Đặc tính địa kỹ thuật và giải pháp gia cố nền đất Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Khóa luận Đặc tính địa kỹ thuật và giải pháp gia cố nền đất Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội



Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1- Đặc điểm địa lý tự nhiên-kinh tế nhân văn khu vực Hà nội 3
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 3
1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu. 3
1.1.2. Địa hình. 3
a. Dạng địa hình trong đê. 3
b. Dạng địa hình ngoài đê. 4
1.1.3 . Khí hậu thuỷ văn. 4
1.2. Đặc điểm kinh tế - nhân văn. 6
1.2.1. Dân cư: 6
1.2.2 Kinh tế. 6
1.2.3 Văn hoá- Giáo dục. 6
1.2.4. Hệ thống giao thông vận tải 6
Chương 2- Đặc điểm cấu trúc địa chất 7
2.1. Đặc điểm trầm tích đệ tứ khu vực hà nội: 7
2.1.1.Thống Pleistocen dưới 7
2.1.2. Thống Pleistocen giữa. 8
a. Kiểu mặt cắt vùng lé: 8
b. Kiểu mặt cắt vùng bị phủ 8
2.1.3. Thống Pleistocen trên: 8
2.1.4. Thống Holocen dưới giữa. 9
a. Phụ tầng dưới (lbQIV1-2hh1) 9
b. Phụ tầng giữa (lmQ1-2IVhh2) 10
c. Phụ tầng trên (b Q1-2IVhh3) 10
2.1.5. Thống Holocen trên. 10
a. Phụ tầng dưới (aQ3IVtb1) 10
b. Phụ tầng trên (aQIV1-2tb2) 11
2.2. Đặc điểm tân kiến tạo 11
2.2.1. Đặc điểm kiến tạo . 11
2.2.2. Đặc điểm tân kiến tạo 12
Chương 3- Đặc điểm địa chất thuỷ văn. 13
3.1. Tầng chứa nước Holocen 13
3.2. Tầng chứa nước Pleistocen trên. 14
3.3. Tầng chứa nước Pleistocen. 14
3.4. Phức hệ chứa nước Neogen. 15
Chương 4- Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình 16
4.1. Hiện tượng xói lở bờ sông. 16
4.2. Hiện tượng lầy úng. 16
4.3. Hiện tượng cát chảy. 16
4.4. Hiện tượng lún không đều. 16
4.5. Hiện tượng động đất. 17
4.6. Hiện tượng lún do hạ mực nước ngầm. 17
4.7. Hiện tượng ma sát âm . 18
Chương 5¬- Các phương pháp nghiên cứu 19
5. 1. Các phương pháp nghiên cứu hiện trường 19
5. 1.1 Phương pháp khoan thăm dò 19
5.1.2. Công tác lấy mẫu 19
5.1.3. Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT. 20
5. 2. Các phương pháp thí nghiệm trong phòng 21
5. 2. 1. Phương pháp phân tích thành phần độ hạt 21
a. Phương pháp rây 21
b. Phương pháp tỷ trọng kế 22
5. 2. 2. Phương pháp xác định khối lượng thể tích. 23
5. 2. 3. Phương pháp xác định khối lượng riêng 23
5. 2. 4. Phương pháp xác định độ Èm tự nhiên. 24
5. 2. 5. Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo 25
5. 2. 6. Phương pháp xác định tính nén lún bằng máy nén một trục 26
a. Nguyên lý: 26
b. Thí nghiệm: 26
c. Tính toán kết quả thí nghiệm 26
5. 2. 7. Phương pháp xác định sức chống cắt. 28
a. Nguyên lý: 28
b. Thí nghiệm: 28
c. Tính toán kết quả 29
Chương 6- Đặc tính địa địa kỹ thuật nền đất khu vực xây dựng công trình 31
6.1. Khối lượng khảo sát nghiên cứu giai đoạn khả thi. 31
