Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. 4
Khái niệm về rau và các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 4
1.1.1. Một số khái niệm về rau 4
1.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 6
1.2. Khái niệm chất lượng và các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 16
1.2.1. Khái niệm chất lượng rau 16
1.2.2 . Các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 17
1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong đánh giá, giám sát và công nhận chất lượng rau 26
1.4. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội 28
1.4.1. Hiện trạng sản xuất rau, RAT thành phố Hà Nội 28
1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội 29
1.4.3. Hiện trạng liên kết tổ chức và giám sát RAT ở Hà Nội 31
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu thí điểm - xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội 34
1.5.1. Điều kiện tự nhiên 34
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
1.6. Khái quát về dự án và quy trình kiểm soát đánh giá chất lượng áp dụng trong dự án 36
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 39
2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 39
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa 39
2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 39
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau dự án 43
3.1.1. Đánh giá điều kiện sản xuất của dự án 43
3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng 52
3.1.3. Đánh giá việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn và cơ chế giám sát thực hiện. 60
3.1.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án 63
3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội. 70
3.2.1. Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 72
3.2.2. Khó khăn trong quá trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 73
3.2.3. Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân 78
3.3. Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 90

Còn 40% lượng rau từ các địa phương khác cung ứng (chủ yếu là 5 tỉnh: Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc). Toàn thành phố có 22
mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ với tổng diện tích 90 ha; trong đó một số
mô hình đạt hiệu quả cao và đang phát triển tốt như: mô hình tại xã Vân Nội
(Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì), xã Giang Biên (Long Biên) [21].
Hiệu quả sản xuất rau từng bước được cải thiện. Giá trị thu được bình
quân từ sản xuất rau theo quy trình sản xuất RAT đạt 200 - 250 triệu
đồng/ha/năm, lãi trung bình 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Một số vùng được
đầu tư hạ tầng khép kín và ứng dụng khoa học kỹ thuật, mức lãi đạt cao hơn
từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm; cá biệt một số ít diện tích sản xuất rau ăn lá
ngắn ngày và rau cao cấp đạt mức lãi 300 – 350 triệu đồng/ha/năm (xã Lĩnh
Nam, xã Vân Nội) [21].
1.3.2. 1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội
(1) a. Hệ thống chợ bán buôn rau (chợ đêm):
Sau năm 2005, hệ thống chợ bán buôn rau đêm được quy hoạch là
những chợ đầu mối gồm 6 chợ: Dịch Vọng, Long Biên, Đền Lừ, Ngã Tư Sở,
Hải Bối. Hoạt động buôn bán rau ở các chợ này thường diễn ra từ 2h đến 6h
sáng hàng ngày ([LV AnHoàng Bằng An, 2009 [1]]).
Hầu như toàn bộ rau được bán ở các chợ bán buôn là rau thường. Rau
an toàn và rau hữu cơ hầu như không có mặt trong các chợ bán buôn rau.
b. (2) Hệ thống chợ bán lẻ rau xanh (chợ ngày)
Chợ bán lẻ rau xanh chủ yếu là chợ nhỏ và chợ tạm, phân bố ở các khu
vực dân cưu. Các chợ tạm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của người
dân. Hoạt động của chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của
đời sống kinh tế và xã hội. Hà Nội đang cố gắng loại bỏ hay kiểm soát các
chợ tạm, chợ cóc nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và cảnh quan
đô thị và đặc biệt là vệ sinh anh toàn thực phẩm ([LV AnHoàng Bằng An,
2009 [1]]).
Phần lớn người bán lẻ mua rau từ những chợ đêm (do giảm được thời
gian và chi phí vận chuyển), một số ít có người cung cấp rau đến tận nơi để
bán. .
c. (3) Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng
Đây là hệ thống phân phối mới, hiện đại và có những ưu điểm nhất
định. Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ ngày
càng phát triển. Hệ thống này có tác động lớn đến các kênh cung cấp thực
phẩm an toàn. . Hiện nay Hà Nội chưa có quy hoạch cụ thể hệ thống trung
tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng. Nhưng do yêu cầu của cuộc sống, hệ
thống này vẫn xuất hiện ở khắp các quận huyện và đa phần được phát triển tự
phát bởi các thành phần kinh tế khác nhau: Nhà nước, liên doanh, tập thể, tư
nhân, . Điah bàn tập trung nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng
rau là các quận nội thành. Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã
ban hành Quyết định số 142/2002/QĐ-UB ngày 31/10/2002 về quy chuẩn
quản lý Siêu thị và Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện nay, trong hệ thống siêu thị ở Hà Nội có nhiều siêu thị kinh doanh
cả rau. Các loại rau kinh doanh trong các siêu thị thường được niêm yết là rau
an toàn. Tuy có khá nhiều cửa hàng và siêu thị kinh doanh rau, nhưng số cửa
hàng và siêu thị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn chưa nhiều.
Hai siêu thị lớn nhất Hà Nội và có lượng tiêu thụ rau lớn nhất là ### lại chưa
có giấy chứng nhận kinh doanh RAT [báo]
Trong các siêu thị, diện tích dành cho bán rau rất nhỏ so với tổng diện
tích bán hàng của siêu thị. Chủng loại rau chưa thật phong phú và rau thường
không được tươi.
Khách hàng thường xuyên là những người có thu nhập khá trở lên,
những người quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các nhà
hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể. Thực tế, số lượng khách hàng mua rau
trong các siêu thị, cửa hàng chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với khách hàng mua ở
chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm. Thời gian mua hàng cũng tập trung chủ
yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần (Hoàng Bằng An, 2009 [1]).[luận văn An].
d. (4) Người bán rong rau xanh
Hoạt động bán rong trên đường phố có từ lâu đời và là hoạt động khá
phổ biến ở Hà Nội. Hà Nội chưa có một thống kê đầy đủ về lực lượng lao
động tham gia vào hoạt động này. . Gần đây, số người bán rau rong đang có
xu hướng tăng lên. Một thống kê cho biết trước tháng 6 năm 2004 Hà Nội có
khoảng 1.532 người bán rong rau và con số này tăng lên 2.101 sau tháng 6
năm 2004 [Nguyễn Thị Tân Lộc, Paule Moustier, Hồ Thanh Sơn, Hoàng
Bằng An, Phan Sỹ Thành, Hồ Quốc Khánh, Lưu Tất Thắng (2006), “ Hoạt
động bán rong rau quả ở Hà Nội và một số đề xuất biện pháp quản lý”. Tạp
chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 98 kỳ 2, tháng 12 năm 2006].
Phần lớn người bán rong rau ở Hà Nội là người ngoại tỉnh, phương tiện chủ
yếu là xe đạp thồ hay gánh bộ. Mua bán diễn ra ngay trên đường phố hoặc
tận cửa nhà người tiêu dùng, giá cả và chất lượng rau được đánh giá là tương
đương với các loại rau bán trong chợ. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những
người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiên, những người bán rong cũng gây những
khó khăn xã hội nhất định, xuất phát từ việc mua bán ngay trên đường ảnh
hưởng tới giao thông, vệ sinh môi trường và gây mất mỹ quan thành phố, và
gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.


c7qO9RNxpA6XW8C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status