý di động của GPRS như kết nối với mạng GPRS, cập nhật vùng định tuyến GPRS, thiết lập các bối cảnh PDP. Báo hiệu giữa các GSN thực hiện bằng giao thức GTP.
GTP
Path Protocol
GTP
Path Protocol
GSN
GSN
Gn,Gp
Hình 4.2. Chồng giao thức mặt phẳng báo hiệu.
4.1.2.1 Tiêu đề khung GTP trong báo hiệu
octet
8
7
6
5
4
3
2
1
1
Version
PT
1
1
1
SNN
2
Message Type
3-4
Length
5-6
Sequence Number
7-8
Flow Label
9
SNDCP-PDU LLC Number
10
1
1
1
1
1
1
1
1
11
1
1
1
1
1
1
1
1
12
1
1
1
1
1
1
1
1
13-20
TID
Bảng 4.3. Tiêu đề khung GTP
Luồng báo hiệu GTP được liên kết logic với các kênh GTP nhưng lại tách rời với các GTP này. Với mỗi cặp GSN-GSN thì có một hay nhiều tuyến truyền. Trên mỗi tuyến này lại có nhiều kênh truyền. Một tuyến truyền được duy trì bằng các bản tin trả lời, do đó phát hiện được lỗi trong kết nối giữa GSN.
SNN: được thiết lập bằng “0”.
Message Type: Thiết lập giá trị duy nhất cho từng kiểu bản tin báo hiệu.
Length: Chiều dài bản tin, không kể phần tiêu đề.
SNDCP N-PDU: Không được sử dụng cho bản tin báo hiệu. Phía phát đặt bằng “255” còn phái thu bỏ qua.
Sequence Number: Tạo ra sự hợp lệ về số thứ tự cho một kênh hay một tuyến. Trong tập hợp liên tục các số thứ tự 0-65535 nếu số nào được sử dụng sẽ xác định rõ một bản tin yêu cầu báo hiệu gửi trên tuyến hay truyền trên kênh. Trong bản tin trả lời, báo hiệu SN sẽ được sao chép từ bản tin yêu cầu báo hiệu mà GSN yêu cầu.
TID=”1”. Dùng để chỉ ra các bối cảnh PDP tro...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status