6.2. Đặc điểm địa hình. 32
6.3. Đặc tính địa kỹ thuật đất nền. 32
6.4. nhận xét chung 37
Chương 7.- Các Giải pháp gia cố nền đất 38
7.1. giải pháp gia cố nền đất bằng cọc cát 38
7.1.1. Đặc điểm và tính ưu việt của cọc cát 38
7.1.2. Xác định độ lún, sức chịu tải của nền khi nền chưa được nén chặt 39
7.1.2.1. Xác định sức chịu tải của nền 39
7.1.2.2. Xác định độ lún Error! Bookmark not defined.
7.1.3. Tính toán và thiết kế cọc cát 40
7.1.3.1. Xác định hệ số rỗng ec của đất sau khi được nén chặt bằng cọc cát. 40
7.1.3.2. Xác định trọng lượng thể tích của đất nén chặt 41
7.1.3.3. Xác định khoảng cách giữa các cọc và bố trí cọc cát 41
7.1.3.4. Xác định diện tích nền được nén chặt và tổng số cọc cát cần dùng: 42
7.1.3.5. Trọng lượng cát cần thiết trên một mét chiều dài của cọc 45
7.1.3.6. Xác định chiều sâu nén chặt của cọc cát 46
7.1.3.7. Xác định sức chịu tải của nền đất sau khi nén chặt bằng cọc cát 46
7.1.3.8 . Kiểm nghiệm độ lún của nền đất sau khi nén chặt bằng cọc cát 47
7.1.3.9. Nhận xét 48
7.2. Giải pháp gia cố nền đất bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước 48
7.2.1. Khái niệm về giải pháp gia cố nền đất bằng bấc thấm 48
7.2.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp 49
7.2.3. Tính toán và thiết kế bấc thấm 52
7.2.3.1. Chọn loại bấc thấm 52
7.2.3.2. Thiết kế líp đệm cát 54
7.2.3.3. Sơ đồ bố trí 54
7.2.3.4.Tính toán độ cố kết 55
7.2.3.5Tính toán độ cố kết 58
7.2.3.6. Xác định chiều cao đất đắp giai đoạn II 59
7.2.3.7. Độ lún của nền đất 60
7.2.4 . Nhận xét chung 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iện đại, bền vững.
Chương 5
Các phương pháp nghiên cứu
Dự án trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng là một dự án lớn của Tổng công ty đường sông miền Bắc. Vì vậy mọi yêu cầu về công tác khảo sát, thí nghiệm do chủ đầu tư quyết định với Tư vấn là Công ty tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ. Trên thực tế ở hai giai đoạn nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đã tiến hành nghiên cứu địa chất công trình bằng các phương pháp sau.
5. 1. Các phương pháp nghiên cứu hiện trường
5. 1.1. Phương pháp khoan thăm dò
Công tác khoan thăm dò được tiến hành tại hiện trường bằng thiết bị khoan xoay do Trung Quốc sản xuất với các đặc tính kỹ thuật sau:
- Đường kính hố khoan 110mm
- Tốc độ quay 60-600 vòng / phót
- Đường kính ống chống 110mm
- Động cơ 20 KW
- Độ khoan sâu tối đa 100m
Máy khoan cấu tạo đơn giản, dễ vận chuyển và có thể khoan được trong đất đá từ rất mềm tới rất cứng.
Thiết bị gồm một giàn khoan, tời máy, bộ công cụ khoan, bơm dung dịch khoan. Trong quá trình khoan có sử dụng dung dịch sét bentonit để chống sập thành lỗ khoan khi cần thiết.
5.1.2. Công tác lấy mẫu
Trong quá trình khoan kết hợp lấy mẫu nguyên trạng (đất hạt mịn) và mẫu không nguyên trạng (đất bở rời)
* Mẫu nguyên trạng: Khoan đến độ sâu thiết kế, làm sạch đáy hố khoan. Sau đó đưa ống lấy mẫu thành mỏng đường kính 110mm, dài 40cm xuống lỗ khoan. Èng lấy mẫu được đưa vào trong đất bằng tạ, sau đó được lấy lên viết phiếu mô tả và bọc kín cẩn thận. Tổng số mẫu lấy được là 115 mẫu. Yêu cầu của mẫu nguyên trạng là giữ nguyên kết cấu, độ Èm tự nhiên, chúng rất cần thiết cho thí nghiệm cắt, nén cố kết và thấm.
* Mẫu không nguyên trạng: Mẫu thu thập khi tiến hành khoan ta chỉ có thể bảo toàn độ Èm tại chỗ, mẫu không nguyên trạng chủ yếu chủ yếu để nhận biết và mô tả đất ngoài hiện trường, thí nghiệm một sè tính chất đất. Khi thu thập mẫu được mô tả, bảo quản, bọc kín bằng nilon. Mẫu không nguyên dạng được lấy bằng ống lấy mẫu bửa đôi khi kết hợp với thí nghiệm SPT. Tổng số mẫu lấy được là 118 mẫu.
5.1.3. Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
Cùng với công tác khoạn, thí nghiệm SPT được tiến hành theo yêu cầu kể từ độ sâu 3m trở đi cứ 2m độ sâu thí nghiệm SPT một lần. Tổng số thí nghiệm SPT là 118 lần.
Nguyên lý chung của phương pháp này là đóng một ống lấy mẫu đã được tiêu chuẩn hoá (đường kính ngoài 50,8 ± 1,3mm, đường kính trong 38,1±1,3mm ) vào trong đất tại các độ sâu đã định sẵn trong các lỗ khoan bằng tạ tiêu chuẩn có khối lượng 63,5kg với chiều cao rơi tự do là 76cm cho ống rơi để ống ngập sâu trong đất 15cm. Búa tiếp tục đập và đếm số nhát búa để ống ngập sâu thêm 30cm, kết quả số lần đập để ống ngập sâu 30cm được xem là giá trị SPT.
Từ trị số SPT ta có thể phân loại đất hạt mịn, đất rời, kết cấu, trạng thái, sức chịu tải nền đất (bảng 5.1 và 5.2)
Bảng 5.1. Phân loại trạng thái đất rời theo giá trị SPT
Tri sè SPT
Kết cấu
0-4
Rất rời
4-10
Rời
10-30
Chặt vừa
30-50
Chặt
>50
Rất chặt
Bảng 5.2. Phân loại trạng thái đất hạt mịn theo giá trị SPT
Trị sè SPT
Trạng thái
Sức kháng nén đơn (KG/cm2)
<2
Chảy
0.26
2-4
Dẻo chảy
0.25-0.5
4-8
Dẻo mềm
0.5-1
8-16
Dẻo cứng
1-2
16-32
Nửa cứng
2-4
>32
Cứng
4
5. 2. Các phương pháp thí nghiệm trong phòng
Các mẫu đất thu thập tại hiện trường được chuyển về phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật -Viện khoa học công nghệ giao thông vận tải, tại đây các mẫu được nghiên cứu bằng các thí nghiệm và được xử lý kết quả theo TCVN 4195-1995 do Bộ Xây Dựng ban hành.
5. 2. 1. Phương pháp phân tích thành phần độ hạt
Thành phần hạt của đất là hàm lượng các nhóm hạt có độ lớn khác nhau, ở trong đất được biểu diễn bằng tỷ lệ % so với khối lượng của mẫu đất khô tuyệt đối. Xác định thành phần hạt là phân chia đất thành từng nhóm các cỡ hạt gần nhau về độ lớn và xác định hàm lượng phần trăm của chúng. Độ hạt của đất được xác định bằng phương pháp rây và tỷ trọng kế.
a. Phương pháp rây
Phương pháp này dùng cho đất có cỡ hạt > 0.074mm trở lên. Cân khối lượng của mẫu đất cần xác định độ hạt được khối lượng (G). Sau đó cho mẫu đất sấy khô ở nhiệt độ 1050 C và trong thời gian khoảng 5h lấy mẫu đất ra cho vào cối sứ và giã bằng chày cao su. Cho mẫu đất qua các rây sè: 2’’, 3/4’’, 3/8’’, N0 4, N010, N0 40 và N0 200. Cân khối lượng hạt còn lại còn lại trên rây đối với từng cỡ rây (Gi) ta được % độ hạt trên rây tính theo công thức.
Trong đó: P - phần trăm độ hạt trên rây
G - khối lưọng mẫu đất
Gi - khối lượng cỡ hạt trên rây.
Đối với cỡ hạt < 0, 074mm ta phải phân tích bằng tỷ trọng kế
b. Phương pháp tỷ trọng kế
Cân khoảng 30g đất dưới rây 2mm. Cho mẫu đất vào bình tam giác có dung tích từ 750 - 1000cm3, dùng tia nước rửa sạch phần đất còn lại trong bát hay trên phễu lọc, cho thêm 1cm3 dung dịch NH4OH nồng độ 25% đậy lại và đun sôi trong thời gian khoảng 1h. Để nguội huyền phù sau đó rót qua rây 0,74mm vào trong ống hình trụ có dung tích 100cm3. Rửa trôi các hạt trên rây 0,74mm. Sau đó dùng chày cao su nghiền nhỏ cho đến khi không còn hạt nhỏ lọt rây nữa. Sau đó đem sấy khô phần còn lại trên rây để xác định hàm lượng của change.
Phần huyền phù trong bình tiến hành phân tích bằng tỷ trọng kế. Khuấy đều dung dịch huyền phù sau 20s thì bắt đầu thả tỷ trọng kế vào và tính thời gian thí nghiệm. Đọc kết quả trên tỷ trọng kế sau 0, 2’, 5’, 15’, 60’, 250’, 1440’. Sau đó lấy tỷ trọng thả vào bình nước cất, khuấy đều lại thả dung dịch huyền phù và lặp lại thí nghiệm dưới 200C thì phải hiệu chỉnh số đọc theo bảng quy định
-Dùng toán đồ Stokes để tính đường kính hạt
Lượng chứa % của các hạt được tính theo công thức:
Trong đó: P - Lượng chứa % cộng dồn các hạt có đường kính nhỏ hơn một đường kính nhất định
C- Lượng chứa % các hạt có đường kính >0,74mm
G- Khối lượng mẫu đất đem phân tích
gs - Trọng lượng riêng của hạt đất
R - Sè đọc cuối cùng của tỷ trọng kế
5. 2. 2. Phương pháp xác định khối lượng thể tích
Khối lượng thể tích của đất Èm (gọi tắt là khối lượng thể tích -g) của đất là khối lượng của một đơn vị thể tích đất có kết cấu và độ Èm tư nhiên, tính bằng g/cm3.
Tùy theo thành phần và trạng thái mà ta sử dụng các phương pháp thí nghiệm nh­ phương pháp dao vòng, bọc sáp hay đo thể tích. Đối với đất dính dễ cắt bằng dao, khi cắt không bị vỡ người ta sử dụng phương pháp dao vòng được tiến hành như sau: Ên nhẹ dao vòng đã biết trước khối lượng và thể tích vào trụ đất theo chiều thẳng đứng cho đến khi dao vòng hoàn toàn đầy đất, sau đó dùng dao cắt gạt phẳng hai mặt của dao vòng, lau sạch đất ngoài dao vòng rồi đem cân ta được khối lượng là g1. Nh­ vậy khối lượng thể tích của đất sẽ là:
Trong đó: g- khối lượng thể tích
g1 - khối lượng đất và dao vòng
g0 - khối lượng dao vòng
Vd - thể tích dao vòng
Với mỗi mẫu th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status